Đề thi cuối kì 2 khoa học máy tính 12 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính Kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Tin học 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………….. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Đặc trưng nào của dữ liệu lớn (Big Data) đề cập đến tính hữu ích của dữ liệu?
A. Value.
B. Volume.
C. Veracity.
D. Velocity.
Câu 2. Phần mềm PhET không cung cấp mô phỏng trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Khoa học Trái Đất.
B. Hoá học.
C. Giao thông.
D. Toán.
Câu 3. Khoảng cách truyền hiệu quả của cáp xoắn chỉ khoảng
A. 10 m.
B. 1 km.
C. 10 km.
D. 100 m.
Câu 4. Điện toán đám mây có thể đem lại lợi ích gì cho Khoa học dữ liệu?
A. Tạo ra các biểu diễn dữ liệu trực quan.
B. Giúp làm sạch dữ liệu.
C. Trực quan hoá dữ liệu.
D. Huấn luyện mô hình học máy.
Câu 5. Phương án nào sau đây là phần mềm mô phỏng thí nghiệm vật lí?
A. Phần mềm Concord Consortium.
B. Phần mềm Crocodile Physics.
C. Phần mềm Flowgorithm.
D. Phần mềm Geometer’s Sketchpad.
Câu 6. Hệ thống định vị vệ tinh nào sau đây là của Ấn Độ?
A. IRNSS.
B. GALILEO.
C. GLONASS.
D. GPS.
Câu 7. Mô hình mạng dưới đây được thiết kế theo cấu trúc gì?
A. Cấu trúc hình sao.
B. Cấu trúc dạng vòng.
C. Cấu trúc dạng tuyến.
D. Cấu trúc hỗn hợp.
Câu 8. Power Query trong Excel được sử dụng để làm gì?
A. Để nhập, làm sạch, biến đổi và tải dữ liệu.
B. Để thực hiện các phép toán số học.
C. Để tạo ra PivotTable.
D. Để tạo ra các biểu đồ.
Câu 9. Phương pháp Học không giám sát được ứng dụng trong bài toán nào sau đây?
A. Chẩn đoán bệnh trong y tế.
B. Phân khúc khách hàng.
C. Nhận dạng đối tượng trong hình ảnh.
D. Phát hiện thư rác.
Câu 10. Khoa học dữ liệu làm gì để góp phần tăng hiệu quả công việc?
A. Dự báo và phân tích xu hướng phát triển dựa trên dữ liệu.
B. Tự động tạo các báo cáo về dữ liệu.
C. Tự động hoá những tác vụ lặp đi lặp lại.
D. Tìm ra các mối quan hệ ẩn trong dữ liệu.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về lợi ích của việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong lĩnh vực sản xuất?
A. Việc thử nghiệm bằng mô phỏng cho kết quả nhanh hơn so với thử nghiệm trên hệ thống thực.
B. Phần mềm mô phỏng giúp người lao động làm quen với các thiết bị và quy trình làm việc.
C. Phần mềm mô phỏng giúp thiết kế sản phẩm, đánh giá các thiết kế, cải thiện chất lượng và tính năng sản phẩm.
D. Phần mềm mô phỏng giúp đào tạo robot trong sản xuất công nghiệp.
Câu 12. Phương án nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc sử dụng máy tính và thuật toán hiệu quả trong việc xử lí dữ liệu lớn cho HGP?
A. Đảm bảo tính chính xác của trình tự bộ gen cuối cùng.
B. Đẩy nhanh đáng kể quá trình phân tích lượng dữ liệu di truyền khổng lồ.
C. Tạo ra dữ liệu gen mới.
D. Giảm nguy cơ sai sót của con người trong phân tích dữ liệu.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Học máy là một lĩnh vực trong Trí tuệ nhân tạo nhằm nghiên cứu, phát triển các thuật toán và mô hình cho phép máy tính có khả năng học từ dữ liệu để giải quyết vấn đề.
B. Máy tính có thể đưa ra dự đoán nhãn cho dữ liệu mới sau quá trình học có giám sát.
C. Học có giám sát dành riêng chỉ để giải quyết bài toán phân loại.
D. Các dịch vụ như Google Translate và Siri sử dụng học máy để hiểu và trả lời các câu hỏi từ người dùng bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Câu 14. Em hãy sắp xếp các bước thiết kế mạng theo đúng thứ tự.
(1) Thiết kế vật lí.
(2) Thiết kế logic.
(3) Lựa chọn hệ điều hành mạng.
(4) Khảo sát và phân tích yêu cầu.
A. (4) (3)
(2)
(1).
B. (4) (1)
(2)
(3).
C. (4) (2)
(1)
(3).
D. (4) (1)
(3)
(2).
Câu 15. Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG?
A. Cáp xoắn sử dụng đầu nối và cổng USB Type C.
B. Mạng vệ tinh hoạt động dựa trên vệ tinh xung quanh Trái Đất, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa lí, hạ tầng mặt đất hay sự cố thiên tai.
C. Cáp đồng trục được sử dụng phổ biến trong đường truyền Internet quốc tế, cũng như cung cấp dịch vụ truyền tải Internet tốc độ cao, không bị gián đoạn.
D. Mạng thông tin di động toàn cầu thế hệ thứ tư (4G) có thể truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa tới 10 Gb/s.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là SAI?
A. Phần mềm mô phỏng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật sống động.
B. Việc ứng dụng mô phỏng có thể ít tốn kém hơn so với việc tạo mẫu hoặc thử nghiệm vật lí.
C. Không phải phần mềm mô phỏng nào cũng yêu cầu cung cấp dữ liệu đầu vào.
D. Nhờ có mô phỏng, có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường nhiều hiện tượng trong tự nhiên như vị trí, quỹ đạo và chuyển động của các thiên thể, sự biến đổi của các lục địa, chu kì phát triển của các loại sinh vật,…
Câu 17. Phương án nào sau đây là một thuật toán học máy không giám sát?
A. Mạng nơ-ron.
B. Cây quyết định.
C. Hồi quy tuyến tính.
D. Giảm kích thước.
Câu 18. “Quy tắc 5-4-3” trong thiết kế mạng có ý nghĩa gì?
A. Trong cùng một vùng xung đột, không được dùng quá 5 phân đoạn mạng, không quá 4 phân đoạn có máy tính và không quá 3 Repeater.
B. Trong cùng một vùng xung đột, không được dùng quá 5 phân đoạn có máy tính, không quá 4 Repeater và không quá 3 phân đoạn mạng.
C. Trong cùng một vùng xung đột, không được dùng quá 5 phân đoạn mạng, không quá 4 Repeater và không quá 3 phân đoạn có máy tính.
D. Trong cùng một vùng xung đột, không được dùng quá 5 Repeater, không quá 4 phân đoạn có máy tính và không quá 3 phân đoạn mạng.
Câu 19. ...........................................
...........................................
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đường truyền là một thành phần của mạng máy tính.
a. Cáp quang là một loại đường truyền có dây, có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thuỷ tinh hoặc plastic đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu điện.
b. NFC (Near Field Communications) là một loại hình mạng không dây, sử dụng cảm ứng từ trường để kết nối các thiết bị khi chúng tiếp xúc trực tiếp hoặc gần nhau (dưới 4 cm).
c. Đường truyền không dây có độ tin cậy cao hơn so với đường truyền có dây do ít bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh như nhiễu điện từ, nhiễu sóng radio,…
d. Kết nối Bluetooth giúp thay thế các giao tiếp nối tiếp dùng dây cáp truyền thống giữa các thiết bị đo, thiết bị định vị dùng GPS, thiết bị y tế, máy quét mã vạch,…
Câu 2. Thiết kế mạng là xây dựng các giải pháp kĩ thuật cho mạng để đáp ứng được các yêu cầu ứng dụng mạng.
a. Thiết kế mạng là cần thiết vì mỗi tổ chức sẽ có những yêu cầu riêng cho mạng máy tính của mình.
b. Việc xác định các ứng dụng sẽ cài đặt trên mạng là một công việc thiết kế mạng.
c. Trong quá trình thiết kế mạng cần thu thập thông tin về số lượng thiết bị có cổng kết nối mạng dây, số lượng thiết bị có cổng kết nối mạng không dây và kích thước các thiết bị của người dùng.
d. Cần 1 Switch 24 cổng và 1 Modem để kết nối 20 máy tính trong một mạng LAN.
Câu 3. Phân tích dữ liệu là việc trích rút thông tin hữu ích giúp tạo ra tri thức mới từ dữ liệu đã thu thập được.
a. Excel cung cấp một số công cụ giúp xử lí và phân tích dữ liệu như Power Query, PivotTable.
b. Trên màn hình làm việc của PivotTable, Rows là tiêu chí được sử dụng để tổng hợp dữ liệu có trong Columns.
c. Trong PivotChart, việc bổ sung nhãn dữ liệu giúp tăng tốc độ xử lí của Excel.
d. Có thể thực hiện việc thay đổi trình tự sắp xếp dữ liệu của cột bằng cách: Chọn cột dữ liệu Chọn Data trên thanh công cụ
Sử dụng tính năng Sort A to Z.
Câu 4. ...........................................
...........................................
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - KẾT NỐI TRI THỨC
...........................................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - KẾT NỐI TRI THỨC
Năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | ||||||
NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | ||||||
NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | 10 | 8 | 6 | 6 | 6 | 4 |
Tổng (số lệnh hỏi trong đề thi) | 10 | 8 | 6 | 6 | 6 | 4 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 - 2025)
MÔN: ĐỊNH HƯỚNG KHOA HỌC MÁY TÍNH 12 - KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số lệnh hỏi | Câu hỏi | ||||
NLa (Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông) | NLb (Ứng xử phù hợp trong môi trường số) | NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông) và GQVĐ&ST | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | TN nhiều đáp án | TN Đúng Sai | ||
CHỦ ĐỀ 6. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET | 24 | 16 | ||||||
Bài 23. Đường truyền mạng và ứng dụng | Nhận biết | - Nhận biết và nhớ lại các khái niệm cơ bản về đường truyền mạng và ứng dụng. - Nêu được khái niệm và ứng dụng của một số loại đường truyền hữu tuyến và vô tuyến thông dụng. | 2 | 2 | C3 C6 | C1a C1b | ||
Thông hiểu | - Giải thích cách hoạt động của các loại đường truyền mạng và các giao thức liên quan như TCP/IP, HTTP, DNS,… | 1 | 1 | C15 | C1c | |||
Vận dụng | - Lựa chọn được loại đường truyền phù hợp. | 1 | 1 | C19 | C1d | |||
Bài 24. Sơ bộ về thiết kế mạng | Nhận biết | - Nhận diện các yếu tố cơ bản của thiết kế mạng. | 1 | 1 | C7 | C2a | ||
Thông hiểu | - Trình bày và giải thích sơ lược được việc thiết kế mạng LAN cho một tổ chức nhỏ. | 2 | 2 | C14 C18 | C2b C2c | |||
Vận dụng | - Lựa chọn được thiết bị mạng phù hợp khi thiết kế mạng. | 2 | 1 | C23 C24 | C2d | |||
CHỦ ĐỀ 7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | ||||||||
Bài 25. Làm quen với Học máy | Nhận biết | - Nêu được vai trò của Học máy trong những công việc như lọc thư rác, chẩn đoán bệnh, phân tích thị trường, nhận dạng tiếng nói và chữ viết, dịch tự động,… | 1 | C9 | ||||
Thông hiểu | - Giải thích được sơ lược về khái niệm Học máy. | 2 | C13 C17 | |||||
Vận dụng | ||||||||
Bài 26. Làm quen với Khoa học dữ liệu | Nhận biết | - Nêu được sơ lược về khái niệm, mục tiêu của Khoa học dữ liệu. - Nêu được một số thành tựu của Khoa học dữ liệu và ví dụ minh hoạ. | 2 | C1 C10 | ||||
Thông hiểu | - Hiểu được vai trò của máy tính đối với sự phát triển của Khoa học dữ liệu. - Hiểu được tính ưu việt trong việc sử dụng máy tính và thuật toán hiệu quả để xử lí khối dữ liệu lớn, nêu được ví dụ minh hoạ. | |||||||
Vận dụng | ||||||||
Bài 27. Máy tính và Khoa học dữ liệu | Nhận biết | - Biết được các giai đoạn trong quy trình Khoa học dữ liệu. - Biết được vai trò của máy tính đối với sự phát triển của Khoa học dữ liệu. | 1 | C4 | ||||
Thông hiểu | - Hiểu được tính ưu việt trong việc sử dụng máy tính và thuật toán hiệu quả để xử lí dữ liệu có kích thước lớn. | 1 | C12 | |||||
Vận dụng | ||||||||
Bài 28. Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức | Nhận biết | - Biết được một số công cụ xử lí và phân tích dữ liệu của Excel. | 1 | 1 | C8 | C3a | ||
Thông hiểu | - Hiểu được cách xử lí và phân tích dữ liệu của Excel. | 2 | C3b C3c | |||||
Vận dụng | - Nêu được trải nghiệm của bản thân trong việc trích rút thông tin và tri thức hữu ích từ dữ liệu đã có. - Sử dụng được bảng tính điện tử để thực hành một số bước xử lí và phân tích dữ liệu đơn giản. | 2 | 1 | C21 C22 | C3d | |||
Bài 29. Mô phỏng trong giải quyết vấn đề | Nhận biết | - Nêu được một vài lĩnh vực trong đời sống có sử dụng kĩ thuật mô phỏng. - Nêu được một vài vấn đề thực tế mà ở đó có thể cần dùng kĩ thuật mô phỏng để giải quyết. | 1 | C4a | ||||
Thông hiểu | - Giải thích được sơ lược về khái niệm mô phỏng. | 2 | 1 | C11 C16 | C4c | |||
Vận dụng | - Sử dụng và giải thích được lợi ích của một vài phần mềm mô phỏng. | |||||||
Bài 30. Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục | Nhận biết | - Bước đầu sử dụng một vài phần mềm giáo dục và chỉ ra được một số lợi ích của chúng. | 2 | 1 | C2 C5 | C4b | ||
Thông hiểu | ||||||||
Vận dụng | - Có khả năng sử dụng ứng dụng mô phỏng để giải quyết các vấn đề phức tạp hoặc thực hiện các dự án nghiên cứu. | 1 | 1 | C20 | C4d |