Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 cánh diều kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn lịch sử 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
BẢNG MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
CÁNH DIỀU - NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN: LỊCH SỬ - BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU
TT | Chương / chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
1 | Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) | Bài 14. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt | 3 (0,75) |
| 4 (1,0) |
|
|
|
|
|
Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt | 3 (0,75) |
| 4 (1,0) |
|
| 1 (2,0) |
|
| ||
2 | Chủ đề 7. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam | Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam | 4 (1,0) |
| 2 (0,5) |
|
|
|
|
|
Bài 17. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam | 2 (0,5) |
| 2 (0,5) |
|
|
|
| 1 (2,0) | ||
Tổng số câu hỏi | 12 (3,0) | 0 | 12 (3,0) | 0 | 0 | 1 (2,0) | 0 | 1 (2,0) | ||
Tỉ lệ | 30% | 30% | 20% | 20% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo ....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 - Năm học 2022 – 2023
Môn: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi Học kì 2 Lịch sử lớp 10 Cánh diều có đáp án - (Đề số 3)- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1: Trung tâm buôn bán sầm uất nhất của Đại Việt trong các thế kỉ XI - XV là
- Phố Hiến.
- Hội An.
- Thanh Hà.
- Thăng Long.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam?
- Khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
- Nhà nước thành lập các cơ quan chuyên trách đê điều.
- Quy định cấm giết trâu bò, bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
- Xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Câu 3: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng dân gian của người Việt?
- Thờ thần Đồng Cổ.
- Thờ Mẫu.
- Thờ Phật.
- Thờ Thành hoàng làng.
Câu 4: Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào?
- Dân tộc và dân chủ.
- Bình đẳng và văn minh.
- Dân tộc và thân dân.
- Dân chủ và bình đẳng.
Câu 5: Phật giáo trở thành quốc giáo ở Việt Nam dưới thời nào?
- Ngô - Đinh - Tiền Lê.
- Lý - Trần.
- Lê sơ - Lê trung hưng.
- Tây Sơn - Nguyễn.
Câu 6: Văn học Đại Việt bao gồm hai bộ phận, đó là
- văn học dân gian và văn học viết.
- văn học chữ Hán và văn học chữ Quốc ngữ.
- văn học dân tộc và văn học ngoại lai.
- văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chính sách phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam?
- Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
- Đặt chức Hà đê sứ để chăm lo việc đê điều, trị thuỷ.
- Tổ chức lễ Tịch điền để khuyến khích sản xuất.
- Xóa bỏ chế độ tư hữu ruộng đất trong cả nước.
Câu 8: Cơ quan chuyên trách chép sử của nhà nước phong kiến thời Nguyễn là
- Quốc sử quán.
- Nội mệnh phủ.
- Hàn lâm viện.
- Ngự sử đài.
Câu 9: Nho giáo có hạn chế nào sau đây?
- Gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng giữa con người với nhau.
- Tạo ra tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên trong xã hội.
- Tạo ra sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội.
- Góp phần tạo nên một xã hội kỉ cương, khuôn phép và ổn định.
Câu 10: Quốc triều hình luật là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?
- Lý.
- Trần.
- Lê sơ.
- Nguyễn.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt?
- Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động sáng tạo bền bỉ của nhân dân.
- Chứng tỏ nền văn hóa ngoại lai hoàn toàn lấn át nền văn hóa truyền thống.
- Chứng minh sự phát triển vượt bậc trên các lĩnh vực trong các thời kì lịch sử.
- Tạo nên sức mạnh dân tộc trong những cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 12: Bộ quốc sử tiêu biểu của nước ta dưới thời Lê sơ là
- Đại Việt sử ký.
- Đại Việt sử ký toàn thư.
- Đại Nam thực lục.
- Khâm định Việt sử thông giám cương mục.
Câu 13: Một trong những nhà toán học tiêu biểu của nước ta thời kì phong kiến là
- Phan Huy Chú.
- Ngô Sĩ Liên.
- Lê Văn Hưu.
- Lương Thế Vinh.
Câu 14: Tập bản đồ tiêu biểu của nước ta dưới thời Nguyễn là
- Dư địa chí.
- Hoàng Việt nhất thống dư địa chí.
- Hồng Đức bản đồ.
- Đại Nam nhất thống toàn đồ.
Câu 15: Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo những nghĩa nào?
- Dân tộc - quốc gia và dân tộc - tộc người.
- Dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
- Dân tộc miền núi và dân tộc đồng bằng.
- Dân tộc - tộc người và dân tộc - ngữ hệ.
Câu 16: Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành mấy nhóm?
- Hai nhóm.
- Ba nhóm.
- Bốn nhóm.
- Năm nhóm.
Câu 17: Hoạt động kinh tế chính của người Kinh là
- buôn bán đường biển.
- sản xuất thủ công nghiệp.
- sản xuất nông nghiệp.
- buôn bán đường bộ.
Câu 18: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là
- dân tộc Tày.
- dân tộc Thái.
- dân tộc Mường.
- dân tộc Kinh.
Câu 19: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau: “......là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm tương đồng về ngữ âm, thanh điệu, cú pháp và vốn từ vị cơ bản”.
- Ngữ hệ.
- Tiếng nói.
- Chữ viết.
- Ngôn từ.
Câu 20: Nhận định nào sau đây là không đúng về trang phục của các dân tộc ở Việt Nam?
- Chủ yếu vay mượn từ bên ngoài.
- Phong phú về hoa văn trang trí.
- Đa dạng về kiểu dáng và màu sắc.
- Thể hiện tập quán của mỗi dân tộc.
Câu 21: Một trong những cơ sở dẫn đến sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là
- yêu cầu thống nhất các vùng lãnh thổ thành một quốc gia.
- yêu cầu tập trung lực lượng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
- tham vọng xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
- nhu cầu mở rộng giao lưu buôn bán với các nước láng giềng
Câu 22: Khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò như thế nào đối với công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
- Không đóng góp nhiều cho sự nghiệp chống ngoại xâm.
- Là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thắng lợi.
- Là nhân tố thứ yếu, góp phần dẫn đến sự thành công.
- Nhân tố duy nhất quyết định đến sự thành công.
Câu 23: Điểm nổi bật nhất trong chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam hiện nay là
- tính toàn diện.
- tính dân chủ.
- tính dân tộc.
- tính cụ thể.
Câu 24: Tổ chức nào sau đây có vai trò to lớn trong việc củng cố, mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam hiện nay?
- Đảng Lao động Việt Nam.
- Hội Văn hóa cứu quốc.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Hội Phản đế đồng minh.
- TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nhận xét về ưu điểm, hạn chế và phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
Câu 2 (2,0 điểm):
- Nêu suy nghĩ của anh/ chị về việc đặt tên “Diên Hồng” cho phòng họp chính trong tòa nhà Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Theo anh/ chị, thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để góp phần xây dựn khối đoàn kết dân tộc?