Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 2 Hoá học 11 cánh diều. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Hoá học 11 CD.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 HOÁ HỌC 11 CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 1 Mở đầu về cân bằng hóa học
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 2 Sự điện li trong dung dịch nước, thuyết Bronsted - Lowry về acid - base
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 3 pH của dung dịch. Chuẩn độ acid - base

CHỦ ĐỀ 2. NITROGEN VÀ SULFUR

  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 4 Đơn chất Nitrogen
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 5 Một số hợp chất quan trọng của Nitrogen
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 6 Sulfur và sulfur dioxide
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 7 Sulfuric acid và muối sulfate

CHỦ ĐỀ 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 8 Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 9 Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 10 Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 11 Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ

CHỦ ĐỀ 4. HYDROCARBON

  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 12 Alkane
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 13 Hydrocarbon không no
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 14 Arene (Hydrocarbon thơm)

CHỦ ĐỀ 5. DẪN XUẤT HALOGEN - ALCOHOL - PHENOL

  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 15 Dẫn xuất halogen
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 16 Alcohol
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 17 Phenol

CHỦ ĐỀ 6. HỢP CHẤT CARBONYL - CARBOXYLIC ACID

  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 18 Hợp chất carbonyl
  • Giáo án Hóa học 11 Cánh diều bài 19 Carboxylic acid

 => Xem nhiều hơn: Giáo án hoá học 11 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD HOÁ HỌC 11 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Dẫn xuất halogen

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: DẪN XUẤT HALOGEN – ALCOHOL - PHENOL

BÀI 15: DẪN XUẤT HALOGEN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen
  • Viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp
  • Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí của một số dẫn xuất halogen
  • Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen: phản ứng thế nguyên tử halogen (với OH-); phản ứng tách hydrogen halide theo quy tắc Zaitsev (Zai-xép)
  • Quan sát video thí nghiệm thủy phân ethyl bromide (hoặc ethyl chloride); mô tả được các hiện tượng thí nghiệm, giải thích được tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.
  • Trình bày được các ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh. Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng thực vật,...)
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về khái niệm, các tính chất và ứng dụng của dẫn xuất halogen trong đời sống, sản xuất.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về danh pháp, tính chất vật lí, hóa học của dẫn xuất halogen; Hoạt động nhóm và cặp đôi hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập

Năng lực hóa học:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ; Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Sử dụng được bằng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để dự đoán sự có mặt của một số nhóm chức cơ bản trong hợp chất hữu cơ
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất) thường gặp trong cuộc sống
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Tranh ảnh, video thí nghiệm liên quan đến bài học (nếu cần).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

 C2H5Cl là một dẫn xuất halogen. Dẫn xuất halogen có những tính chất và ứng dụng gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Nhiều dẫn xuất halogen được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, chất làm lạnh,... Vậy dẫn xuất halogen là gì? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nayBài 15: Dẫn xuất halogen

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, đồng phân và danh pháp của dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm dẫn xuất halogen; viết được công thức cấu tạo, gọi được tên theo danh pháp thay thế và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục I; trả lời Câu hỏi 1, 2 SGK trang 100 – 101.
  3. Sản phẩm học tập: Kiến thức về khái niệm, đồng phân và danh pháp của dẫn xuất halogen; Câu trả lời cho Câu hỏi 1, 2 SGK trang 100 – 101.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Khái niệm

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục I.1 SGK trang 100 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Nêu khái niệm dẫn xuất hydrocarbon

+ Thảo luận trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 100: Có thể tạo được những dẫn xuất halogen nào từ các hydrocarbon sau: CH4, CH3–CH3, CH2=CH2 và C6H6?

* Đồng phân

- GV yêu cầu HS đọc mục I.2 SGK trang 100 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Dẫn xuất halogen có những loại đồng phân nào?

+ Áp dụng trả lời Câu hỏi 2 SGK trang 101: Trong các đồng phân cấu tạo có cùng công thức phân tử là C4H9Cl, hãy chỉ ra các đồng phân về mạch carbon và các đồng phân về vị trí nhóm chức.  

* Danh pháp

- GV yêu cầu HS đọc mục I.3 SGK trang 101 và trả lời các câu hỏi sau:

+ Gọi tên thay thế của dẫn xuất halogen theo thứ tự như thế nào?

+ Trình bày cách đánh số thứ tự nguyên tử C mạch chính

- GV cho HS đọc thêm phần Kiến thức bổ trợ SGK trang 101.

- GV yêu cầu HS đọc tên một số các chất sau:

ClCH2CH2Cl

CH2=CHCH2Cl

- GV giới thiệu tên thông thường của một số dẫn xuất halogen.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu mục I; trả lời Câu hỏi 1, 2 SGK trang 100 – 101.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận; Câu trả lời về Câu hỏi 1, 2 SGK trang 100 – 101.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về khái niệm, đồng phân và danh pháp của dẫn xuất halogen

I. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

1. Khái niệm

- Khi thay thế nguyên tử hydrogen của phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen được dẫn xuất halogen của hydrocarbon (gọi tắt là dẫn xuất halogen)

Trả lời Câu hỏi 1 SGK trang 100:

Hydrocarbon

Dẫn xuất halogen tương ứng

CH4

CH3Cl; CH2Cl2; CHCl3; CCl4; CH3Br; CHI3;....

CH3-CH2

CH3CH2Cl; CH2BrCH2Br;,,,

CH2=CH2

CH2=CHCl; CF2=CF2;...

C6H6

C6H5Br;....

2. Đồng phân

- Dẫn xuất halogen có đồng phân mạch carbon và đồng phân vị trí nhóm chức

Trả lời Câu hỏi 2 SGK trang 101:

(1) CH3-CH2-CH2-CH2-Cl

(2) CH3-CHCl-CH2-CH

(3)  

(4)

- Đồng phân mạch carbon: (1) và (4); (2) và (3)

- Đồng phân vị trí nhóm chức: (1) và (2); (3) và (4). 

3. Danh pháp

- Danh pháp thay thế:

Số chỉ vị trí nhóm thế-tên nhóm thế tên mạch chính

- Đánh số thứ tự chỉ vị trí nguyên tử carbon mạch chính sao cho tổng số của số chỉ vị trí của các nhóm thế là nhỏ nhất.

- Đánh số từ phía đầu mạch gần liên kết bội đối với dẫn xuất halogen không no.

- Ví dụ:

ClCH2CH2Cl: 1,2-dichloroethane

CH2=CHCH2Cl: 3-chloroprop-1-ene

 : 2-chloro-2-methylpropane

: 1,3-dibromobenzene

- Danh pháp thông thường:

CHCl3: chloroform

CHBr3: bromoform

CHI3: iodoform

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí của dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tính chất vật lí của dẫn xuất halogen.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc hiểu mục II SGK trang 102; thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Kiến thức về tính chất vật lí của dẫn xuất halogen
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc nội dung mục II SGK trang 102, yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

+ Ở điều kiện thường, các dẫn xuất halogen tồn tại ở thể nào?

+ Nhận xét về độ tan của các dẫn xuất halogen trong nước và trong các dung môi hữu cơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu tính chất vật lí của dẫn xuất halogen; thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về tính chất vật lí của dẫn xuất halogen.

II. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, các dẫn xuất halogen có phân tử khối nhỏ ở thể khí, các dẫn xuất halogen có phân tử lớn ở thể lỏng.

- Dẫn xuất halogen nặng hơn nước và hầu như không tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ kém phân cực.

Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử, khả năng phản ứng của dẫn xuất halogen

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử, dự đoán khả năng phản ứng của dẫn xuất halogen.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc mục III SGK trang 102, trả lời Câu hỏi 3 SGK trang 102
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho Câu hỏi 3 SGK trang 102; Kiến thức về đặc điểm cấu tạo phân tử, khả năng phản ứng của dẫn xuất halogen.
  4. Tổ chức hoạt động:

 ..............

 => Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ HOÁ HỌC 11 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint bài: Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Trong số các chất trên, những chất nào là chất hữu cơ, những chất nào là chất vô cơ?

Cho biết một số ứng dụng của các chất hữu cơ trong đời sống

BÀI 8:

 HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ

Phân loại các hợp chất hữu cơ

Nhóm chức

  1. KHÁI NIỆM HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ

Hợp chất hữu cơ là gì?

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon, trừ một số hợp chất vô cơ như CO, CO2, muối carbonate, các cyanide, các carbide,...

Hóa học hữu cơ là gì?

Ngành hóa học nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ được gọi là hóa học hữu cơ.

Xác định các chất hữu cơ trong các chất sau:

C6H12O6

C12H22O11

CO2

CaCO3

C2H2

  1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ

Thành phần nguyên tố (Ngoài carbon, trong thành phần của các hợp chất hữu cơ thường có thêm các nguyên tố nào?)

Tính chất hóa học (Xảy ra nhanh hay chậm và theo chiều hướng nào? Lấy ví dụ)

Tính chất vật lí (Độ tan, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng cháy như thế nào?)

Đặc điểm cấu tạo (Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết nào?)

  1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ

Ngoài carbon, trong thành phần của các hợp chất hữu cơ thường có thêm một hoặc một vài nguyên tố khác như hydrogen, oxygen, nitrogen; ít gặp hơn là phosphorus, halogen, sulfur,...

  1. Đặc điểm cấu tạo
  • Các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ liên kết với nhau chủ yếu bằng liên kết cộng hóa trị.
  • Các nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon ở dạng mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh hoặc mạch vòng
  1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
  • Các hợp chất hữu cơ ít tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ
  • Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi).
  1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
  • Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau, tạo thành hỗn hợp các sản phẩm.

Ví dụ:

  • Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy
  1. Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố C, H, O, N và P, giải thích vì sao liên kết giữa nguyên tử của các nguyên tố này với nhau lại là liên kết cộng hóa trị

Do các nguyên tố C, H, N, P có độ âm điện khác nhau không nhiều nên liên kết giữa nguyên tử của các nguyên tố này với nhau lại là liên kết cộng hóa trị

  1. Sự kết hợp của bốn nguyên tử carbon với nhau có thể hình thành các loại mạch carbon như dưới đây:

Hãy chỉ ra chất nào có mạch carbon hở phân nhánh và chất nào có mạch vòng

Không phân nhánh

Mạch vòng

Phân nhánh

Mạch vòng

  1. Cho phản ứng đốt cháy 1 mol ethanol (C2H6O):

Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Dự đoán về mặt năng lượng, phản ứng trên xảy ra thuận lợi hay không

 = - 1 300 kJ nên phản ứng trên là tỏa nhiệt

Nhiệt lượng tỏa ra là 1 300 kJ nên dễ dàng thấy được phản ứng trên xảy ra thuận lợi. Hay ethanol dễ cháy, khi cháy tỏa nhiều nhiệt.

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều
Giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án hóa học 11 cánh diều

Từ khóa: giáo án hoá học 11 cánh diều, tải giáo án hoá học 11 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 hoá học 11 cánh diều, tải giáo án word và điện tử hoá học 11 kì 2 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay