Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Công dân 6 sách chân trời sáng tạo . Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Công dân 6 Chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


1. VỀ BỘ SÁCH:

  • Giáo dục công dân 6 - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách do Đinh Phương Duy - Đào Thị Ngọc Minh - Huỳnh Văn Sơn (đồng Chủ biên). Cùng các cộng sự Đào Lê Hòa An - Trần Tuấn Anh - Đào Thị Hà - Lưu Thị Thu Hà - Ngô Thái Hà - Nguyễn Thị Bích Hồng - Tiêu Thị Mỹ Hồng - Đỗ Công Nam - Vũ Thị Thanh Nga.

2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG CÔNG DÂN 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  • Bài 1: tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ (2 tiết)
  • Bài 2: yêu thương con người (2 tiết)
  • Bài 3: siêng năng, kiên trì (3 tiết)
  • Bài 4: tôn trọng sự thật (3 tiết)
  • Bài 5: tự lập (3 tiết)
  • Bài 6: tự nhận thức bản thân
  • Bài 7: ứng phó với tình huống nguy hiểm (4 tiết)
  • Bài 8: tiết kiếm (3 tiết)
  • Bài 9: công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam (3 tiết)
  • Bài 10: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân việt nam ( 2 tiết)
  • Bài 11: quyền cơ bản của trẻ em (2 tiết)
  • Bài 12: thực hiện quyền trẻ em (2 tiết)

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

- Thực hiện được những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.

  1. Phẩm chất:

- Yêu thương mọi người trong gia đình, yêu nước.

- Trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – Chuẩn bị của GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Phương tiện: máy tính, máy chiếu, bảng, phấn.

- Tranh ảnh thế hiện truyền thống gia đình, dòng họ như: hình ảnh tứ đại đồng đường, hình ảnh sum vầy, đoàn tụ gia đình trong dịp Tết cổ truyền; hình ảnh bữa ăn gia đình truyền thống,…

2 – Chuẩn bị của HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
  3. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa

thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.

  1. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang (tr.) 5 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Dựa vào gợi ý trong tranh, em hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của gia đình,

dòng họ?

+ Theo em tại sao chúng ta nên tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ? Làm thế nào để thể hiện sự tự hào đó?

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.

- Một vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những nét văn hóa, đạo đức, nghề nghiệp riêng. Đó là niềm tự hào của mỗi gia đình, dòng học. Để tìm hiểu kĩ hơn về truyền thống, dòng họ, chúng ta vào bài học bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ và nêu khái niệm tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
  2. Nội dung: HS đọc SGK trang 6 và trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm: HS thảo luận nhóm nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ và đưa ra khái niệm.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 5, 6 và thảo luận theo cặp để hoàn thành PHT số 1.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2, 3 HS trả lời

+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì

+ GV chuẩn kiến thức.

1. Khái niệm tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

- Thông tin 1. Nam tự hào về truyền thống hiếu học.

- Thông tin 2:

+ Hà tự hào về gia đình: yêu thương và giúp đỡ mọi người.

+ Khuê tự hào về nghề mộc truyền thống và kinh doanh đồ gỗ của gia đình.

=> Khái niệm:

+ Mỗi gia đình, dòng họ Việt Nam đều có truyền thống về văn hoá, đạo đức, lao động, nghề nghiệp, học tập,...

+ Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ là thể hiện sự hài lòng, hãnh diện về các giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.

Hoạt động 2 : Biểu hiện của tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

  1. Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
  2. Nội dung: HS quan sát tranh, nội dung thông tin và chỉ ra những biểu hiện của tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
  3. Sản phẩm: Biểu hiện của tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK tr. 5, 6 và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Biểu hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ của các bạn nhỏ trong 2 phần thông tin thể hiện như thế nào?

+ Em kể thêm những biểu hiện tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ của gia đình và dòng họ mình, hoặc ở địa phương em.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động theo nhóm từng bàn, thảo luận và bàn luận về các câu hỏi của GV giao.

+ GV quan sát và trợ giúp các nhóm khi cần thiết.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

2. Biểu hiện của tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

- Nam tự hào về truyền thống của gia đình mình: sự nỗ lực học tập, nói được nhiều ngoại ngữ của bố và trí nhớ về các tác phẩm văn học và sự tự rèn luyện đọc thơ diễn cảm của mẹ.

- Gia đình Hà: Hà noi gương ông bà, bố mẹ, hai chị em Hà luôn sống chan hòa, đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ mọi người.

- Khuê thường dành thời gian rảnh rỗi ở xưởng mộc gia đình về nghề của ông cha. Khuê mong sau này thi đỗ vào ngành điêu khắc để phát huy hơn nữa truyền thồng của gia đình.

Hoạt động 3: Ý nghĩa và trách nhiệm để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

  1. Mục tiêu: nêu được ý nghĩa và trách nhiệm để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
  2. Nội dung: suy nghĩ, thảo luận và trình bày nội dung của câu nói trong SGK tr6, rút ra ý nghĩa và trách nhiệm của truyền thống gia đình, dòng họ.
  3. Sản phẩm: ý nghĩa và trách nhiệm của gia đình, dòng họ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK và thảo luận theo nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn, hoàn thành PHT 2.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS hoạt động cá nhân, tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV giao.

+ GV quan sát và trợ giúp HS khi cần thiết.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV mời 2,3 HS chia sẻ câu trả lời

+ Bạn khác nhận xét, bổ sung (nếu có)

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

3. Ý nghĩa và trách nhiệm để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

- Ý nghĩa: Truyền thống của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực, vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công.

- Trách nhiệm: Chúng ta cần tự hào, trân trọng, nối tiếp và gìn giữ truyền thống của gia đình, dòng họ bằng hành động và thái độ phù hợp.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS phân biệt được việc làm đúng thể hiện lòng tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
  3. Nội dung: HS đọc và thảo luận 2 tình huống trong SGK tr. 7.
  4. Sản phẩm: Hs nhận ra được việc làm của Hoàng là không phù hợp, việc làm của Lan là phù hợp với tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
  5. Tổ chức thực hiện:

* Nhiệm vụ 1: Đọc và thảo luận tình huống:

- GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống trong SGK tr. 7 và thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi trong từng tình huống.

Tình huống 1: Hoàng là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả, làm nghề buôn bán phế liệu ở thị trấn. Công việc của bố mẹ Hoàng có thu nhập cao nhưng vô cùng vất vả. Hoàng không những không giúp đỡ bố mẹ mà còn lười học. Khi được các bạn góp ý, Hoàng còn nói: “Tôi như thế này sao có thể đi thu gom phế liệu được. Sau này, tôi nhất định sẽ không làm cái nghề ấy”

+ Em nhận xét gì về thái độ của Hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?

Tình huống 2: Lan là học sinh của lớp 6A1. Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Lan yêu thích nhất. Vì khi đến ngày đó, Lan cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ,... Theo kế hoạch của gia đình trong lần tới sẽ đi đến miền Trung để giúp đỡ những gia đình bị tổn thất nhiều do thiên tai.

+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?

- HS đọc tình huống trong SGK và thảo luận theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ do GV nêu ra.

- Một vài nhóm nêu câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung :

+ Tính huống 1 : Thái độ của Hoàng không biết trân trọng nghề nghiệp của bố mẹ. Nếu là bạn của Hoàng em sẽ khuyên Hoàng nên trân trọng và giúp đỡ bố mẹ.

+ Tình huống 2 : Việc làm của Lan cùng gia đình thể hiện sự yêu thương, giúp đỡ mọi người có hoàn cảnh khó khăn, gia đình Lan có truyền thống yêu thương, đoàn kết và giúp đỡ mọi người.

- GV Kết luận, đánh giá: HS nhận ra được việc làm của Hoàng là không phù hợp, việc làm của Lan là phù hợp với tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

* Nhiệm vụ 2. Tìm và nêu ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề,...

  1. a) Mục tiêu: HS tìm được những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống của gia đình, dòng họ và nêu được ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ ấy.
  2. b) Nội dung: HS tìm các câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề,... và nêu ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ ấy.
  3. c) Sản phẩm: HS nêu được một số câu ca dao, tục ngữ về nói về truyền thống hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề,... và ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ ấy.
  4. d) Tổ chức hoạt động :

- GV đặt câu hỏi :

+ Em hãy tìm những câu ca đao, tục ngữ nói về truyền thống: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề,...

+ Phân tích ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ mà em thích nhất.

- HS tìm các câu ca dao, tục ngữ mà GV yêu cầu

- Một vài HS đọc ca dao, tục ngữ :

« Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. »

« Công cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. »

« Học ăn, học nói, học gói, học mở »

Nhiệm vụ 3. Xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống

  1. a) Mục tiêu: HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống cụ thể liên quan đến truyền thống của gia đình, dòng họ.
  2. b) Nội dung: HS xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống trong SGK tr. 7.
  3. c) Sản phẩm: HS xây dựng được kịch bản và sắm vai xử lí được tình huống trong SGK tr. 7.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống bạn Giang trong SGK tr. 7 và thảo luận theo nhóm để xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống đó :

Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống sau: Giang sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, có trình độ học vấn cao, vì vậy bố mẹ muốn Giang trở thành một nhà khoa học. Giang còn đang phân vân thì được bạn khuyên nên làm theo ý mình, chứ sao phải vì gia đình.

  1. Nếu là Giang, em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè?
  2. Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?

- HS đọc tình huống và thảo luận theo nhóm để xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống.

- Một vài nhóm sắm vai xử lí tình huống, các nhóm khác nhận xét, bổ sung :

+ Nếu là Giang, em sẽ nói cho bạn nghe sự tự hào về truyền thống hiếu học của gia đình : Em sẽ nói cho bạn nghe những biểu hiện về truyền thống hiếu học của gia đình mình để bạn thấy truyền thống hiếu học có ý nghĩa và quan trọng như thế nào đối với mỗi người.

- GV hỗ trợ để HS tìm ra cách xử lí tốt nhất trong tình huống của bạn Giang.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Nhiệm vụ 1. Viết bài hoặc thiết kế poster (tờ giới thiệu quảng cáo)

  1. a) Mục tiêu: HS thực hiện được những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  2. b) Nội dung: HS viết bài hoặc thiết kế poster để giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc gia đình, dòng họ mà HS biết.
  3. c) Sản phẩm: HS viết được bài hoặc thiết kế được poster để giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc gia đình, dòng họ mà HS biết.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS viết bài hoặc thiết kế poster để giới thiệu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình hoặc gia đình, dòng họ mà HS biết;

- HS lựa chọn hình thức thể hiện và hoàn thành nhiệm vụ do GV nêu ra.

- HS trưng bày sản phẩm trên lớp; các bạn khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

- GV giúp HS thêm tự hào về những truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ và có động lực để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp

Nhiệm vụ 2. Vẽ tranh

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được ước mơ trong tương lai để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  2. b) Nội dung: HS vẽ tranh nói về ước mơ của em trong tương lai để duy trì, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  3. c) Sản phẩm: HS vẽ được tranh nói về ước mơ của em trong tương lai để duy trì, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

- GV yêu cầu HS vẽ tranh nói về ước mơ của em trong tương lai để duy trì, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- HS lên ý tưởng và thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.

- HS trưng bày và thuyết trình về sản phẩm tranh vẽ trên lớp; các bạn khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

- GV hỗ trợ để HS rút ra được bài học cho mình thông qua hoạt động vẽ tranh.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 
  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHỤ LỤC:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Em hãy đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ trên tự hào về truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?

+ GV yêu cầu HS dựa vào sgk để đưa ra khái niệm tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Em hãy dựa vào SGK và hiểu biết, hãy thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Các bạn đã làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình?

+ Em có suy nghĩ gì về câu nói: “Những giá trị, truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ sẽ là hành trang vững chắc cho mỗi con người khi bước vào đời”?

Trả lời:

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án Công dân 6 sách chân trời sáng tạo

Từ khóa: Giáo án powerpoint Công dân 6 chân trời sáng tạo, GA trình Công dân 6 Chân trời sáng tạo, GA điện tử Công dân 6 CTST

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay