Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 cánh diều (Đề số 9)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 cánh diều kì 2 đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 cuối kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CÁNH DIỀU
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10
Thời gian: 45 phút
NỘI DUNG HỌC TẬP | Mức độ | |||
NB | TH | VD | VDC | |
Bài 14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | 1 | 1 | |
Bài 15. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | 1 | 1 | 1 | |
Bài 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | 1 | 1 | ||
Bài 17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường | 1 | 1 | ||
Bài 18. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước | 1 | 1 | 1 | |
Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội | 1 | 1 | 1 | 1 |
Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam | 1 | 1 | 1 | 1 |
Bài 21. Thực hiện pháp luật | 1 | 1 | 1 |
I. Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Khẳng định nào dưới đây là đúng nhất về Hiến pháp?
A. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.
B. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
C. Hiến pháp là văn bản luật do Chính phủ thực hiện.
D. Hiến pháp là văn bản luật thể hiện ý chí của Nhà nước.
Câu 2. Nước ta ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm nào?
A. 1945.
B. 1946.
C. 1947.
D. 1948.
Câu 3. Là trưởng thôn của khu dân cư, ông K thường xuyên động viên mọi người tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ông thường tích cực cùng cư dân tổ chức các hoạt động vào mỗi sáng chủ nhật hằng tuần. Nhưng trong các cuộc họp khu dân cư thì ông lại không lắng nghe các góp ý và quyết định theo ý mình.
Hãy nhận xét về thái độ, hành vi của ông K.
A. Ông K không trách nhiệm khi động viên mọi người tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương tuy nhiên hành động lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người là không đúng.
B. Ông K không cần lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người.
C. Ông K có trách nhiệm khi động viên mọi người tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương tuy nhiên hành động không lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người là không đúng.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp?
A. Độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
B. Đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ.
C. Chủ động và tích cực hội nhập.
D. Can thiệp vào công việc nội bộ.
Câu 5. Hành vi nào sau đây không thể hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị?
A. Anh D tích cực phê phán các hành vi xâm phạm biên giới quốc gia.
B. Ông M đã tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ xã.
C. Cô T thường tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
D. Bà P luôn từ chối phát biểu trong cuộc họp dân cư.
Câu 6. Lãnh thổ của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiến pháp?
A. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
B. Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.
C. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.
D. Độc lập và thống nhất lãnh thổ bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời.
Câu 7. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu?
A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.
B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.
C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.
D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.
Câu 8. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước thuộc nhóm quyền nào của con người quy định trong Hiến pháp 2013?
A. Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội.
B. Các quyền về chính trị, dân sự.
C. Các quyền về kinh tế, văn hoá.
D. Các quyền về kinh tế, dân sự.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là quy định của Hiến pháp về chính sách phát triển giáo dục?
A. Bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc.
B. Từng bước phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
C. Thực hiện chính sách học bổng.
D. Ưu tiên phát triển giáo dục khu vực thành thị.
Câu 10. Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Hiến pháp về kinh tế?
A. Công ty tư nhân của anh M luôn bình đẳng với các công ty khác trước pháp luật.
B. Doanh nghiệp tư nhân của ông T luôn cạnh tranh không lành mạnh về thương hiệu sữa với Công ty F.
C. Công ty cổ phần của ông K luôn hợp tác tốt với các đối tác.
D. Hợp tác xã X và Công ty V luôn hỗ trợ nhau trong kinh doanh.
Câu 11. Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là của Toà án nhân dân?
A. Bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
C. Bảo vệ mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân.
D. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
Câu 12. Hội đồng bầu cử quốc gia có nhiệm vụ nào dưới đây?
A. Chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
B. Thực hiện công tác bầu cử ở Trung ương.
C. Đề xuất người ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
D. Kiểm tra hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 13. Là học sinh trung học phổ thông, em cần làm gì để bảo vệ bộ máy nhà nước?
A. Chăm chỉ; sáng tạo; học tập; lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn.
B. Tích cực rèn luyện đạo đức; tác phong; sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội.
C. Quan tâm đến đời sống chính trị – xã hội của địa phương, đất nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14. Vì sao pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người?
A. Góp phần tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
B. Điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự
C. Giúp bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15. Theo em, các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho những ai?
A. Nhà nước.
B. Học sinh.
C. Công dân.
D. Cán bộ.
Câu 16. Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?
A. Pháp luật dành cho tất cả mọi người còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
B. Pháp luật dành cho người trên 18 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
C. Pháp luật dành cho người trên 16 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
D. Pháp luật dành cho người phạm tội còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
Câu 17. Ngày 18/10/2021, Toà án nhân dân huyện D đã mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, C đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của anh B 30 triệu đồng. Hành vi của C phải chịu xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự, có thể phải chịu phạt cảnh cáo đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Căn cứ vào đâu Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C?
A. Căn cứ Hiến pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
B. Căn cứ Pháp luật nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
C. Căn cứ Lập hiến nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
D. Căn cứ Tư pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
Câu 18. Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 19. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật?
A. Luật Phòng, chống ma tuý.
B. Luật Bình đẳng giới.
C. Nội quy công viên.
D. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Câu 20. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng. Được biết, Điều 20 Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt này là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ hay không? Vì sao?
A. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản hiến pháp để đưa ra mức xử lí phù hợp.
B. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
C. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
D. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính không phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X d dã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.
Câu 21. Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.
C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 22. Nội dung nào sau đây là hành vi hợp pháp?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 23: Đâu là hành vi thực hiện pháp luật theo hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.
B. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.
C. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.
D. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.
Câu 24. Biểu hiện không phải của sử dụng pháp luật là biểu hiện nào sau đây?
A. Thanh tra giao thông xử phạt người buôn bán, lấn chiếm vỉa hè.
B. Người kinh doanh bán đúng hàng hóa đã đăng kí.
C. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.
D. Nhân viên công ty tố cáo người lấy trộm tài sản của công ty.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.
Câu 2 (2,0 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi:
Bạn A và bạn B là hai anh em trai trong một gia đình. Tại địa phương mà hai người sinh sống hiện đang có đợt vận động nam thanh niên đủ tuổi lên đường nhập ngũ. Biết được thông tin, bạn A nói với anh trai của mình:
- Xã mình đang vận động nam thanh niên đủ tuổi nhập ngũ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, em sẽ làm đơn tình nguyện nhập ngũ, anh thấy sao?
Bạn B đáp lời:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của công dân, em làm vậy là đúng. Chúng ta cùng đi khám sức khỏe để nhập ngũ nhé!
Khi biết được tin bạn A và bạn B đều muốn lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, gia đình rất ủng hộ vì đây là nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc.
a. Nhận xét về việc làm của bạn A và bạn B.
b. Cho biết những việc làm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi học sinh phổ thông.