Đề kiểm tra giữa kì 2 công dân 6 chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 môn toán 6 chân trời sáng tạo. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ……..                                           Chữ kí GT1: ............

                                   TRƯNG THCS……..                                                Chữ kí GT2: ............                                 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Công dân 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không là công dân nước CHXHCN Việt Nam?

  1. Trẻ em bị bỏ rơi.
  2. Trẻ em bị mất cha.
  3. Người bị phạt tù chung thân.
  4. Trẻ em là con nuôi.

Câu 2: Nghi ngờ anh D là người lấy cắp xe máy của mình nên ông N đã tung tin nói xấu anh D trên facebook. Theo em ông N đã vi phạm quyền nào?

  1. A. Ông N không vi phạm quyền nào.
  2. B. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
  3. Ông N vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  4. Ông N vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng và sức khỏe.

Câu 3: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

  1. A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  2. B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.
  3. C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
  4. D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 4: An đang ngồi chơi, có người đàn ông lạ tới hỏi thăm và cho kẹo, lúc đầu An chần chừ không nhận, nhưng lúc sau An lại cầm. Nếu là em khi nhìn thấy An lấy kẹo của người lạ, em sẽ cư xử như thế nào?
A. Chạy lại, khuyên An không nên nói chuyện và nhận kẹo của người lạ

  1. B. Cùng An nhận kẹo của người lạ mặt này
  2. C. Nhờ người lớn xung quanh lại đuổi người lạ mặt đi và khuyên An không nên tiếp xúc và nhận bất kì vật gì của người lạ đưa
  3. Báo cáo cho người lớn và cùng người lớn đó đến chỗ của An và hỏi xem người đàn ông lạ đó đến đây với mục đích gì. Sau đó em sẽ khuyên An không nhận bất kì của người lạ đưa và giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người lạ

Câu 5: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  1. A. Tình huống nguy hiểm.
  2. B. Ô nhiễm môi trường.
  3. C. Nguy hiểm tự nhiên.
  4. D. Nguy hiểm từ xã hội.

Câu 6: Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?

  1. A. Bạn T luôn luôn đi học đúng giờ.
  2. Thấy Tí xả nước ra chậu rất nhiều để nghịch nước, mẹ đã tắt vòi nước và dạy cho Tí hiểu cần phải tiết kiệm nước.
  3. C. Bạn B đang trên đường đi học, thấy một cụ bà chuẩn bị sang đường, bạn B đã giúp cụ bà qua đường an toàn.
  4. D. Bố cho A tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000d, A chỉ ăn hết 10.000d và số tiền còn lại A bỏ vào lợn tiết kiệm.

Câu 7: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa:

  1. Nhà nước và công dân nước đó.
  2. công dân và công dân nước đó.
  3. tập thể và công dân nước đó.
  4. công dân với cộng đồng nước đó.

Câu 8: Cuối năm, tập vở của H học còn nhiều giấy trắng chưa học hết. H thấy thế, liền xé những tờ giấy trắng đó ra để gấp hình chơi và vứt lung tung. Theo em, nếu là H em sẽ làm gì?

  1. Cắt giấy ra gấp hình để chơi
  2. B. Bỏ và không dùng nữa
  3. C. Không quan tâm, nói mẹ mua tập mới
  4. Cắt những trang giấy còn mới đem đóng thành tập để tận dùng làm vở nháp cho năm học tới.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

  1. a) Em hiểu thế nào là tiết kiệm?
  2. b) Tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?
  3. c) Để rèn luyện tính tiết kiệm, chúng ta cần làm gì?

Câu 2 (2 điểm): Thảo luận tình huống sau: 

An và Ninh đi chăn bò ở ven rừng, bỗng phát hiện thấy một vật lạ giống quả mìn. An tò mò đến gần vật lạ, sờ tay vào, định lấy đá đập thì Ninh ngăn lại và nói:

Có lẽ đây là quả mìn, cậu đừng động vào. Mình đi báo cho các bác ở xã ra xử lý nhé!

An tỏ vẻ khó chịu:

- Có gì đâu mà phải sợ, quả mìn này chắc từ lâu lắm rồi, không nổ được nữa đâu. Minh cứ cầm về nhà chơi, không sao đâu. Thấy vậy, Ninh kiên quyết không cho. An đến gần chỗ có mìn và bảo bạn chạy đi báo với Uỷ ban nhân dân xã, còn mình thì ở lại đó trông.

  1. a) An và Ninh đã gặp phải tình huống nguy hiểm gì?
  2. b) Em hãy bày tỏ ý kiến của mình về cách giải quyết của hai bạn trong tình huống trên.

Câu 3 (2 điểm):

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

Như sông, như núi, như người Việt nam

                                                                            (Lê Anh Xuân)

Câu thơ trên thể hiện sự tự hào về quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

  • Là học sinh em cần làm gì để trở thành công dân có ích?

       

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

MÔN: CÔNG DÂN 6

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Từ câu 1 - 8: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

B

A

D

A

C

A

D

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

 

a. HS nêu được khái niệm về tiết kiệm

(Gợi ý:

Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.)

0,5đ

 

 

b. HS nêu được ý nghĩa của tiết kiệm

(Gợi ý:

Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng lao động của bản thân mình và của người khác. Khi tiết kiệm, không chỉ có thể giảm gánh nặng cho gia đình, thể hiện lối sống văn minh mà còn có điều kiện để giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn).

0,75đ

 

 

c. Học sinh nêu những cách để rèn luyện tính tiết kiệm

(Gợi ý:

Để rèn luyện tính tiết kiệm chúng ta cần:

-         Tắt thiết bị điện khi không cần thiết

-         Sử dụng hợp lý nước sạch, tiền bạc..

-         Sắp xếp thời gian làm việc khoa học, hiệu quả

-         Bảo quản đồ dùng học tập, lao động).

0,75đ

 

Câu 2

 

a. Học sinh nêu được tình huống nguy hiểm là gì

 (Gợi ý: An và Ninh đã gặp phải tình huống nguy hiểm là: Khi An và Ninh đi chăn bò tại bìa rừng, phát hiện ra một vật lạ giống quả mìn, và đây chắc chắn là một quả mìn.).

0,5đ

 

 

b. Học sinh nêu được ý kiến của bản thân về cách giải quyết của Ninh và An

- Bày tỏ sự tán thành với cách giải quyết của Ninh

- Bày tó sự không hài lòng với cách giải quyết của An

 (Gợi ý: Cách giải quyết của Ninh rất thoả đáng, bạn đã lập tức ngăn cản An tránh khỏi nguy hiểm và báo sự việc đến cơ quan chức năng còn cách của An thì chủ quan vô trách nhiệm với tính mạng của bản thân.).

 

 

0,75đ

0,75đ

Câu 3

- Học sinh nêu được cảm nghĩ của bản thân, giáo viên dựa vào bài viết của học sinh để tự chấm điểm

2,0đ

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: CÔNG DÂN 6

NĂM HỌC: 2021-2022

      CẤP

       ĐỘ               

 

 

Tên

chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

   

 

VẬN DỤNG CAO

CỘNG

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 7: Ứng phó với tình huống nguy hiểm

 

 

 

Số câu: 4

Số điểm: 3,5đ

Tỉ lệ: 35%

Khái niệm, tình huống nguy hiểm

 

 

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

 

Ứng phó với tình huống nguy hiểm

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

Chủ đề 8:

Tiết kiệm

 

 

 

Số câu: 4

Số điểm: 3,5

Tỉ lệ: 35%

 

Khái niệm, ý nghĩa, rèn luyện tính tiết kiệm

Rèn luyện tính tiết kiệm

 

Rèn luyện lối sống tiết kiệm

 

Rèn luyện lối sống tiết kiệm

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

Chủ đề 9:

Công dân nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam

 

 

Số câu: 3

Số điểm: 3đ

Tỉ lệ: 30%

Khái niệm Quốc tịch

 

Công dân nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam

 

 

 

 

Nêu suy nghĩ để trở thành công dân có ích

 

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

 

 

Tổng số câu: 11

Tổng s điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

3

3,0đ

30%

3

3,0đ

30%

2

1,0đ

10%

3

3,0đ

30%

11

10đ

100%


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Công dân 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay