Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 cánh diều (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 cánh diều kì 2 đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 cuối kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CÁNH DIỀU

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 15. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chế độ chính trị

1

1

1

 

Bài 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

1

  

Bài 17. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ môi trường

1

1

  

Bài 18. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

1

1

 

1

Bài 19. Pháp luật trong đời sống xã hội

1

1

1

1

Bài 20. Hệ thống pháp luật Việt Nam

1

1

1

1

Bài 21. Thực hiện pháp luật

1

1

1

 

 

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1 Hiến pháp có vị trí như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.

B. Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Mọi văn bản quy phạm pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2Nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp?

A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương, không cần căn cứ vào Hiến pháp.

B. Không được trái với quy định của Hiến pháp.

C. Có mối quan hệ chặt chẽ với Hiến pháp.

D. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp. 

Câu 3. Là trưởng thôn của khu dân cư, ông K thường xuyên động viên mọi người tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Ông thường tích cực cùng cư dân tổ chức các hoạt động vào mỗi sáng chủ nhật hằng tuần. Nhưng trong các cuộc họp khu dân cư thì ông lại không lắng nghe các góp ý và quyết định theo ý mình.

Hãy nhận xét về thái độ, hành vi của ông K.

A. Ông K không trách nhiệm khi động viên mọi người tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương tuy nhiên hành động lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người là không đúng.

B. Ông K không cần lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người.

C. Ông K có trách nhiệm khi động viên mọi người tham gia bảo vệ môi trường tại địa phương tuy nhiên hành động không lắng nghe đóng góp ý kiến của mọi người là không đúng.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải là đường lối đối ngoại của nước ta theo quy định của Hiến pháp?

A. Độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

B. Đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ.

C. Chủ động và tích cực hội nhập. 

D. Can thiệp vào công việc nội bộ.

Câu 5. Hành vi nào sau đây không thể hiện việc tuân thủ Hiến pháp về chế độ chính trị? 

A. Anh D tích cực phê phán các hành vi xâm phạm biên giới quốc gia.

B. Ông M đã tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ xã.

C. Cô T thường tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. 

D. Bà P luôn từ chối phát biểu trong cuộc họp dân cư.

Câu 6. Đội tiên phong của giai cấp công nhân là

A. Mặt trận Tổ quốc.

B. Hội cựu chiến binh.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Đoàn Thanh niên Việt Nam.

Câu 7. Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người?

A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử.

B. Mọi người đều có quyền sống.

C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8. Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền nào dưới đây?

A. Bất khả xâm phạm tính mạng.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 9. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm mục đích gì?

A. Đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân.

B. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng.

C. Đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốC.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Hiến pháp về giáo dục?

A. Trường X luôn tạo điều kiện cho học sinh tham gia các cuộc thi. 

B. H đã giành được học bổng của trường do có thành tích trong học tập.

C. Q được mọi người tích cực giúp đỡ trong học tiếng phổ thông vì là học sinh dân tộc thiểu số.

D. P bị bố mẹ ngăn cản đi học nghề với lí do không phát triển được bản thân.

Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bộ máy nhà nước Việt Nam?

A. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Ngoài Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cũng có chức năng xét xử.

C. Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.

D. Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Chính phủ thành lập.

Câu 12. Việc làm nào dưới đây nằm trong nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ?

A. Tập trung ưu tiên, phòng chống dịch Covid-19.

B. Tập trung hỗ trợ bảo đảm cho cuộc sống người dân sau mưa lũ.

C. Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13. Pháp luật có vai trò  trong đời sống xã hội?

A. Phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B. Phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.

C. Tạo ra cơ chế thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 14. Đặc điểm nào của pháp luật giúp phân biệt với quy phạm đạo đức?

A. Tính quy phạm pháp luật.

B. Tính quyền lực.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính bắt buộc chung.

Câu 15. Vì sao pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người?

A. Góp phần tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.

B. Điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để các hoạt động diễn ra trong vòng trật tự

C. Giúp bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16. Điểm khác biệt của pháp luật với Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là gì?

A. Pháp luật dành cho tất cả mọi người còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.

B. Pháp luật dành cho người trên 18 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.

C. Pháp luật dành cho người trên 16 tuổi còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.

D. Pháp luật dành cho người phạm tội còn Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là quy định về nhiệm vụ của đoàn viên.

Câu 17. Ngày 18/10/2021, Toà án nhân dân huyện D đã mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, C đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của anh B 30 triệu đồng. Hành vi của C phải chịu xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự, có thể phải chịu phạt cảnh cáo đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Căn cứ vào đâu Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C?

A. Căn cứ Hiến pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.

B. Căn cứ Pháp luật nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.

C. Căn cứ Lập hiến nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.

D. Căn cứ Tư pháp nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.

Câu 18. Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng khi nói về hệ thống pháp luật Việt Nam?

A. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

B. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

C. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.

D. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.

Câu 19. Văn bản nào dưới đây nằm trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta?

A. Hiến pháp.

B. Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

C. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng.Được biết, Điều 20 Nghị định số 155 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định mức xử phạt này là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Việc Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính trên đây có phù hợp với Nghị định của Chính phủ hay không? Vì sao?

A. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản hiến pháp để đưa ra mức xử lí phù hợp.

B. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.

C. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính có phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X đã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.

D. Uỷ ban nhân dân huyện X ban hành quyết định với mức xử phạt vi phạm hành chính không phù hợp với Nghị định của Chính phủ vì Uỷ ban nhân dân huyện X d dã áp dụng hệ thống văn bản pháp luật để đưa ra mức xử lí phù hợp.

Câu 21. Văn bản nào dưới đây không phải là văn bản pháp luật?

A. Luật Phòng, chống ma tuý.

B. Luật Bình đẳng giới.

C. Nội quy công viên.

D. Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

Câu 22. Hình thức thực hiện pháp luật mà trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi được gọi là gì?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 23. Đâu là hành vi thực hiện pháp luật theo hình thức tuân thủ pháp luật?

A. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.

B. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.

C. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

D. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.

Câu 24. Công ty sản xuất nước giải khát K đã sử dụng hình ảnh của một vận động viên N để quảng cáo cho sản phẩm của công ty mà chưa được sự đồng ý của vận động viên N. Khi biết được sự việc này, vận động viên N đã gửi đơn yêu cầu Công ty K dừng hoạt động quảng cáo hình ảnh của mình và xin lỗi vì hành vi này.

Nhận xét về hành vi của Công ty K.

A. Công ty K được coi là thực hiện pháp luật vì hành động của công ty K đã tuân thủ pháp luật.

B. Công ty K không được coi là tuân thủ pháp luật vì hành động của công ty K đã vi phạm pháp luật.

C. Công ty K không được coi là thực hiện pháp luật vì hành động của công ty K đã vi phạm pháp luật.

D. Công ty K không được coi là sử dụng pháp luật vì hành động của công ty K đã vi phạm pháp luật.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về tên nước, hình thức chính thể, chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam và đường lối đối ngoại?

Câu 2 (2,0 điểm). Đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu:

Trường hợp 1: V thấy trên mạng có thông báo về cuộc thi “Tìm hiểu chủ quyền biển đảo Tổ quốc”, thấy đây là cuộc thi rất ý nghĩa, V đã vận động các bạn trong lớp tích cực tham gia.

Trường hợp 2: Thấy lá cờ tổ quốc của gia đình treo trước cổng qua một thời gian dài đã sờn rách. Do có năng khiếu về may vá thêu thùa, bạn C đã may một lá cờ đúng kích thước, màu sắc, hình dạng để mẹ thay thế. Mẹ của C rất vui về điều này.

Em có nhận xét gì về hành vi của các nhân vật trong các trường hợp trên. Từ đó em hãy rút ra bài học cho bản thân.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay