Đề kiểm tra giữa kì 2 vật lí 6 cánh diều

Ma trận đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 môn toán 6 cánh diều. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ……..                                              Chữ kí GT1: ...........................

                                         TRƯỜNG THCS……..                                                 Chữ kí GT2: ...........................                                        

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn: Vật lí 6 – Cánh diều

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT: …………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Thế năng đàn hồi của vật là

  1. năng lượng do vật chuyển động
  2. năng lượng do vật có độ cao
  3. năng lượng do vật bị biến dạng
  4. năng lượng do vật có nhiệt độ

Câu 2. Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

  1. làm cho vật nóng lên
  2. truyền được âm
  3. phản chiếu được ánh sáng
  4. làm cho vật chuyển động

Câu 3. Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng:

  1. động năng
  2. thế năng
  3. nhiệt năng
  4. hóa năng

Câu 4. Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng năng lượng nào?

  1. năng lượng ánh sáng
  2. nhiệt năng
  3. động năng
  4. hóa năng

Câu 5. Năng lượng hao phí khi ô tô chạy trên đường là:

  1. nhiệt năng làm nóng động cơ
  2. khí thải ra môi trường
  3. ma sát giữa bánh xe và mặt đường
  4. cả ba đáp án trên

Câu 6. Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng:

  1. nhiệt năng
  2. hóa năng
  3. thế năng hấp dẫn
  4. thế năng đàn hồi

Câu 7. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) … Chúng giải phóng (2) … tạo ra nhiệt và (3) … khi bị đốt cháy”.

  1. (1) nhiên liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
  2. (1) vật liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng
  3. (1) nhiên liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng
  4. (1) vật liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng

Câu 8. Em hãy cho biết xe máy của gia đình em hoạt động nhờ loại nhiên liệu nào?

  1. dầu hỏa
  2. xăng
  3. dầu diezen
  4. Cả A, B, C đều sai
  5. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

  1. Thế nào là năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo? Lấy ví dụ về nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo. Nguồn năng lượng tái tạo khác nguồn năng lượng không tái tạo ở điểm nào?
  2. Em hãy nêu ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo.

Câu 2: (2,0 điểm)

  1. Em hãy nêu những hiểu biết của mình về năng lượng hao phí.
  2. Nêu tên năng lượng có ích và năng lượng hao phí khi sử dụng bếp than để đun sôi nước.

Câu 3: (1,0 điểm)

Chúng ta không thấy năng lượng nhưng có thể cảm nhận được tác dụng của nó.

- Mọi hoạt động hằng ngày của chúng ta đều cần đến năng lượng. Năng lượng được lấy từ năng lượng dự trữ trong thức ăn.

- Khi lắp pin vào đèn pin và bật công tắc, thì bóng đèn pin phát ra ánh sáng. Ánh sáng được tạo ra là nhờ có năng lượng dự trữ trong pin.

- Cây cối lớn lên, ra hoa, kết trái được là nhờ hấp thụ năng lượng của ánh sáng Mặt Trời.

Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thì những hiện tượng nêu trên có thể diễn ra được không?

 

 

TRƯỜNG THCS ........ 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2021 – 2022)

MÔN VẬT LÝ 6 – CÁNH DIỀU

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)        
  • Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án đúng

C

A

C

C

D

B

A

B

PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

a.

- Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió,...

- Năng lượng không tái tạo đây chính là sự chỉ định trao nguồn năng lượng. Khi được dùng không thể tái tạo lại bởi thiên nhiên hay con người trong khung thời gian nhất định. Một số ví dụ về loại năng lượng không tái tạo có thể kể đến như than, dầu, khí tự nhiên,…

- Nguồn năng lượng tái tạo có sẵn và liên tục được bổ sung còn nguồn năng lượng không tái tạo sẽ mất nhiều thời gian để hình thành và có thể bị cạn kiệt.

b. Ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo

- Ưu điểm:

+ Là nguồn năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm nên rất thân thiện với môi trường;

+ Không lo cạn kiệt;

+ Nhiều ứng dụng hữu ích, điển hình là tiết kiệm điện năng cho các hộ gia đình, nhà máy, xí nghiệp,...

- Nhược điểm:

+ Chi phí đầu tư ban đầu cao và tốn kém.

+ Đòi hỏi công nghệ hiện đại và tiên tiến 

+ Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên năng lượng tái tạo có tính ổn định thấp và thường chịu tác động từ các tác nhân gây ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.

 

0,5 điểm

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 2

(2,0 điểm)

a. Năng lượng hao phí:

- Mọi quá trình có sự truyền năng lượng hoặc chuyển dạng năng lượng đều kèm theo năng lượng hao phí.

- Trong nhiều trường hợp, năng lượng hao phí có thể gây ra tác hại cho chúng ta. Do đó, trong các hoạt động, chúng ta cần tìm cách giảm phần năng lượng hao phí.

b. Khi sử dụng bếp than để đun sôi nước, các năng lượng được sinh ra là:

- Năng lượng hữu ích là năng lượng nhiệt làm sôi nước.

- Năng lượng hao phí là năng lượng tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh và năng lượng làm nóng ấm.

 

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

 

0,5 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- Nếu không có năng lượng của thức ăn, của pin, năng lượng của ánh sáng Mặt Trời thì những hiện tượng nêu trên không thể diễn ra được.

- Vì không có năng lượng thì không thể thực hiện các hoạt động hay xảy ra các hiện tượng được.

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN VẬT LÝ 6 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2021 - 2022

     

            CẤP 

 

ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1

Các dạng năng lượng

 

 

 

Số câu: 3

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

- Khái niệm thế năng đàn hồi

 

- Biểu hiện của nhiệt năng

 

 

 

 

- Năng lượng mặt trời.

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 2

Sự chuyển hóa năng lượng

 

 

 

 

 

Số câu: 4

Số điểm: 3,5

Tỉ lệ: 35%

- Năng lượng hao phí

- Năng lượng hao phí

- Sự chuyển hóa năng lượng khi máy bơm nước hoạt động

- Năng lượng hao phí và năng lượng có ích khi dùng bếp than đun sôi nước

- Năng lượng hao phí khi ô tô chạy trên đường

 

 

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0,5

Sốđiểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0,5

Sốđiểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

Chủ đề 3

Nhiên liệu và năng lượng tái tạo

 

 

 

 

 

Số câu: 4

Số điểm: 4,5

Tỉ lệ: 45%

- Nhiên liệu tích trữ năng lượng

- Khái niệm năng lượng tái tạo và không tái tạo. Ví dụ.

- Các dạng nhiên liệu

 

- Nhiên liệu hoạt động trong xe máy

- Ưu và nhược điểm của năng lượng tái tạo

 

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0,5

Sốđiểm:1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0,5

Sốđiểm:1,5

Tỉ lệ: 15%

 

 

Tổng Số câu: 11

Tổng Sốđiểm: 10

Tỉ lệ: 100%

4,0 câu

4,0 điểm

40%

3,5 câu

2,5 điểm

25%

2,5 câu

2,5 điểm

25%

1,0 câu

1,0 điểm

10%


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay