Đề thi cuối kì 1 vật lí 6 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 6 cánh diều cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn vật lí 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: .............
TRƯỜNG THCS ............ Chữ kí GT2: .............
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Vật lí 6 - Cánh diều
Họ và tên: ………………………………………..…. Lớp: ……....… Số báo danh: ……………………………...........Phòng KT: .……… | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Kết luận nào sau đây không đúng?
- Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
- Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
- Một vật bị biến dạng do có lực tác dụng vào nó.
- Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động.
Câu 2. Hoạt động nào sau đây không cần dùng tới lực?
- Cầm phấn viết bảng
- Đọc một trang sách
- Quét nhà
- Bế em bé
Câu 3. Lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là
- Lực đẩy
- Lực nâng
- Lực không tiếp xúc
- Lực tiếp xúc
Câu 4. Chọn đáp sai: Trong các lực sau, lực nào là lực tiếp xúc?
- Lực của tay đẩy xe lên dốc
- Lực của tay đập quả bóng xuống đất
- Lực của vợt tác dụng vào quả cầu lông
- Lực hút của thanh nam châm khi đặt gần viên bi sắt
Câu 5. Làm tăng lực ma sát được vận dụng trong trường hợp nào?
- Tăng thêm vòng bi ở ổ trục
- Khi di chuyển vật nặng, bên dưới đặt các con lăn
- Rắc cát trên đường ray xe lửa
- Tra dầu vào xích xe đạp
Câu 6. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát?
- Lực tác dụng làm ô tô chuyển động
- Lực xuất hiện làm mòn lốp xe
- Lực xuất hiện khi lò xo bị nén
- Lực làm cho nước chảy từ trên cao
Câu 7. Đơn vị của trọng lượng là
- Niutơn
- Ampe
- Mét
- Kilogam
Câu 8. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
- Phương thẳng đứng, chiều hướng ra xa Trái Đất
- Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất
- Phương nằm ngang, chiều từ Đông sang Tây
- Phương nằm ngang, chiều từ Tây sang Đông
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trình bày tác dụng của lực lên vật. Cho ví dụ minh họa.
Câu 2. (2,0 điểm)
Hãy phân tích hai trường hợp trong thực tế mà lực ma sát là có hại. Trong từng trường hợp, em hãy đề xuất ý tưởng cải tiến để công việc được tốt hơn.
Câu 3. (2,0 điểm)
- Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích vì sao con người không bị văng khỏi Trái Đất khi Trái Đất quay.
- Biết trên bề mặt Trái Đất, vật có khối lượng 1kg bị Trái Đất hút với lực 10N, do đó, cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Trái Đất là 10N/kg. Em hãy tính trọng lượng của vận động viên thể hình có khối lượng 86kg.
BÀI LÀM
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I – MÔN VẬT LÍ 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ
Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG
|
VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL | |
Lực và tác dụng của lực
Số câu: 3 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | Xác định hoạt động không cần dùng tới lực | Tác dụng của lực lên vật | Hiểu các tác dụng của lực lên vật, lấy được ví dụ minh họa | |||||
Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ:5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu:1 Sốđiểm: 2,0 Tỉ lệ:20% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % | |
Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Số câu: 2 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Khái niệm lực tiếp xúc | Hiểu và biết lực tiếp xúc | ||||||
Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ:5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:% | |
Lực ma sát
Số câu: 3 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | Trường hợp xuất hiện lực ma sát | Trường hợp được vận dụng để làm tăng lực ma sát | Phân tích trường hợp trong thực tế mà lực ma sát là có hại, đề xuất ý tưởng cải tiến để công việc được tốt hơn. | |||||
Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu:1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: 1 Số điểm: 2,0 Tỉ lệ:20% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:.% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:..% | |
Lực hấp dẫn
Số câu: 3 Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: 30% | Đơn vị đo trọng lượng | Phương và chiều của trọng lực | Dựa vào kiến thức đã học để giải thích vì sao con người không bị văng khỏi Trái Đất khi Trải Đất quay | Tính trọng lực của vận động viên thể hình | ||||
Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ:5% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: 0% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: 0,5 Sốđiểm: 1,0 Tỉ lệ:10% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 0,5 Số điểm: 1,0 Tỉ lệ:10% | |
Tổng số câu: 11 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% | 3 câu 1,5 điểm 15% | 5 câu 4,0 điểm 40% | 2,5 câu 3,5 điểm 35% | 0,5 câu 1,0 điểm 10 % |