Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 cánh diều (Đề số 10)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 cánh diều kì 2 đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 cuối kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CÁNH DIỀU
MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10
Thời gian: 45 phút
NỘI DUNG HỌC TẬP | Mức độ | |||
NB | TH | VD | VDC | |
Bài 14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | 1 | 1 | |
Bài 15. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị | 1 | 1 | 1 | |
Bài 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân | 1 | 1 | ||
Bài 17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường | 1 | 1 | ||
Bài 18. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước | 1 | 1 | 1 | |
Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội | 1 | 1 | 1 | 1 |
Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam | 1 | 1 | 1 | 1 |
Bài 21. Thực hiện pháp luật | 1 | 1 | 1 |
I. Đề kiểm tra đánh giá
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Khẳng định nào dưới đây là đúng về đặc điểm của Hiến pháp?
A. Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước.
B. Hiến pháp chỉ áp dụng cho một số chủ thể pháp luật.
C. Hiến pháp là văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng hoàn cảnh cụ thể.
D. Hiến pháp được xây dựng theo ý chí của riêng giai cấp cầm quyền.
Câu 2. Theo em, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?
A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương, không cần căn cứ vào Hiến pháp.
B. Không được trái với quy định của Hiến pháp.
C. Có mối quan hệ chặt chẽ với Hiến pháp.
D. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp.
Câu 3. Hành vi nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?
A. Doanh nghiệp A không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
B. Bà X tự giác thực hiện các quy định của Hiến pháp.
C. Chị H tham gia các tổ chức chống phá Nhà nước.
D. Công ty Y khai thác tài nguyên khi chưa được sự đồng ý của Nhà nước.
Câu 4. Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò gì?
A. Đội tiên phong của giai cấp công nhân.
B. Đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
C. Gắn bó với nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị
A. Cảnh cáo.
B. Nghiêm trị.
C. Nhắc nhở.
D. Cải tạo nhân cách.
Câu 6. Uỷ ban nhân dân xã B đã tích cực tuyên truyền và tạo mọi điều kiện cho nhân dân trực tiếp, bình đẳng, bỏ phiếu kín để bầu cử Hội đồng nhân dân.
Nhận xét nào sau đây là đúng về hành động của Uỷ ban nhân dân xã B?
A. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng nghĩa vụ khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
B. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
C. Uỷ ban nhân dân xã B đã thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
D. Uỷ ban nhân dân xã B chưa thực hiện đúng trách nhiệm, vai trò khi bầu cử Hội đồng nhân dân.
Câu 7. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chủ thể nào sau đây?
A. Chính phủ.
B. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
C. Các cơ quan chức năng.
D. Nhà nước và mọi công dân.
Câu 8. Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?
A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.
C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.
D. Cả A, và B đều đúng.
Câu 9. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm mục đích gì?
A. Đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân.
B. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng.
C. Đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốC.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Hiến pháp về giáo dục?
A. Trường X luôn tạo điều kiện cho học sinh tham gia các cuộc thi.
B. H đã giành được học bổng của trường do có thành tích trong học tập.
C. Q được mọi người tích cực giúp đỡ trong học tiếng phổ thông vì là học sinh dân tộc thiểu số.
D. P bị bố mẹ ngăn cản đi học nghề với lí do không phát triển được bản thân.
Câu 11. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ:
A. bảo vệ lợi ích của công dân.
B. bảo vệ pháp luật.
C. bảo vệ an toàn cho nhân dân.
D. bảo vệ trật tự xã hội.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bộ máy nhà nước Việt Nam?
A. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B. Ngoài Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cũng có chức năng xét xử.
C. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
D. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Chính phủ thành lập.
Câu 13. Tòa án xét xử A tại phiên tòa và ra bản án buộc tội A về “Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” thể hiện nhiệm vụ gì của Tòa án nhân dân?
A. Có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người.
B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
C. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14. Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?
A. Nhà nước.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Quốc hội.
D. Chủ tịch nước.
Câu 15. Bất kì người hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, là thể hiện đặc trưng nào dưới dãy của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
B. Tính quyền lực nhà nước.
C. Tính cưỡng chế áp đặt của Nhà nước.
D. Tịnh kinh tế xã hội.
Câu 16. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung đối với những ai dưới đây?
A. Đối với những người từ 18 tuổi trở lên.
B. Đối với mọi cá nhân, tổ chức.
C. Đối với mọi cán bộ, công chức, viên chức.
D. Đối với mọi công dân của đất nước.
Câu 17. Ngày 18/10/2021, Toà án nhân dân huyện D đã mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, C đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của anh B 30 triệu đồng. Hành vi của C phải chịu xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự, có thể phải chịu phạt cảnh cáo đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Căn cứ vào đâu Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C?
A. Căn cứ Hiến pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
B. Căn cứ Pháp luật nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
C. Căn cứ Lập hiến nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
D. Căn cứ Tư pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
Câu 18. Việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính thống nhất.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Câu 19. Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?
A. Hiến pháp.
B. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
C. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 20. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng khi nói về hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
B. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
C. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.
D. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phải là ngành luật?
A. Luật Hôn nhân và gia đình.
B. Quy định về Bảo vệ di sản văn hoá.
C. Luật Kinh tế.
D. Luật Tố tụng Dân sự.
Câu 22. Hình thức áp dụng pháp luật do chủ thể nào dưới đây thực hiện?
A. Cán bộ nhà nước.
B. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
D. Mọi cơ quan, công chức nhà nước.
Câu 23: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là không thực hiện pháp luật?
A. Không buôn bán hàng cấm.
B. Nộp thuế đúng thời hạn quy định.
C. Xả nước thải sản xuất chưa qua xử lí vào sông, hồ.
D. Kinh doanh đúng mặt hàng đăng kí.
Câu 24. Biểu hiện không phải của sử dụng pháp luật là biểu hiện nào sau đây?
A. Thanh tra giao thông xử phạt người buôn bán, lấn chiếm vỉa hè.
B. Người kinh doanh bán đúng hàng hóa đã đăng kí.
C. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra quyết định tiếp nhận giáo viên.
D. Nhân viên công ty tố cáo người lấy trộm tài sản của công ty.
PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày khái niệm, vị trí, đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 2 (2,0 điểm). Xử lí tình huống sau:
Chính quyền xã Y tổ chức cho nhân dân họp thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng Nhà văn hóa xã. Biết tin, anh P rủ chị V cùng đi dự họp. Chị V từ chối và bảo:
- Tôi còn bận nhiều việc lắm, với lại, mình chỉ là người dân, có đóng góp ý kiến cũng không giá trị gì đâu. Chỉ có lãnh đạo xã mới là người quyết định mọi việc. Chúng ta chỉ cần làm theo là được.
Anh P tuy không đồng tình vói suy nghĩ của chị V nhưng không biết lí giải thế nào để chị hiểu.
Nếu là P, em sẽ làm gì?