Đề thi cuối kì 2 khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 3 môn khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I (KHTN 7)

1/ Khung ma trận

- Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 2 khi kết thúc nội dung 9. Sinh sản ở sinh vật.

- Thời gian làm bài: 60 phút

- Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận)

- Cấu trúc:

- Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao

- Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 04 câu), mỗi câu 0,25 điểm

- Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Từ (10 tiết)

 

1

1 ý

1

1 ý

 

 

 

2

 

1,5

2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (30 tiết)

1 ý

5

1 ý

1

1 ý

2

 

 

3

 

5

3. Cảm ứng ở sinh vật (6 tiết)

1 ý

1

 

 

 

 

 

 

1

 

1

4. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (7 tiết)

 

2

 

 

1 ý

 

 

 

1

 

1

5. Sinh sản ở sinh vật (10 tiết)

 

3

   

 

1 ý

 

1

 

1,5

Số câu TN/ Số ý TL
(Số YCCĐ)

2

12

2

2

3

2

1

 

8 ý

16

10,0

Điểm số

1,0

3,0

2,5

0,5

1,5

0,5

1,0

 

6,0

4,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

2/ Bản đặc tả


Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

 

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

TL

(Số ý)

TN

(Số câu)

 

 

TỪ (10 tiết)

00

02

 

 

 

Nam châm

Nhận biết

 

- Nêu được tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau.

 

1

 

C1

 

Thông hiểu

 

- Trình bày được sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm)

1

 

C1b

 

 

Vận dụng

- Xác định được cực Bắc và cực nam của một thanh nam châm.

1

 

C1a

 

 

 Từ trường

Nhận biết

 

– Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng của lực từ, được gọi là từ trường.

- Nêu được khái niệm từ phổ bằng mạt sắt và nam châm; đường sức từ

1

 

 

C2

 

Thông hiểu

- Vẽ được đường sức từ quanh một nam châm

- Dựa vào ảnh hoặc hình vẽ khẳng định được Trái Đất có từ trường.

- Nêu được cực Bắc từ và cực bắc địa lí không trùng nhau.

-Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

 

 

 

  

Chế tạo nam châm điện

Vận dụng

- Chế tạo nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện.

 

 

 

  

 

TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT (30 Tiết)

0

08

 

 

 

 1. Khái quát vè trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

 

 

 

 

 

Thông hiểu

- Nêu được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

1

1

C2a

C3

 

 2. Quang hợp và một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm, nguyên liệu và sản phẩm quả quang hợp.

- Viết được phương trình quang hợp.

- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

- Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp.

- Nêu được một số yêu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp.

1

2

C2b

C4,C5

 

Vận dụng

- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng cây và bảo vệ cây xanh

 

 

 

 

 

 3. Thực hành chứng minh quang hợp ở cây xanh

Vận dụng

- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh.

 

1

 

C6

 

4. Hô hấp tế bào và một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Nhận biết

- Nêu được khái niệm hô hấp tế bào.

- Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

 

1

 

C7

 

Thông hiểu

- Viết được phương trình hô hấp dạng chữ.

-Thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

 

 

 

 

 

Vận dụng

- Vận dụng để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

1

 

C2b

 

 

5. Thực hành hô hấp ở thực vật

Vận dụng

- Tiến hành thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.

 

 

 

 

 

6. Trao đổi khí ở sinh vật

Nhận biết

- Mô tả được quá trình trao đổi khí qua tế bào khí khổng ở lá

- Mô tả được cấu tạo khí khổ và nêu được chức năng của khí khổng.

- Mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)

 

1

 

C8

 

7. Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật.

Nhận biết

- Nêu được thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước.

- Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.

 

 

 

 

 

8. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Nhận biết

- Mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân và lá cây.

- Nêu được vai trò của thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng mở khí khổng.

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.

 

1

 

C9

 

Thông hiểu

- Phân biệt được sự vận chuyển các chất từ mạch gỗ từ rễ lên lá cây và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây.

- Giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lý cho cây.

 

 

 

 

 

9. Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật

Nhận biết

- Mô tả được con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật (đtạ diện ở người)

- Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật.

 

1

 

C10

 

Thông hiểu

- Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật.

- Dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống.

 

 

 

 

 

10. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Vận dụng

- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.

 

 

 

 

 
 

CẢM ỨNG Ở SINH VẬT (6 tiết)

1

1

 

 

 

1. Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật và lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật.

- Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật

 

1

 

C11

 

Thông hiểu

- Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật.

1

 

C3a

 

 

2. Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn

Vận dụng

- Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).

 

 

 

 

 

3. Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Thông hiểu

- Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hưỡng nước, hướng tiếp xúc).

- Quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật.

 

 

 

 

 
 

SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT (7 tiết)

 

02

 

 

 

1. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

- Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển.

 

1

 

C12

 

Thông hiểu

- Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt ngang thân cây hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên.

- Trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

 

 

 

 

 

2. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn.

Nhận biết

- Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

 

1

 

C13

 

Vận dụng

- Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trong thực tiễn.

 

 

 

 

 

3. Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Vận dụng

- Thực hành quan sát và moo tar được sự sinh trưởng, phát triển của một số thực vật, động vật.

- Tiến hành được thí nghiệm chứng minh cây có sự sinh trưởng.

 

 

 

  
 

SINH SẢN Ở SINH VẬT ( 10 tiết)

 

03

 

 

 

1. Sinh sản vô tính ở sinh vật

Nhận biết

- Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật

- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật

- Phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.

 

 

 

  

Thông hiểu

- Trình bày được vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn

 

2

 

C14,

C15

 
  

2. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Nhận biết

- Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật.

- Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính

- Mô tả được thụ phấn, thụ tinh, và lớn lên của quả.

- Mô tả khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

 

 

 

 

 

Thông hiểu

- Phân biệt được sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

- Phân biệt hoa lưỡng tính và hoa vô tính

1

 

C3b

 

 

Vận dụng

- Nêu vai trò và ứng dụng của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

 

 

 

 

 

3. Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Nhận biết

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

 

1

 

C16

 

Vận dụng

- Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống chăn nuôi. Giải thích vì sao phải bảo vệ một số con trùng thụ phấn cho cây

1

 

C3c

 

 

4. Cơ thể sinh

vật là một thể

thống nhất

Thông hiểu

- Chứng minh cơ thể sống là một thể thống nhất.

 

 

 

 

 
         

c/ Đề kiểm tra

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - LỚP 7

Thời gian: 60 phút

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án ĐÚNG trong các câu sau:

Câu 1. Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

A.   Trái Đất hút mọi vật về phía nó

B.   Kim của la bàn đăth trên mặt đất luôn chỉ theo hướng bắc – nam

C.   Trái Đất có Bắc cực và Nam cực

D.   Ở Trái Đất có nhiều quặng sắt

Câu 2. Từ trường của Trái Đất mạnh nhất ở những vừng nào?

A.   Chỉ vùng xích đạo

B.   Chỉ ở vùng Bắc Cực

C.   Chỉ ở cùng Nam Cực

D.   Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực

Câu 3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. Sự chuyển hóa của sinh vật

B. Sự biến đổi các chất

C. Sự trao đổi năng lượng

D. Sự sống của sinh vật

Câu 4. Chọn đáp án đúng khi nói về ngu cầu ánh sáng của cây ưa sáng và cây ưa bóng.

A.   Các cây ưa sáng không cần nhiều ánh sáng mạnh, các cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.

B.   Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần nhiều ánh sáng.

C.   Các cây ưa sáng cần nhiều ánh sáng mạnh, cây ưa bóng không cần ánh sáng.

D.   Các cây ưa sáng không cần ánh sáng, cây ưa bóng cần ánh sáng mạnh.

Câu 5. Vì sao trong thí nghiệm chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp lại sử dụng iodine làm thuốc thử?

A. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu xanh tím đặc trưng.

B. Chỉ có dung dịch iodine mới tác dụng với tinh bột.

C. Dung dịch iodine dễ tìm.

D. Dung dịch iodine phản ứng với tinh bột tạo màu đỏ đặc trưng.

Câu 6. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

A.   Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau

B.   Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau

C.   Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau

D.   Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

Câu 7. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình

A.   Lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường

B.   Lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO2 từ cơ thể ra môi trường

C.   Lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường

D.   Lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể , đồng thời thải khí O2 và CO2 ra môi trường

Câu 8. Cây trồng nào dưới đây cần nhiều phân đạm hơn những cây còn lại?

A.   Củ đậu

B.   Lạc

C.   Cà rốt

D.   Rau muống

Câu 9. Nhu cầu nước của cây thấp nhất trong điều kiện thời tiết nào dưới đây

A.   Mùa hè,, nhiệt độ cao, độ ẩm trung bình

B.   Mùa thu, nhiệt độ trung bình, độ ẩm trung bình

C.   Mùa đông, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp

D.   Mùa xuân, nhiệt độ trung bình, độ ẩm cao

Câu 10. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển nước từ rễ lên thân ở thực vật?

A.   Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phần mép vỏ phía dưới bị phình to.

B.   Khi cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân, phần mép vỏ phía trên bị phình to.

C.   Hiện tượng cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng

D.   Khi ngắt bỏ một phần của cây, ở vết cắt có rit nhựa.

Câu 11. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

A.   Từ môi trường

B.   Từ môi trường ngoài cơ thể

C.   Từ môi trường trong cơ thể

D.   Từ các sinh vật khác

Câu 12. Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là gì?

A.   Mức nhiệt cao nhất mà sinh vật có thể chịu đựng

B.   Mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật

C.   Mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng

D.   Mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.

Câu 13. Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây?

a)    Sinh trưởng

b)   Thụ phấn

c)    Quang hợp

d)   Thoát hơi nước

e)    Phát triển

f)     Ra hoa

g)    Hình thành quả

A.   6

B.   3

C.   7

D.   4

Câu 14. Vì sao khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,… người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành?

A.   Thời gian ra rễ của các cây trên rấ chậm.

B.   Những cây đó có giá trị kinh tế cao

C.   Cành của các cây đó quá to nên không giam cành được

D.   Khả năng vận chuyển các chất dinh dưỡng của các cây này kém vì mạch gỗ nhỏ.

Câu 15. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình:

A.   Tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố.

B.   Tạo ra cơ thể mới từ sự kết hơp giữa coe thể mẹ và cơ thể bố

C.   Hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D.   Tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

Câu 16. Trong điều khiển sinh sản ở động vật, những biện pháp nào thúc đẩy trứng chính nhanh và chín hàng loạt?

A.   Sử dụng hormone hoặc thay đổi yếu tố môi trường

B.   Nuôi cấy phôi, thụ tinh nhanah tạo

C.   Nuôi cấy phôi, thay đổi các yếu tố môi trường.

D.   Sử dụng hormone.

PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6,0 điểm)

Câu 1:

a)    Trong điều kiện chỉ có dòng điện yếu chạy trong ống dây dẫn của nam châm điện, phải như thế nào để lực từ của nam châm điện mạnh hơn?

b)    Trong thí nghiệm Osterd, một kim nam châm tự do đặt cân bằng với một đoạn dây dẫn AB, khi cho dòng điện chạy vào trong dây dẫn thì kim nam châm quay lệch khỏi vị trí ban đầu (hình dưới).

Giải thích tại sao.

Câu 2:

a)    Giải thích hiện tượng lá bị héo khi tách ra khỏi thân cây.

b)    Viết phương trình hô hấp tế bào. So sánh phương trình hô hấp với phương trình quang hợp.

c)    Bà ngoại Mai có một mảnh vườn nhỏ trước nhà. Bà gieo hạt rau cải ở vườn. Sau một tuần, cây cải đã lớn và chen chúc nhau. Mai thấy bà nhổ bớt những cây cải mọc gần nhau, Mai không hiểu được tại sao bà lại làm thế. Em hãy giải thích cho bạn Mai hiểu ý nghĩa việc làm của bà?

Câu 3:

a)    Em hãy nêu 3 ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi trong đời sống.

b)    Tại sao trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm có nhiệt độ từ 35oC đến 40oC?

c)    Phân biệt hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật. Vẽ sơ đồ mô tả các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở gà.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay