Đề thi giữa kì 1 lịch sử 10 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 cánh diều giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2giữa kì 1 môn lịch sử 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Đề thi giữa kì 1 lịch sử 10 cánh diều (Đề số 2)

Xem đáp án và tải toàn bộ: Đề thi lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ

1 MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

..................

 

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

 

  1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là

  1. hiện thực lịch sử.
  2. nhận thức lịch sử.
  3. sự kiện tương lai.
  4. khoa học lịch sử.

Câu 2. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là

  1. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng.
  2. tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.
  3. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan.
  4. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Câu 3. Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?

  1. Chính xác, kịp thời, nhân văn.
  2. Khách quan, trung thực, tiến bộ
  3. Trung thực, công bằng, tiến bộ.
  4. Công bằng, trung thực, khách quan.

Câu 4. Truyền thuyết “Thánh Gióng” được xếp vào loại hình sử liệu nào dưới đây?

  1. Sử liệu hiện vật.
  2. Sử liệu gốc.
  3. Sử liệu thành văn.
  4. Sử liệu lời nói – truyền khẩu.

Câu 5. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là

  1. tri thức lịch sử.
  2. hiện thực lịch sử.
  3. tiến trình lịch sử.
  4. phương pháp lịch sử.

Câu 6. Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc

  1. phân loại các nguồn sử liệu.
  2. lập thư mục các nguồn sử liệu.
  3. sưu tầm đọc và ghi chép thông tin sử liệu.
  4. xử lý thông tin và sử liệu.

Câu 7. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử

  1. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
  2. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
  3. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
  4. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.

Câu 8. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để

  1. điều chỉnh hiện tại và định hướng những việc sẽ xảy ra trong tương lai.
  2. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại một cách chân thực, sinh động.
  3. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
  4. giải quyết tất cả mọi vấn đề khó khăn của cuộc sống hiện tại.

Câu 9. Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

  1. Toán học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
  2. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công nghệ thông tin.
  3. Chính trị học, Tâm lý học, Vật lí học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
  4. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

Câu 10. Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?

  1. Thực tại ảo.
  2. Công nghệ viễn thám.
  3. Sinh học.
  4. Trí tuệ nhân tạo.

Câu 11. Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

  1. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.
  2. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.
  3. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
  4. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.

Câu 12. Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng (các năm 938, 981 và 1288), các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực cơ bản nào sau đây?

  1. Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.
  2. Nhân học, Sinh học, Địa lí nhân văn.

C, Văn học, Tâm lí học, Nhân học.

  1. Khảo cổ học, Sinh học, Hoá học.

Câu 13. Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc

  1. kiểm kê định kì.
  2. bảo tồn.
  3. xây dựng, khai thác.
  4. trùng tu, làm mới.

Câu 14. Ngành nghề nào dưới đây không thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

  1. Thể thao mạo hiểm.
  2. Xuất bản.
  3. Điện ảnh.
  4. Nghệ thuật biểu diễn.

Câu 15. Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

  1. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.
  2. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.
  3. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.
  4. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

Câu 16. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?

  1. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.
  2. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
  3. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.
  4. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản.

Câu 17. Những nền văn minh nào sau đây phát triển liên tục từ thời kì cổ đại đến thời kì trung đại?

  1. Văn minh Ai Cập và văn minh Phục hưng.
  2. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
  3. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
  4. Văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ.

Câu 18. Trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người được gọi là

  1. văn hóa.
  2. văn minh.
  3. mông muội.
  4. dã man.

Câu 19. Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?

  1. Có chữ viết, nhà nước ra đời.
  2. Có sự xuất hiện của con người.
  3. Công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.
  4. Xây dựng các công trình kiến trúc.

Câu 20. Văn hoá và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

  1. trong tiến trình lịch sử.
  2. kể từ khi có chữ viết và nhà nước.
  3. trong giai đoạn phát triển thấp của xã hội.
  4. kể từ khi con người xuất hiện cho đến hiện nay.

Câu 21. Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải?

  1. La bàn.
  2. Thuốc súng.
  3. Kĩ thuật in.
  4. Làm giấy.

Câu 22. Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Ấn Độ thời cổ - trung đại là

  1. tượng Phật ở chùa Lạc Sơn.
  2. hệ thống chữ số từ 0 đến 9.
  3. hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
  4. Kim tự tháp và tượng nhân sư.

Câu 23. Các con sông lớn là cơ sở hình thành những nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại vì

  1. đã tạo nên những đồng bằng rộng lớn, bồi đắp phù sa màu mỡ.
  2. khí hậu tại các khu vực này thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
  3. nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
  4. có các hải cảng, nước sâu và kín gió, thuận lợi cho thương mại.

Câu 24. Ở Ai Cập cổ đại, sự ra đời của chữ tượng hình có ý nghĩa như thế nào?

  1. Phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập.
  2. Là văn tự để lưu giữ và truyền bá kinh Phật.
  3. Là cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học.
  4. Biểu hiện của tính chuyên chế ở mức cao.
  5. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích, làm rõ mối quan hệ gắn bó, tương tác hai chiều giữa sử học với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.

Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra những nét tương đồng về cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Đông thời kì cổ - trung đại.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay