Đề thi cuối kì 2 hoá học 11 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoá học 11 cánh diều cuối kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 2 môn Hoá học 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Chất nào sau đây không phải là phenol?

  1. B. C.                 D.

Câu 2. Hợp chất hữu cơ X có chứa vòng benzene, có công thức phân tử là C7H8O. Số đồng phân cấu tạo của X là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 3. Để nhận biết 2 chất lỏng phenol và ethanol, có thể dùng

  1. dung dịch Br2.
  2. quỳ tím.
  3. kim loại Na.
  4. dung dịch NaOH.

Câu 4. Hợp chất hữu cơ X có chứa vòng benzene, có công thức phân tử là C7H8O. Số đồng phân cấu tạo của X là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 5. Phenol (C6H5OH) không tác dụng với

  1. K2CO3.
  2. K.
  3. KOH.
  4. NaCl.

Câu 6. Oxi hóa alcohol đơn chức (X) bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là ketone (Y) (tỉ khối hơi của (Y) so với khí hydrogen bằng 29). Công thức cấu tạo của (X) là

  1. CH3-CH(OH)-CH2-CH3.
  2. CH3-CH(OH)-CH3.
  3. CH3-CO-CH3.
  4. CH3-CH2-CH2-OH.

Câu 7. Hợp chất chứa nhóm C=O liên kết với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen được gọi là

  1. hợp chất alcohol.
  2. dẫn xuất halogen.
  3. hợp chất carbonyl.
  4. các hợp chất phenol.

Câu 8. Cho ba hợp chất hữu cơ có phân tử khối tương đương:

(1) C3H8; (2) C2H5OH; (3) CH3CHO.

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

  1. (2) > (3) > (1).
  2. (1) > (2) > (3).
  3. (3) > (2) > (1).
  4. (2) > (1) > (3).

Câu 9. Aldehyde là hợp chất hữu cơ có

  1. nhóm -CO chỉ liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon.
  2. nhóm -CHO chỉ liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon.
  3. nhóm -CO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.
  4. nhóm -CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

Câu 10. Hợp chất nào sau đây là đồng phân của 2-methylpentanal?

  1. 2,2-dimethylpropanal.
  2. 3,3-dimethylbutanone.
  3. 3,4-dimethylpentanone.
  4. 3-ethylpentanal.

Câu 11. Công thức cấu tạo không phải của aldehyde là

  1. H-CH=O.
  2. O=CH-CH=O.
  3. CH3-CO-CH3.
  4. CH3-CH=O.

Câu 12. Công thức tổng quát của carboxylic acid no, đơn chức, mạch hở là

  1. CnH2nO2 (n 1).
  2. CnH2n+2O2 (n 1).
  3. CnH2n-1COOH (n 1).
  4. CnH2nO2 (n 2).

Câu 13. Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch chất nào sau đây?

  1. HCOOH.
  2. CH3OH.
  3. CH3CHO.
  4. C2H5OH.

Câu 14. Malic acid (2-hydroxylbutanedioic acid) có nhiều trong quả táo. Công thức cấu tạo thu gọn của malic acid là

  1. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH.
  2. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-COOH.
  3. HOOC-CH2-COOH.
  4. HOOC-CH2-CH2-COOH.

Câu 15. Benzoic acid và muối sodium của nó có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn khác nên thường được sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm. Benzoic acid có công thức cấu tạo là

  1. CH3COOH.
  2. HCOOH.
  3. C6H5COOH.
  4. (COOH)2.

Câu 16. Sữa chua được lên men từ sữa bột, sữa bò, sữa dê,… Sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa. Vị chua trong sữa chua tạo bởi acid nào sau đây ?

  1. Formic acid.
  2. Acetic acid.
  3. Lactic acid.
  4. Benzoic.

Câu 17. Dãy gồm các chất đều có khả năng phản ứng với phenol lỏng là

  1. nước bromine, dung dịch NaOH, kim loại Na.
  2. hydrogen (xúc tác Ni, nung nóng), dung dịch NaHCO3, dung dịch NaOH.
  3. nước bromine, acetic acid, dung dịch NaOH.
  4. kim loại Na, O2, dung dịch NaCl.

Câu 18. Cho các chất: (1) picric acid; (2) cumene; (3) cyclohexanol; (4) 1,2-dihydroxide-4-methylbenzene; (5) 4-methylphenol; (6) hydroquinone. Các chất thuộc loại phenol là

  1. (1), (3), (5), (6).
  2. (1), (4), (5), (6).
  3. (1), (2), (4), (6).
  4. (1), (2), (4), (5).

Câu 19. Các hợp chất: CH3COOH, C2H5OH và C6H5OH xếp theo thứ tự tăng tính acid ở dãy nào là đúng?

  1. C2H5OH < CH3COOH < C6H5OH.
  2. CH3COOH < C6H5OH < CH5OH.
  3. C6H5OH < C2H5OH < CH3COOH.
  4. C2H5OH < C6H5OH < CH3COOH.

Câu 20. Cho X là hợp chất thơm; a mol X phản ứng vừa hết với a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 24,79a lít khí H2 (ở đkc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là

  1. HOC6H4COOCH3.
  2. CH3C6H3(OH)2.
  3. HOCH2C6H4OH.
  4. HOC6H4COOH.

Câu 21. Thuốc thử nào sau đây có thể sử dụng để phân biệt hai chất sau?

   
  1. I2 trong môi trường kiềm.
  2. K2Cr2O7 trong môi trường acid.
  3. Thuốc thử Tollens.
  4. Cu(OH)2.

Câu 22. Hợp chất nào sau đây là sản phẩm khi oxi hóa 2-methylpentane-1,2,4-triol bằng potassium dichromate dư trong môi trường acid?

  1. OHCCH2C(CH3)(OH)COCH3.
  2. HOOCCO(CH3)CH2COCH3.
  3. HOOCC(CH3)(OH)CH2COCH3.
  4. HOOCCH2COC(OH)(CH3)2.

Câu 23. Cho aldehyde X tác dụng với H2 (xúc tác Ni, nung nóng) thu được methyl alcohol. Công thức phân tử của X là

  1. CH2O.
  2. CH4O.
  3. C2H6O.
  4. C2H4O.

Câu 24. Kết luận nào đúng với phản ứng giữa propanal và hydrogen cyanide?

  1. Liên kết C-C bị phá vỡ và liên kết O-H được hình thành.
  2. Liên kết C-O bị phá vỡ và liên kết C-C được hình thành.
  3. Liên kết C-H bị phá vỡ và liên kết O-H được hình thành.
  4. Liên kết C-O bị phá vỡ và liên kết C-H được hình thành.

Câu 25. Trung hòa 400 mL dung dịch acetic acid 0,5M bằng dung dịch NaOH 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH cần dùng là

  1. 100 mL.
  2. 200 mL.
  3. 300 mL.
  4. 400 mL.

Câu 26. Trung hòa 14,4 gam carboxylic acid đơn chức X, cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức phân tử của X là

  1. CH3COOH.
  2. C2H5COOH.
  3. C2H3COOH.
  4. HCOOH.

Câu 27. Cho các chất sau: (X) CH3CH2CHO; (Y) CH2=CHCHO; (Z) (CH3)2CHCHO; (T) CH3=CHCH2OH. Các chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư khí hydrogen có chất xúc tác Ni, đun nóng, tạo ra cùng một sản phẩm là

  1. (X), (Y), (Z).
  2. (X), (Y), (T).
  3. (Y), (Z), (T).
  4. (X), (Z), (T).

Câu 28. Hợp chất X có phổ khối lượng như sau:

X có thể là

  1. CH3COOH.
  2. C2H5OH.
  3. CH3CHO.
  4. CH3COOC2H5.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Cho 15,8 gam hỗn hợp gồm CH3OH và C6H5OH tác dụng với dung dịch bromine dư, thì làm mất màu vừa hết 48 gam Br2. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thì thể tích CO2 thu được (ở đkc) là bao nhiêu?

Câu 2 (1 điểm) Hỗn hợp X gồm hai acid no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho X tác dụng với Na2CO3, thu được 2,231 L khí (đkc) và 16,2 g muối acid hữu cơ. Xác định công thức cấu tạo của hai acid trong hỗn hợp X.  

Câu 3. (1 điểm) Ngày nay, nhu cầu về đồ gỗ nội thất ngày càng nhiều song nguồn gỗ tự nhiên không còn dồi dào nên việc chuyển sang sử dụng gỗ công nghiệp đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới. Việc sử dụng gỗ công nghiệp góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp là nghiền các cây gỗ trồng ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su,…, sau đo sử dụng keo để kết dính và ép để tạo độ dày ván gỗ. Keo được sử dụng trong gỗ công nghiệp thường chứa dư lượng formaldehyde, là một hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người. Tại các nước phát triển như ở châu Âu và Mỹ, dư lượng formaldehyde được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Châu Âu quy định tiêu chuẩn dư lượng formaldehyde trong gỗ công nghiệp là 120 g m-3. Cơ quan kiểm định lấy 300 g gỗ trong một lô gỗ của một doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu và kiểm tra bằng phương pháp sắc kí thấy chứa 0,03 g formaldehyde. Biết khối lượng riêng của loại gỗ này là 800 kg m-3.

  1. Vì sao formaldehyde lại có trong gỗ công nghiệp?
  2. Lô gỗ của doanh nghiệp Việt Nam có đủ tiêu chuẩn để xuất sang châu Âu không?

%

BÀI LÀM

……….…………………………………………………………………………………………         ……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

……….…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT .............

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Dẫn xuất Halogen – Alcohol - Phenol

Bài 17. Phenol 

5

4

 

 

1

 

9

1

3,25đ

Hợp chất Carbonyl – Carboxylic Acid

Bài 18. Hợp chất carbonyl

6

4

 

 

1

10

1

3,5đ

Bài 19. Carboxylic acid

5

4

 

1

 

9

1

3,25đ

Tổng số câu TN/TL

16

0

12

0

0

2

0

1

28

3

 

10 điểm

Điểm số

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

 

TRƯỜNG THPT .............

BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

Chủ đề 5. Dẫn xuất Halogen – Alcohol - Phenol

1

9

 

 

Bài 17. Phenol

Nhận biết

 

- Nêu được khái niệm về phenol, tên gọi, công thức cấu tạo một số phenol đơn giản, đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử của phenol

- Nêu được tính chất vật lí của phenol

- Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của phenol: phản ứng thế H ở nhóm – OH, phản ứng thế ở vòng thơm

- Mô tả hiện tượng thí nghiệm của phenol với sodium hydroxide, sodium carbonate, với nước bromine, với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc; giải thích được tính chất hóa học của phenol

- Trình bày được ứng dụng của phenol và điều chế phenol (từ cumene và từ nhựa than đá

 

5

 

 

C1, 2, 3, 4, 5

Thông hiểu

4

 

C17, 18, 19, 20

Vận dụng

1

 

C1

 

Chủ đề 6. Hợp chất Carbonyl – Carboxylic Acid

2

19

 

 

Bài 18. Hợp chất Carbonyl

Nhận biết

- Nêu được khái niệm hợp chất carbonyl (aldehyde và ketone)

- Gọi được tên theo danh pháp thay thế một số hợp chất carbonyl đơn giản (C1 – C5), tên thông  thường một vài hợp chất carbonyl thường gặp

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của hợp chất carbonyl

- Trình bày được tính chất hóa học của aldehyde, ketone: phản ứng khử (với NaBH4 hoặc LiAlH4); phản ứng oxi hóa aldehyde (với nước bromine, thuốc thử Tollens, Cu(OH)2/OH-); phản ứng cộng vào nhóm carbonyl (với HCN); phản ứng tạo iodoform

- Mô tả hiện tượng thí nghiệm phản ứng tráng bạc, phản ứng với Cu(OH)2/OH-, phản ứng tạo iodoform từ acetone; giải thích tính chất hóa học của hợp chất carbonyl và xác định hợp chất có chứa nhóm CH3CO-

- Trình bày được ứng dụng của hợp chất carbonyl và phương pháp điều chế acetaldehyde bằng cách oxi hóa ethylene, điều chế acetone từ cumene

 

6

 

C6, 7, 8, 9, 10, 11

Thông hiểu

 

4

 

C21, 22, 23, 24

Vận dụng cao

1

 

C3

 

Bài 19. Carboxylic Acid

Nhận biết

 

 

- Nêu được khái niệm về carboxylic acid

- Viết được công thức cấu tạo và gọi tên một số acid theo danh pháp thay thế (C1 – C5) và một vài acid thường gặp theo tên thông thường

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo và hình dạng phân tử acetic acid

- Nêu và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ sôi, tính tan) của carboxylic acid

- Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của carboxylic acid: Thể hiện tính acid (phản ứng với chất chỉ thị; phản ứng với kim loại, oxide kim loại, base, muối) và phản ứng ester hóa

- Mô tả được các hiện tượng thí nghiệm về phản ứng của acetic acid (hoặc calcium carbonate), magnesium; điều chế ethyl acetate (hoặc quan sát qua video thí nghiệm); giải thích được tính chất hóa học của carboxylic acid

- Trình bày được ứng dụng của một số carboxylic acid thông dụng và phương pháp điều chế carboxylic acid (điều chế acetic acid bằng phương pháp lên men giấm và phản ứng oxi hóa alkane)

 

5

 

C12, 13, 14, 15, 16

Thông hiểu

 

4

 

C25, 26, 27, 28

Vận dụng

1

 

C2

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hóa học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay