Đề thi cuối kì 1 hoá học 11 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoá học 11 cánh diều cuối kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 1 môn Hoá học 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sulfur?

  1. Chất rắn màu vàng, giòn
  2. Không tan trong nước
  3. Có tncthấp hơn tscủa nước
  4. Có nhiều dạng thù hình

Câu 2. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng, sản phẩm khí thu được gồm có:

  1. CO2và SO2 
  2. H2S và CO2
  3. CO2
  4. SO2

Câu 3. Hợp chất hữu cơ là

  1. Hợp chất khó tan trong nước.
  2. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O.
  3. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại…
  4. Hợp chất có nhiệt độ sôi cao.

Câu 4. Sulfur dioxide (SO2) có thể phản ứng với

  1. acid
  2. oxide acid
  3. base
  4. muối

Câu 5. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc người ta thực hiện

  1. Rót nhanh acid vào nước
  2. Rót nhanh nước vào acid
  3. Rót từ từ nước vào acid
  4. Rót từ từ acid vào nước

Câu 6. Để nhận biết sự có măt của ion sunfat trong dung dịch, người ta thường dùng

  1. dung dịch chứa ion Ba2+
  2. thuốc thử duy nhất là Ba(OH)2
  3. quỳ tím
  4. dung dịch muối Mg2+

Câu 7. Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây:

  1. O2
  2. Al
  3. H2SO4 đặc
  4. F2

Câu 8. Carboxylic acid là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm chức

  1. -CHO.
  2. -COO-.
  3. -OH.
  4. -COOH.

Câu 9. Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều, người ta sử dụng phương pháp

  1. chưng cất phân đoạn.
  2. chưng chất thường.
  3. chưng cất ở áp suất cao.
  4. chưng cất lôi cuốn hơi nước

Câu 10. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?

  1. Xút.                         
  2. Muối ăn.                
  3. Giấm ăn.             
  4. Cồn.

Câu 11. Phễu chiết dùng để

  1. tách chất rắn ra khỏi dung dịch.
  2. tách hỗn hợp hai chất khí.
  3. tách hai chất lỏng không hòa tan vào nhau.
  4. tách hỗn hợp hai chất rắn.

 Câu 12.  Công thức đơn giản nhất cho biết

  1. tỉ lệ mối giản về nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
  2. tỉ lệ mối giản về khối lượng của các nguyên tố trong phân tử.
  3. tỉ lệ phần trăm số mol của mỗi nguyên tố trong phân tử.
  4. tỉ lệ số nguyên tử C và H có trong phân tử.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ Y cần 6,4g O2 tạo thành 3,6g H2O và 8,8g CO2. Công thức đơn giản nhất của Y là:

  1. CH3O
  2. CH2O
  3. C2H4O2
  4. CHO

Câu 14. Phần trăm theo khối lượng nguyên tử carbon (C) trong phân tử C3H6O là

  1. 27,69%           
  2. 13,04%           
  3. 10,34%           
  4. 62,07%

Câu 15. Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết có liên kết đơn ?

  1. C2H4
  2. C2H2
  3. C6H6
  4. C2H6.

Câu 16. Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu sau:

  1. Những hợp chất có thành phần hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2là những chất đồng đẳng.
  2. Những hợp chất có thành phần hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng.
  3. Những hợp chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu trúc không gian khác nhau gọi là đồng phân cấu tạo.
  4. Những hợp chất có cùng phân tử khối nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau gọi là những chất đồng phân.

Câu 17. Số công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với các công thức phân tử C2H4O là

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4.

Câu 18. Số công thức tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C5H10 là

  1. 6   
  2. 5               
  3. 3                 
  4. 4.

 Câu 19. Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ là gì?

  1. Vì trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố carbon luôn có hóa trị IV.
  2. Vì carbon có thể liên kết với chính nó để tạo thành mạch carbon (thẳng, nhánh hoặc vòng).
  3. Vì sự thay đổi trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
  4. Vì trong hợp chất hữu cơ chứa nguyên tố hydrogen.

Câu 20. Phèn chua (phèn nhôm: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O) được sử dụng nhiều trong các hộ gia đình. Trong thực tiễn, phèn chua thường được sử dụng làm gì?

  1. Làm bánh            
  2. Đúc tượng
  3. Tạo môi trường base          
  4. Làm trong nước

Câu 21. Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào cốc đựng đường saccharose thì sẽ có hiện tượng gì?

  1. Đường bay hơi
  2. Đường hóa màu đen
  3. Đường hóa màu vàng
  4. Đường bị vón cục

 Câu 22. Chất nào sau đây là hyđrocarbon ?

  1. CH2O
  2. C2H5Br
  3. C6H6
  4. CH3COOH

Câu 23. Dựa vào nhóm chức, xác định chất nào sau đây là ester?

  1. C2H5OH.
  2. CH3COOH.
  3. CH3CHO.
  4. HCOOCH3.

Câu 24. Số sóng (cm-1) hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại (IR) của nhóm ester là

  1. 3500 - 3200.
  2. 1715 - 1666.
  3. 1760 - 1690.
  4. 1750 - 1715. 

Câu 25. Gừng tươi gọt vỏ, giã nhuyễn, cho vào nồi nước và nấu sôi trong khoảng 10 phút, để nguội và chắt lấy nước uống. Sử dụng nước gừng tươi vào mỗi buổi sáng. Cách thực hiện trên đã vận dụng phương pháp nào để tách tinh dầu và các chất trong củ gừng tươi?

  1. Chiết
  2. Chưng cất
  3. Kết tinh
  4. Sắc kí

Câu 26. Từ thời thượng cổ con người đã biết sơ chế các hợp chất hữu cơ. Cách làm nào sau đây là phương pháp kết tinh?

  1. Nấu rượu để uống.   
  2. Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.
  3. Làm đường từ mía.
  4. Ngâm rượu thuốc.

Câu 27. Một hydrocarbon X ở thể khí có tỉ khối hơi so với hydrogen là 13. Công thức phân tử của X là:

  1. C2H6
  2. CH4
  3. C2H4
  4. C2H2

Câu 28. Cho hợp chất hữu cơ đơn giản A. Phổ MS cho chất A có các tín hiệu sau:

m/z

Cường độ tương đối (%)

60

42

65

100

83

17

Biết mảnh [M+] có giá trị m/z lớn nhất. Phân tử khối của A là

  1. 60
  2. 62
  3. 15
  4. 22
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Bột ngọt (mì chính) là gia vị quen thuộc trong nhiều gia đình. Thành phần chính của bột ngọt là muối monosodium của glutamic acid. Glutamic acid là một chất dẫn truyền thần kinh, giúp phòng ngừa và điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt glutamic acid như mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt,... Glutamic acid có công thức cấu tạo:

HOOC-CH2–CH2–CH(NH2)–COOH.

  1. a) Hãy nêu tên các nhóm chức có trong phân tử glutamic acid.
  2. b) Cho biết có thể dùng phổ hồng ngoại (IR) để xác định các nhóm chức trong phân tử glutamic acid không?

Câu 2. (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 9,0 g hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 7,437 lít CO2 (đkc) và 5,4 g H2O.

  1. a) Lập công thức đơn giản nhất của A.
  2. b) Tìm công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với oxygen bằng 1,875.

Câu 3 (1 điểm) Cho 11 gam hỗn hợp X gồm  Al và Fe  tác dụng với một lượng dư  acid  H2SO4 (đặc, nóng), sau phản ứng thu được 11,1555 lít khí SO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y.

  1. a) Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại trong X
  2. b) Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch Y

BÀI LÀM

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………

TRƯỜNG THPT .............

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Nitrogen và sulfur

 

Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide 

2

 

2

 

 

 

 

 

4

0

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate

2

 

3

 

 

 

 

1

5

1

2,25đ

Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

2

 

3

 

 

1

 

 

5

1

2,25đ

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

2

 

2

 

 

 

 

 

3

0

0,75đ

Bài 10. Công thức phân tử học chất hữu cơ

1

 

4

 

 

1

 

 

5

1

2,25đ

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

2

 

3

 

  

 

 

6

0

1,5đ

Tổng số câu TN/TL

12

0

16

0

0

2

0

1

28

3

 

10 điểm

Điểm số

Tổng số điểm

3 điểm

30%

4 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

 

TRƯỜNG THPT .............

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

 

Nội dung

 

Đơn vị kiến thức

 

 

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

 

 

 

 

 

Nitrogen và sulfur

 

 

Bài 6. Sufur và sulfur dioxide

Nhận biết:

- Nêu được tính chất vật lí của đơn chất sufur.

- Nêu được tính chất hóa học của sulfur dioxide.

 

1

1

 

Câu 1

Câu 4

Thông hiểu:

- Xác định được vai trò của sulfur trong phản ứng hóa học

- Trình bày được biện phảm làm giảm thiểu lượng SO2 thải vào không khí.

 

1

1

 

Câu 7

Câu 10

Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate

Nhận biết:

- Nêu được cách pha loãng H2SO4

- Nhận biết được ion SO42- trong dung dịch bằng ion Ba2+

 

1

1

 

Câu 5

Câu 6

Thông hiểu:

- Trình bày được sản phẩm trong các phản ứng hóa học của H­SO4.

- Trình bày được ứng dụng của các muối sulfate.

- Thực hiện được một số thí nghiệm chứng minh tính chất oxi hóa mạnh và tính háo nước của H2SO4

 

1

1

1

 

Câu 2

Câu 20

Câu 21

Vận dụng cao:

- Vận dụng kiến thức về sulfuric acid

và muối sulfate để giải quyết vấn đề.

1

 

Câu 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đại cương về hóa học hữu cơ

Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Nhận biết:

- Nêu được định nghĩa hợp chất hữu cơ

- Nêu được một số loại nhóm chức cơ bản

 

1

1

 

Câu 3

Câu 8

Thông hiểu:

- Phân loại được hợp chất hữu cơ.

- Sử dụng bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản

 

2

1

 

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Vận dụng:

- Từ công thức hợp chất để nhận biết các nhóm chức và sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định các nhóm chức.

1

 

Câu 1

 

Bài 9. Phương pháp tách biệt và tính chế hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

- Nhận biết được các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

 

2

 

 

Câu 9

Câu 11

Thông hiểu:

- Sử dụng các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ trong cuộc sống

 

2

 

Câu 25

Câu 26

Bài 10. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về công thức phân tử, công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ.

 

1

 

Câu 12

Thông hiểu:

- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

- Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ.

 

3

1

 

Câu 13

Câu 14

Câu 27

Câu 28

Vận dụng:

- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối.

1

 

Câu 2

 

Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

Nhận biết:

- Nhận biết được các liên kết trong phân tử.

- Nêu được định nghĩa đồng phân, đồng đẳng

1

1

  

Câu 15

Câu 16

Thông hiểu:

- Xác định được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản.

- Viết được các chất đồng đẳng, đồng phân.

2

1

  

Câu 17

Câu 18

Câu 19

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hóa học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay