Đề thi cuối kì 2 khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 1 môn khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2022 – 2023

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cơ chế chủ yếu tham gia điều chỉnh sự thoát hơi nước là

A. cơ chế hút nước và hấp thụ chất dinh dưỡng.

B. cơ chế điều tiết độ đóng, mở của khí khổng.

C. cơ chế điều hòa quá trình hấp thụ muối khoáng.

D. cơ chế khuếch tán khí oxygen và carbon dioxide.

Câu 2: Vòng tuần hoàn lớn

A. đưa máu có màu đỏ thẫm (nghèo O2) từ tim đến phổi.

B. đưa máu có màu đỏ tươi (nghèo O2) từ tim đến phổi.

C. đưa máu có màu đỏ thẫm (giàu O2) và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

D. đưa máu có màu đỏ tươi (giàu O2) và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Câu 3: Cảm ứng ở sinh vật là các phản ứng của sinh vật với các kích thích

A. từ môi trường.

B. từ môi trường ngoài cơ thể.

C. từ môi trường trong cơ thể.

D. từ các sinh vật khác.

Câu 4: Việc làm trụ cho cây hồ tiêu giúp cho cây sinh trưởng nhanh, phát triển tốt dựa trên hiện tượng cảm ứng nào sau đây?

A. Hướng sáng.

B. Hướng nước.

C. Hướng tiếp xúc.

D. Hướng chất dinh dưỡng.

Câu 5: Hiện tượng cảm ứng nào sau đây có tác nhân kích thích là ánh sáng?

A. Rễ cây mọc dài về phía có nước.

B. Những con vịt bỏ chạy khi bị người xua đuổi.

C. Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng.

D. Thân cây trầu không bám vào thân cây cau.

Câu 6: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.

B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.

C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.

D. Người giảm cân sau khi bị ốm.

Câu 7: Sinh trưởng là

A. quá trình tăng về chiều cao của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

B. quá trình tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

C. quá trình tăng về khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

D. quá trình tăng về kích thước và khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào, làm cơ thể lớn lên.

Câu 8: Ở thực vật Một lá mầm, mô phân sinh lóng nằm ở vị trí

A. các mắt của thân, có tác dụng làm tăng chiều dài của rễ.

B. các mắt của thân, có tác dụng làm tăng chiều dài của lóng.

C. chồi ngọn, có tác dụng làm tăng chiều dài của thân và cành.

D. chồi nách, có tác dụng làm tăng chiều ngang của lóng.

Câu 9: Nếu thiếu nước, sự sinh trưởng và phát triển của thực vật sẽ

A. diễn ra bình thường.

B. diễn ra chậm hoặc ngừng lại.

C. ngay lập tức bị dừng lại.

D. diễn ra nhanh chóng hơn.

Câu 10: Trong quá trình trồng rừng, người trồng rừng thường để mật độ dày khi cây còn non. Biện pháp này nhằm

A. kích thích cây ra nhiều rễ và cành nhánh.

B. kích thích cây phát triển về chiều cao và thẳng.

C. kích thích thân cây phát triển đường kính.

D. kích thích cây ra nhiều cành và lá.

Câu 11: Phương pháp nhân giống vô tính bằng chiết cành có ưu điểm là

A. tạo ra các cây con mang đặc tính của nhiều loài khác nhau.

B. tạo ra số lượng lớn các cây con đồng đều, sạch bệnh.

C. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây con, nhanh cho thu hoạch.

D. tạo ra số lượng lớn các cây con có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi.

Câu 12: Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa gồm các giai đoạn nối tiếp nhau lần lượt là

A. thụ phấn → thụ tinh → tạo giao tử → hình thành quả và hạt.

B. tạo giao tử → thụ phấn → thụ tinh → hình thành quả và hạt.

C. thụ tinh → thụ phấn → tạo giao tử → hình thành quả và hạt.

D. tạo giao tử → hình thành quả và hạt → thụ tinh → thụ phấn.

Câu 13: Trong nuôi cấy phôi động vật, người ta có thể kích thích trứng chín và rụng bằng cách nào sau đây?

A. Điều chỉnh yếu tố nhiệt độ.

B. Sử dụng hormone nhân tạo.

C. Bật nhạc cho động vật nghe.

D. Tăng thời gian chiếu sáng trong ngày.

Câu 14: Người ta có thể tạo ra các loại quả không hạt bằng cách

A. ngăn không cho hoa thụ phấn và kích thích để đầu nhị phát triển thành quả không hạt.

B. ngăn không cho hoa thụ phấn và kích thích để bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.

C. thụ phấn nhân tạo cho hoa và kích thích để đầu nhị phát triển thành quả không hạt.

D. thụ phấn nhân tạo cho hoa và kích thích để bầu nhụy phát triển thành quả không hạt.

Câu 15: Khi nhân giống cam, chanh, bưởi, hồng xiêm,... người ta thường chiết cành mà không sử dụng phương pháp giâm cành vì

A. thời gian ra rễ của các cây trên rất chậm.

B. tốc độ thoát hơi nước của các cây trên rất nhanh.

C. cành của các cây trên quá to, khó đứng vững.

D. khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng của các cây trên kém.

Câu 16: Đối với cây ăn quả, việc người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả sẽ có tác dụng

A. giúp tăng độ ngọt cho các loại quả.

B. giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

C. giúp tiêu diệt các loài sâu phá hoại cây.

D. giúp tăng tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh, tạo quả.

.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Cho 1 ví dụ minh họa.

Câu 2 (1 điểm): Tất cả các con ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui ra và leo lên cây để lột xác. Đây là tập tính bẩm sinh hay học được của ve sầu? Giải thích.

Câu 3:

a) (2 điểm) Nêu những ưu điểm của hình thức mang thai và sinh con ở động vật có vú so với hình thức đẻ trứng ở các động vật khác.

b) (1 điểm) Tại sao cần phải tăng sinh sản ở động vật, thực vật nhưng lại phải điều chỉnh số con và khoảng cách giữa các lần sinh con ở người?

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

Tổng % điểm

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

 

2

 

 

 

 

 

 

 

1

0,5

Cảm ứng ở sinh vật

 

2

 

2

 1

 

 

 

1

4

2

Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1

2

 

2

 

 

 

 

1

4

3

Sinh sản ở sinh vật

 

2

1

2

 

2

1

 

2

6

4,5

Tổng số ý/câu

1

8

1

6

2

1

 

4

16

100 %

Điểm số

2

2

2

1,5

1

0,5

1

 

6

4

Tổng số điểm

4

3,5

1,5

1

10

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay