Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) bộ sách mới Cánh diều. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Hoá học 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 5. SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Không khí quanh ta có đặc điểm gì?

  1. Không có hình dạng và thể tích xác định.
  2. Có hình dạng và thể tích xác định.
  3. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
  4. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.

Câu 2. Chất dễ bị nén là:

  1. Chất rắn
  2. Chất khí
  3. Chất lỏng
  4. Cả 3 phương án trên

Câu 3. Không khí quanh ta có đặc điểm gì?

  1. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.
  2. Không có hình dạng và thể tích xác định.
  3. Có hình dạng và thể tích xác định.
  4. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định.

Câu 4. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn?

  1. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định.
  2. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
  3. Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định.
  4. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.

Câu 5. Cho mẫu chất có đặc điểm sau: có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó. Mẫu chất đó đang ở thể nào?

  1. Rắn.
  2. Lỏng.
  3. Khí.
  4. Không xác định được.

Câu 6. Đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng khác nhau?

  1. khối lượng xác định.
  2. Có thể tích xác định.
  3. Không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.
  4. Dễ chảy

Câu 7. Đặc điểm cơ bản nào để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

  1. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên
  2. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu
  3. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo
  4. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra

Câu 8. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  1. đường mía, muối ăn, con dao
  2. con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm
  3. nhôm, muối ăn, đường mía
  4. con dao, đôi đũa, muối ăn

Câu 9. Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây lúa, viên gạch, nước biển, xe đạp. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là:

  1. ngôi nhà, con gà, xe đạp.
  2. con gà, nước biển, xe đạp.
  3. ngôi nhà, viên gạch, xe đạp.
  4. con gà, viên gạch, xe đạp.

Câu 10. Một bình thủy tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít khí oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu?

  1. Nhiều hơn 20 lít
  2. Ít hơn 20 lít
  3. Giữ nguyên 20 lít
  4. Một đáp án khác

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

B

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

C

C

C

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Quá trình thể hiện tính chất hóa học là quá trình nào sau đây?

  1. Hòa tan muối vào nước
  2. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen
  3. Cô cạn nước muối thành đường
  4. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng

Câu 2. Chất nào sau tồn tại ở thể khí ở nhiệt độ phòng?

  1. Than chì
  2. Nước
  3. Sắt
  4. Khí oxygen

Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của chất rắn?

  1. Có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
  2. Có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.
  3. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích không xác định.
  4. Không có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

Câu 4. Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

  1. Chất khí, không màu.
  2. Không mùi, không vị.
  3. Làm đục dung dịch nước vòi trong (dụng địch calcium hydroxide).
  4. Tan rất ít trong nước

Câu 5. Trong 4 đáp án sau đâu là chất?

  1. cây mía
  2. sucrose
  3. con người
  4. cây thốt nốt

Câu 6. Chất nào sau đây ở thể rắn?

  1. Đường
  2. Muối ăn
  3. Đá vôi
  4. Cả ba chất trên

Câu 7. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?

  1. Hoà tan xà phòng vào nước.
  2. Cô cạn nước đường thành đường.
  3. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
  4. Đun nóng nước đá ở thể rắn để chuyến sang nước đá ở thể lỏng.

Câu 8. Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật sống trong các vật thể đã cho là:

  1. vi khuẩn, đôi giày, con cá.
  2. vi khuẩn, con cá, con mèo.
  3. con cá, con mèo, máy bay.
  4. vi khuẩn, con cá, máy bay

Câu 9. Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:

  1. Con chó, xe máy, con người
  2. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối
  3. Con sư tử, đồi núi, cây cối
  4. Cây cam, quả quýt, bánh ngọt

Câu 10. Vật thể nào dưới đây đồng thời nhôm, cao su, nhựa, sắt:

  1. Cái chảo
  2. Xe ô tô
  3. Hộp quà lưu niệm
  4. Găng tay rửa bát

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

B

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

B

C

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trong các quá trình sau, quá trình nào thể hiện sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, thể lỏng sang thể khí, thể lỏng sang thể rắn?

  1. Để nước đá ở nhiệt độ phòng
  2. Để sữa chua vào ngăn đá tủ lạnh
  3. Nước sôi ở 100 độ C
  4. Đun chảy đường làm siro
  5. Sau khi lau nhà, bật quạt một lúc thì nền nhà khô
  6. Làm kem dâu

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu mối liên hệ giữa chất và vật thể.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Quá trình thể hiện sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng: 1, 4

-       Quá trình thể hiện sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí: 3, 5

-       Quá trình thể hiện sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn: 2, 6

2 điểm

2 điểm

2 điểm

 

Câu 2

( 4 điểm)

-       Mọi vật thể đều do chất tạo nên. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất..

-       Một vật thể có thể do nhiều chất tạo nên.

-       Mặt khác, một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

 

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu các đặc trưng của chất rắn, chất lỏng và chất khí?

Câu 2 ( 4 điểm). Kể tên một số vật thể chứa một hoặc đồng thời các chất sau: nhôm, cao su, nhựa, sắt?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Chất rắn: có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định.

- Chất lỏng:

+ Có khối lượng và thể tích xác định, dễ chảy.

+ Không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa.

- Chất khí:

+ Có khối lượng xác định.

+ Không có thể tích và hình dạng xác định.

+ Có thể lan toả theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích của bất kì vật nào chứa nó.

3 điểm

3 điểm

3 điểm

 

Câu 2

( 4 điểm)

- Nhôm: ấm, nồi,…

- Cao su: găng tay, lốp xe,…

- Nhựa: hộp, bàn, ghế,…

- Sắt: khung xe đạp, giá để đồ,…

- Có đồng thời các chất trên: máy bay, xe ô tô, xe máy,…

0.8 điểm

0.8 điểm

0.8 điểm

0.8 điểm

0.8 điểm

 

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

  1. vật thế vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
  2. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
  3. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm nghĩ, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
  4. vật thể vô sinh là vật thế không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.

Câu 2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là

  1. vật thế nhân tạo đẹp hơn vật thế tự nhiên.
  2. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
  3. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
  4. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vặt thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Câu 3. Dãy gồm các chất ở thể rắn ở nhiệt độ phòng là:

  1. Bút chì, nước, thước kẻ
  2. Cục tẩy, quyển sách, thước kẻ
  3. Sữa, nước, cục tẩy
  4. Sữa, thước kẻ, cục tẩy

Câu 4. Chất lỏng có đặc điểm gì khiến cho nó có thể đổ vào các hình dạng khác nhau?

  1. Có hình dạng xác định
  2. Khối lượng không đổi
  3. Hình dạng của vật chứa
  4. Khả năng chảy tự do
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

  1. a) Chì khoe chì nặng hơn đồng.

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.

  1. b) Nước chảy đá mòn.
  2. c) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Câu 2: Nêu hai ví dụ chứng minh chất khí dễ dàng lan toả?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ trên là:

a) Chì, đồng.

b) Nước, đá.

c) Vàng.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

 

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ chứng minh chất khí dễ dàng lan toả:

- Mở lọ nước hoa, mùi hương lan tỏa cả phòng.

- Nấu ăn mùi hương của thức ăn lan tỏa khắp nhà.

1.5 điểm

1.5 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Khái niệm của chất là gì?

  1. Một loại vật thể tự nhiên
  2. Một khía cạnh về hình dạng
  3. Một khái niệm trong khoa học và hóa học
  4. Một biểu hiện của năng lượng

Câu 2. Chất có thể tồn tại ở mấy thể?

  1. Một thể
  2. Hai thể
  3. Ba thể
  4. Bốn thể

Câu 3. Mối liên hệ giữa chất và vật thể là gì?

  1. Chất tạo nên vật thể
  2. Mỗi vật thể có một loại chất riêng
  3. Chất chỉ tồn tại trong vật thể nhân tạo
  4. Chất không có mối liên hệ với vật thể

Câu 4. Chất lỏng có đặc điểm gì làm cho nước có thể đổ từ bình ra cốc với các hình dạng khác nhau?

  1. Chất lỏng có hình dạng xác định
  2. Chất lỏng có hình dạng của vật chứa
  3. Chất lỏng không có khả năng chảy
  4. Chất lỏng có khối lượng không đổi
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Chất tồn tại ở đâu? Cho ví dụ?

Câu 2. So sánh sự giống và khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thế nhân tạo?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Chất tồn tại ở xung quanh chúng ta. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất

- Ví dụ:

+ Thân bút chì làm bằng gỗ, chứa chất celluloso là chính.

+ Ruột bút chì làm từ than chì (carbon).      

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

Giống nhau

Đều được hình thành từ các chất.

Khác nhau

Là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 cánh diều (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án hóa học 6 sách cánh diều

Từ khóa: Đề kiểm tra hoá học 6 cánh diều, đề kiểm tra 15 phút bộ khoa học tự nhiên 6 hoá học cánh diều, bộ đề trắc nghiệm tự luận khtn hoá học 6 cánh diều

Giáo án word lớp 6 cánh diều

Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
Giáo án công nghệ 6 sách cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 6 sách cánh diều

Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Giáo án hướng nghiệp 6 sách cánh diều
Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
Giáo án Thể dục 6 sách cánh diều
Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều

Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Giáo án Toán 6 sách cánh diều

Giáo án Powerpoint 6 cánh diều

Giáo án powerpoint KHTN 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Địa lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều

GIÁO ÁN LỚP 6 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối nối tri thức với cuộc sống

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay