Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 cánh diều (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 cánh diều kì 2 đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 cuối kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CÁNH DIỀU
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10
Thời gian: 45 phút
NỘI DUNG HỌC TẬP | Mức độ | |||
NB | TH | VD | VDC | |
Bài 14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | 1 | 1 | |
Bài 15. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | 1 | 1 | 1 | |
Bài 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | 1 | 1 | ||
Bài 17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường | 1 | 1 | ||
Bài 18. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước | 1 | 1 | 1 | |
Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội | 1 | 1 | 1 | 1 |
Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam | 1 | 1 | 1 | 1 |
Bài 21. Thực hiện pháp luật | 1 | 1 | 1 |
I. Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nội dung hiến pháp bao gồm vấn đề nào?
A. Bản chất nhà nước.
B. Chế độ chính trị.
C. Chế độ kinh tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Mọi công dân phải có thái độ như thế nào đối với Hiến pháp?
A. Không cần nhất thiết phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
B. Phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
C. Có thể bỏ qua không cần chấp hành Hiến pháp, pháp luật.
D. Tùy ý, muốn tuân thủ hay không đều được.
Câu 3. Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là cơ sở, căn cứ cho tất cả các:
A. Hoạt động.
B. Văn bản.
C. Ngành luật.
D. Ngành kinh tế.
Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về phương diện nào?
A. Thu nhập hợp pháp.
B. Tài nguyên rừng.
C. Nguồn lợi ở vùng biển.
D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 5. Hành vi nào sau đây không thực hiện đúng nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về chế độ chính trị?
A. A tuyên truyền về chủ quyền không thể chối cãi đối với biển đảo của Việt Nam trên các trang mạng xã hội.
B. Chị M vận động mọi người trong khu phố tham gia chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”.
C. Anh C thường xuyên chia sẻ và đăng bài xuyên tạc nội dung chính trị nước Việt Nam.
D. Anh D khuyến khích mọi người tham gia tổ chức Công đoàn cơ sở để bảo vệ tốt hơn những quyền lợi của mình.
Câu 6. Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân. Nhận xét nào sau đây là đúng về hành động của Uỷ ban nhân dân xã B?
A. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng nghĩa vụ khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
B. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
C. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
D. Uỷ ban nhân dân xã B chưa thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
Câu 7. Cơ quan tư pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan gì?
A. Cơ quan đại biểu của nhân dân.
B. Cơ quan hành chính nhà nước.
C. Cơ quan xét xử, kiểm sát.
D. Cơ quan lập pháp nhà nước.
Câu 8. Việt Nam đã có những thành tựu nào trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền của người dân?
A. Hiến pháp 2013 có một chương riêng về “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”.
B. Ban hành 96 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
C. Báo chí phát triển không ngừng, trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân là cơ quan nào?
A. Hội đồng nhân dân.
B. Ủy ban nhân dân.
C. Viện kiểm sát nhân dân.
D. Hội đồng nhân dân.
Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng những hình thức nào?
A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
B. Dân chủ trực tiếp và dân chủ tuyệt đối.
C. Dân chủ đại diện và dân chủ nghị viện.
D. Dân chủ đại diện và dân chủ tuyệt đối.
Câu 11. Kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng hoạt động của một tổ chức chất lượng của các hồ sơ, các thông tin tài chính là nhiệm vụ của cơ quan nào trong bộ máy nhà nước?
A. Kiểm toán nhà nước.
B. Bầu cử quốc gia.
C. Quốc hội.
D. Ủy ban nhân dân.
Câu 12. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các hình thức nào?
A. Giáo lý, tôn thờ giáo luật.
B. Cuộc họp, giáo lý, lễ nghi.
C. Kì họp, phiên họp, cuộc họp.
D. Lễ nghi, cuộc họp, pháp luật.
Câu 13. Tòa án xét xử A tại phiên tòa và ra bản án buộc tội A về “Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” thể hiện nhiệm vụ gì của Tòa án nhân dân?
A. Có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người.
B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ nào?
A. Chuyên quyền theo lãnh đạo.
B. Cấp dưới buộc theo cấp trên.
C. Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
D. Thảo luận phi dân chủ.
Câu 15. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật thể hiện nguyên tắc nào?
A. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Nguyên tắc thống nhất và kiểm soát.
Câu 16. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính nhân dân.
B. Tính thống nhất.
C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp quyền.
Câu 17. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm pháp luật thì sẽ ra sao?
A. Cảnh cáo.
B. Giáo dục.
C. Xử lý nghiêm minh.
D. Đe dọa.
Câu 18. Đặc điểm nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 19. Pháp luật có vai trò gì trong đời sống xã hội?
A. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. Phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
C. Tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.Được biết, Điều 20 Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt này là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ hay không? Vì sao?
A. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản hiến pháp để đưa ra mức xử lí phù hợp.
B. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
C. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
D. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính không phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X d dã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
Câu 21. Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?
A. Hiến pháp.
B. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
C. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 22. Tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất được gọi là gì?
A. Chế định pháp luật.
B. Ngành luật.
C. Quy phạm pháp luật.
D. Hệ thống pháp luật.
Câu 23: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sử dụng pháp luật?
A. Thanh tra giao thông xử phạt người buôn bán, lấn chiếm vỉa hè.
B. Người kinh doanh bán đúng hàng hóa đã đăng kí.
C. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.
D. Nhân viên công ty tố cáo người lấy trộm tài sản của công ty.
Câu 24: Trường hợp nào sau đây là không thực hiện pháp luật?
A. Công ty M xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy trình kỹ thuật môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
B. Chị Dung chấp hành luật giao thông, vừa an tòan cho bản thân, vừa an tòan cho mọi người đi đường.
C. Ông K xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông Q.
D. Tòa án ra quyết định phạt cải tạo không giam giữ đối với đối tượng trộm cắp tài sản.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm của pháp luật.
Câu 2 (2,5 điểm): Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
A và B là đôi bạn học lớp 10B, trường Trung học phổ thông C và thường cùng nhau đi học bằng xe đạp điện của A. Trên đường đi học, hai bạn gặp đèn đỏ, A nói với B:
- Sao vẫn có người không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, B nhỉ?
B đáp:
- Mình không biết nữa, có lẽ họ không thấy hoặc cố tình vượt. Tuy nhiên, vượt đèn đỏ dễ gây tai nạn, rất nguy hiểm, là vi phạm pháp luật. Chúng ta đã được học điều này rồi nhỉ?
A tiếp lời:
- Đúng rồi! Là học sinh, chúng ta nên có ý thức tuân thủ pháp luật.
a. Em có nhận xét gì về quan điểm của A và B?
b. Những hành vi nào của học sinh trung học phổ thông mà em cho là vi phạm pháp luật? Theo em, để hạn chế những hành vi này, học sinh cần nâng cao ý thức pháp luật của mình bằng những hoạt động nào?