Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 cánh diều (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 cánh diều kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CÁNH DIỀU

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 15. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

1

1

1

 

Bài 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

1

  

Bài 17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1

1

  

Bài 18. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

1

1

 

1

Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội

1

1

1

1

Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam

1

1

1

1

Bài 21. Thực hiện pháp luật

1

1

1

 

 

 

  1. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp có vai trò như thế nào để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

  1. Cơ sở, nền tảng.
  2. Chi phối, phụ thuộc.
  3. Cụ thể hóa.
  4. Chi tiết hóa.

Câu 2. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?

  1. Nhà nước.
  2. Chính phủ.
  3. Quốc hội.
  4. Đảng Cộng sản.

Câu 3. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền tự do lao động.
  2. Quyền tự do ngôn luận.
  3. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
  4. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 4. Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền nào dưới đây?

  1. Bất khả xâm phạm tính mạng.
  2. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  3. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
  4. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?

  1. Nhà nước.
  2. Tòa án.
  3. Viện kiểm sát.
  4. Tổ chức xã hội.

Câu 6. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản:

  1. Cá nhân.
  2. Riêng.
  3. Công.
  4. Đi kèm.

Câu 7. Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

  1. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
  2. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
  3. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
  4. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 8. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

  1. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
  2. Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội.
  3. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
  4. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 9. Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; quyết định trưng cầu ý dân thể hiện chức năng nào của Quốc hội?

  1. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
  2. Truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia.
  3. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
  4. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là đảng nào?

  1. Đảng Cộng sản Đông Dương.
  2. Đảng Cộng sản Việt Nam.
  3. Đảng Lao động Việt Nam.
  4. Đông Dương cộng sản Đảng.

Câu 11. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc nào sau đây?

  1. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội, Đảng lãnh đạo bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
  2. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủ, Đảng quy định hình thức xét xử kịp thời, công bằng, công khai.
  3. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
  4. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủ, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Câu 12. Phương án nào dưới đây không phải nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

  1. Không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nào.
  2. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  3. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
  4. Tập trung dân chủ.

Câu 13. Phương án nào dưới đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

  1. Được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.
  2. Bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm.
  3. Suy đoán vô tội.
  4. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 14. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?

  1. Đảng quán triệt về đời tư của cán bộ chủ chốt, đội ngũ cán bộ, đảng viên.
  2. Đảng cung cấp, trao đổi thông tin và giải trình khi có yêu cầu của Nhà nước.
  3. Đảng giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
  4. Đảng kiến nghị lên Nhà nước để được xử lý kịp thời thông tin.

Câu 15. Tính thống nhất của quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là chủ thể nào?

  1. Cộng đồng.
  2. Dân tộc.
  3. Nhân dân.
  4. Dân cư.

Câu 16. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền nào?

  1. Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
  2. Quyền lập pháp, tư pháp, phân lập.
  3. Quyền lập pháp, hành pháp, phân lập.
  4. Quyền hành pháp, tư pháp, phân lập.

Câu 17. Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của chủ thể nào?

  1. Quốc hội.
  2. Chủ tịch Quốc hội.
  3. Thủ tướng Chính phủ.
  4. Chủ tịch nước.

Câu 18. Đặc điểm nào của pháp luật giúp phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức?

  1. Tính quy phạm pháp luật.
  2. Tính quyền lực.
  3. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
  4. Tính bắt buộc chung.

Câu 19. Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?

  1. Pháp luật dành cho tất cả mọi người còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
  2. Pháp luật dành cho người trên 18 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
  3. Pháp luật dành cho người trên 16 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.
  4. Pháp luật dành cho người phạm tội còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.

Câu 20. Theo em, các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường là những quy định dành cho những ai?

  1. Nhà nước.
  2. Học sinh.
  3. Công dân.
  4. Cán bộ.

Câu 21. Vì sao pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người?

  1. Góp phần tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
  2. Điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự
  3. Giúp bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng khi nói về hệ thống pháp luật Việt Nam?

  1. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
  2. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
  3. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.
  4. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 23. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại được gọi là gì?

  1. Quy phạm pháp luật.
  2. Chế định pháp luật.
  3. Ngành luật.
  4. Hệ thống pháp luật.

Câu 24. Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?

  1. 4.
  2. 3.
  3. 2.
  4. 5.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước.

Câu 2 (2,0 điểm). Nhận xét các hành vi ở những tình huống sau:

  1. K chăm chú xem truyền hình tường thuật trực tiếp phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.
  2. Ông M đề nghị mọi người trong gia đình đưa phiếu để mình đi bầu cử hộ.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay