Đề kiểm tra, đề thi cuối kì 2 Lịch sử 8 chân trời sáng tạo (đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn Lịch sử 8 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Tháng 9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Đà Nẵng. | B. Gia Định. | C. Hà Nội. | D. Thuận An. |
Câu 2 (0,25 điểm). Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Nhu cầu ngày càng cao của tư bản Pháp về vốn, nhân công và thị trường.
B. Triều đình nhà Nguyễn cấm thương nhân Pháp đến Việt Nam buôn bán.
C. Chính sách “cấm đạo”, “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn.
D. Triều đình nhà Nguyễn trả tối hậu thư cho Pháp không đúng hạn.
Câu 3 (0,25 điểm). Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở
A. Kinh đô Huế.
B. Căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa).
C. Sơn phòng Tân sở (Quảng Trị).
D. Đồn Mang Cá (Huế).
Câu 4 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Yên Thế. | B. Thái Nguyên. | C. Yên Bái. | D. Hương Khê. |
Câu 5 (0,25 điểm). Năm 1873, Phạm Phú Thứ đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn
A. chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
B. mở các cơ sở buôn bán ở cửa biển Trà Lí (Nam Định).
C. đặt lãnh sự tại Hương Cảng để giao thiệp với nước ngoài.
D. mở cửa biển ở miền Bắc và Trung để giao thương với bên ngoài.
Câu 6 (0,25 điểm). Ai là người viết các bản Thời vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước?
A. Nguyễn Trường Tộ.
B. Nguyễn Lộ Trạch.
C. Phạm Phú Thứ.
D. Nguyễn Huy Tế.
Câu 7 (0,25 điểm). Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. 1858 - 1884.
B. 1885 - 1896.
C. 1897 - 1914.
D. 1919 - 1929.
Câu 8 (0,25 điểm). Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào?
A. Nông nghiệp có bước phát triển mạnh, công thương nghiệp trì trệ.
B. Kinh tế chuyển biến cục bộ, cơ bản vẫn lạc hậu và lệ thuộc vào Pháp.
C. Kinh tế tư bản phát triển nhanh; hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.
D. Nền công - thương nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển, nông nghiệp trì trệ.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày những sự kiện chính về quá trình Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam giai đoạn 1873-1884.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu nhận xét về nội dung bản Hiệp ước Giáp Tuất 1874?
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao những cải cách của các sĩ phu yêu nước không được thực hiện?
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | |||||||||||
Bài 20. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) | 2 | 2 | 0 | 0,5 | |||||||
Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 | 2,5 | |||||
Bài 22. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX | 2 | 1 | 2 | 1 | 1,5 | ||||||
Bài 23. Việt Nam đầu thế kỉ XX | 2 | 2 | 0 | 0,5 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 2,0 | 0 | 0 | 1,5 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5,0 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | ||||||
1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) | Nhận biết | - Nhận biết tháng 9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - Nhận biết nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX. | 2 | C1 C2 | ||
2. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX | Nhận biết | - Nhận biết Tôn Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần vương khi đang ở đâu. - Nhận biết cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX. | 2 | C3 C4 | ||
Thông hiểu | Trình bày những sự kiện chính về quá trình Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam giai đoạn 1873-1884. | 1 | C1 (TL) | |||
Vận dụng cao | Vì sao những cải cách của các sĩ phu yêu nước không được thực hiện. | 1 | C3 (TL) | |||
3. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX | Nhận biết | - Nhận biết năm 1873, Phạm Phú Thứ đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn điều gì. - Nhận biết ai là người viết các bản Thời vụ sách lên vua Tự Đức, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. | 2 | C5 C6 | ||
Vận dụng | Nêu nhận xét về nội dung bản Hiệp ước Giáp Tuất 1874. | 1 | C2 (TL) | |||
4. Việt Nam nửa dầu thế kỉ XX | Nhận biết | - Nhận biết cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào. - Nhận biết dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp, kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào. | 2 | C7 C8 |