Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 cánh diều (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 cánh diều kì 2 đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 cuối kì 2 môn lịch sử 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Văn minh Đại Việt kéo dài trong bao lâu?

A. Gần 200 năm

B. Gần 500 năm

C. Gần 1000 năm

D. Gần 2000 năm

Câu 2. Công trình kiến trúc nào được coi là chứng nhân lịch sử trải dài qua các triều đại của nền văn minh Đại Việt?

A. Cầu Long Biên.

B. Hoàng thành Thăng Long.

C. Chùa Trấn Quốc.

D. Chùa Bái Đính.

Câu 3. Văn minh Đại Việt bộc lộ những dấu hiệu của sự trì trệ và lạc hậu vào thời điểm nào?

A. Thế kỉ X.

B. Thế kỉ XI - XV.

C. Thế kỉ XVI - XVII.

D. Thế kỉ XVIII - XIX.

Câu 4. Nhiều thành tựu của các nền văn minh bên ngoài khi du nhập vào Đại Việt đã được:

A. Thay đổi hoàn toàn để tránh khỏi tình trạng bị đồng hoá.

B. Cải biên, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn

C. Nâng cấp lên một tầm cao mới, qua đó tạo dựng vị thế quốc gia.

D. Tiếp thu hoàn toàn không có chọn lọc từ các nền văn minh lớn trên thế giới.

Câu 5. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt vì:

A. Những di sản và truyền thống của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển.

B. Không có nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc thì không thể có nền văn minh Đại Việt.

C. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt được củng cố vững chắc nên tạo điều kiện cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục phát triển.

D. Nhà nước quân chủ chuyên chế thời Văn Lang – Âu Lạc là hình mẫu cho nền văn minh Đại Việt.

Câu 6. Vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong nền văn minh Đại Việt là gì?

A. là trung tâm quyền lực của Nhà nước ta trải dài 13 thế kỷ.

B. thể hiện quyền lực và giá trị lịch sử của quốc gia Đại Việt phong kiến.

C. là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7. Ở Đại Việt, Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất dưới thời kì nào?

A. Ngô - Đinh.

B. Đinh - Tiền Lê.

C. Lý - Trần.

D. Tây Sơn - Nguyễn.

Câu 8. Tác phẩm văn học chữ Hán tiêu biểu của Hưng Đạo Vương có tên là:

A. Chiếu dời đô.

B. Hịch tướng sĩ.

C. Bình Ngô Đại Cáo.

D. Tụng giá hoàn kinh sư.

Câu 9. Kì thi Nho học đầu tiên được tổ chức vào năm nào?

A. Năm 1070.

B. Năm 1075.

C. Năm 1076.

D. Năm 1442.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không phải thành tựu nổi bật về giáo dục của văn minh Đại Việt?

A. Nhà nước khuyến khích nhân dân học tập.

B. Tổ chức các kì thi để tuyển chọn quan lại cho triều đình.

C. Triều đình chỉ cho con em quan lại, quý tộc được đi học.

D. Thể lệ thi cử rất chặt chẽ và có hệ thống.

Câu 11. So với chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ có ưu điểm gì?

A. Tiện lợi, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến, ghi nhớ.

B. Nhiều hình nét, kí tự nên dễ dàng phổ biến rộng rãi trong dân chúng.

C. Có hàng ngàn kí tự nên dễ dàng diễn đạt các khái niệm trừu tượng.

D. Dễ dàng ghi nhớ do sử dụng hình ảnh minh họa để diễn đạt ngôn từ.

Câu 12. Việc nhà Lê đặt lệ xướng danh và khắc tên các tiến sĩ vào bia đá ở Văn Miếu đã thể hiện chính sách nào?

A. Trọng nông, ức thương.

B. Trọng dụng nhân tài.

C. Yêu nước, thương dân.

D. Đoàn kết dân tộc.

Câu 13.Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo

A. Hin-đu giáo.

B. Phật giáo.

C. Thiên Chúa giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 14. Cồng chiêng là loại nhạc khí của các dân tộc thuộc khu vực nào sau đây?

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Nam Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 15. Chợ nổi thường phổ biến ở khu vực nào?

A. Nam Bộ.

B. Tây Bắc.

C. Đông Bắc Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 16. Dân tộc nào chiếm đa số ở Việt Nam?

A. Dân tộc Kinh.

B. Dân tộc Lô Lô.

C. Dân tộc Mường.

D. Dân tộc Tày.

Câu 17. Nhà ở của người Kinh trong đời sống hiện đại có điểm gì khác biệt so với quá khứ?

A. Được giản lược hết mức có thể.

B. Được trang trí, bày vẽ nhiều không xuể.

C. Kiên cố, vững chắc hơn, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây

D. Kiên cố, vững chắc hơn, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Đông.

Câu 18. Ẩm thực của các dân tộc sống ở các vùng miền đa dạng là do đâu?

A. Do phong tục, tập quán, văn hóa của mỗi dân tộc khác nhau.

B. Do địa hình sinh sống của mỗi dân tộc khác nhau.

C. Do khí hậu của mỗi vùng miền khác nhau.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19.Khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy từ khi tổ chức nào ra đời?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Câu 20. Câu nói “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt” là của ai?

A. Tôn Đức Thắng.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 21. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam được hình thành trước hết dựa trên cơ sở nào sau đây?

A. Quá trình chinh phục thiên nhiên.

B. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.

C. Quá trình giao lưu văn hóa với bên ngoài.

D. Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.

Câu 22. Ở thời kì cổ - trung đại, các vương triều đã thực hiện nhiều chính sách nhằm củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, ngoại trừ:

A. đoàn kết các tầng lớp nhân dân.

B. đề cao sự hòa thuận trong nội bộ triều đình.

C. đề cao tính tự trị, biệt lập giữa các dân tộc, vùng miền.

D. đoàn kết các tộc người, trong cộng đồng quốc gia.

Câu 23. Nhận xét đúng về các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là:

A. Triển khai trên diện rộng nhưng thiếu trọng tâm và trọng điểm.

B. Thiếu tính sáng tạo, chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.

C. Mang tính cụ thểm chỉ được triển khai trên một lĩnh vực nhất định.

D. Mang tính toàn diện, khai thác mọi tiềm năng của đất nước.

Câu 24. Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa như thế nào?

A. Góp phần xây dựng quê hương, đất nước phát triển bền vững.

B. Kế thừa và hát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

C. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới.

D. Cả A, B, C đều đúng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Lập bảng so sánh phong tục, tập quán, lễ hội và nghệ thuật của người Kinh và cư dân các dân tộc thiểu số. (2,0 điểm).

b) Em hãy chọn một phong tục, tập quán, lễ hội của một dân tộc trên đất nước Việt Nam và giới thiệu khái quát về lễ hội đó.  (1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Chứng minh việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Việt Nam có vai trò vô cùng quan trọng.

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 14. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

3

 

1

1 ý

1

1 ý

1

 

6

1

4.5

Bài 17. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

1

6

1

2.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

4

1

4

1

4

1

24

2

10.0

Điểm số

3.0

 

1.0

2.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30 %

3.0 điểm

30 %

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay