Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 cánh diều (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 cánh diều kì 2 đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 cuối kì 2 môn lịch sử 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Văn minh Đại Việt hình thành và phát triển dự trên cơ sở nào?

A. Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

B. Kế thừa nền văn minh Chăm-pa.

C. Kế thừa nền văn minh Trung Hoa.

D. Kế thừa nền văn minh Phù Nam.

Câu 2. Cho đến nay, quốc hiệu tồn tại lâu dài nhất của Việt Nam là:

A. Đại Ngu.

B. Đại Việt.

C. Đại Nam.

D. Đại Cồ Việt.

Câu 3. Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ

A. văn minh Chăm-pa.

B. văn minh Phù Nam.

C. văn minh sông Mã.

D. văn minh Việt cổ.

Câu 4. Trong các thế kỉ XVI - XVII, văn minh Đại Việt

A. bước đầu được định hình.

B. phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

C. có sự giao lưu với văn minh phương Tây.

D. có những dấu hiệu trì trệ và lạc hậu.

Câu 5. Tư tưởng yêu nước thương dân của người Việt phát triển theo hai xu hướng nào?

A. Dân tộc và dân chủ.

B. Bình đẳng và văn minh.

C. Dân tộc và thân dân.

D. Dân chủ và bình đẳng.

Câu 6. Yếu tố quyết định sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Đại Việt là:

A. Sự phục hồi của nền văn minh Âu Lạc.

B. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia.

C. Sự tiếp thu toàn bộ văn minh Trung Hoa.

D. Sự tiếp thu tinh hoa văn minh Ấn Độ.

Câu 7. Chùa Một Cột là công trình kiến trúc được xây dựng mô phỏng theo hình dáng của:

A. Bông hoa sen.                        

B. Bông hoa cúc.

C. Chiếc lá bồ đề.                      

D. Bông hoa đại.

Câu 8. Tác phẩm về lĩnh vực toán học nổi tiếng của Lương Thế Vinh có tên là gì?

A. Lập thành toán pháp.

B. Cửu chương lập thành tính pháp.

C. Đại thành toán pháp.

D. Đại thành toán học chỉ minh.

Câu 9. Dưới thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào giữ địa vị độc tôn ở Đại Việt?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Công giáo.

Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những hạn chế của nền văn minh Đại Việt?

A. Lĩnh vực khoa học, kĩ thuật chưa thực sự phát triển.

B. Các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn kém phát triển.

C. Góp phần tạo ra tính thụ động, tư tưởng quân bình.

D. Đời sống tinh thần cư dân còn nhiều yếu tố tâm linh.

Câu 11. Những thay đổi trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ thể hiện điều gì?

A. Chế độ quân chủ tập quyền đạt đến đỉnh cao.

B. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền.

C. Thiết lập chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu.

D. Chế độ quân chủ lập hiến đạt đến đỉnh cao.

Câu 12. Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng, hạn chế buôn bán với các nước phương Tây?

A. Do ảnh hưởng của nhà Thanh đậm nét.

B. Do nhà Nguyễn không được hưởng lợi nhiều

C. Do nhà Nguyễn nhận thấy dã tâm xâm lược của phương Tây.

D. Do người Pháp không giúp đỡ Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn

Câu 13.Khăn Piêu là một sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng của dân tộc nào?

A. Kinh.

B. Thái.

C. Hoa.

D. Sán Dìu.

Câu 14. Trước đây, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức

A. xen canh.

B. luân canh.

C. du canh.

D. định canh.

Câu 15. Tín ngưỡng quan trọng nhất của người Kinh là

A. tín ngưỡng phồn thực.

B. thờ các thần tự nhiên.

C. thờ tổ nghề.

D. thờ cúng tổ tiên.

Câu 16. Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam?

A. Ngày càng phong phú, đa dạng.

B. Có nét độc đáo riêng của từng tộc người.

C. Đơn điệu, nhàm chán, không có bản sắc riêng.

D. Mang tính thống nhất trong sự đa dạng.

Câu 17. Nguyên nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam thường canh tác theo hình thức ruộng bậc thang là:

A. Do cư trú ở các đồng bằng ven sông.

B. Do sinh sống ở vùng địa hình cao, dốc.

C. Do không biết làm nông nghiệp trồng lúa nước.

D. Do chủ yếu trồng các loại cây: ngô, khoai, sắn,...

Câu 18. Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đích gì?

A. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của thần linh với cộng đồng.

B. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của tổ tiên với gia tộc.

C. Giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.

D. Gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.

Câu 19.Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là ngày nào?

A. 23/06.

B. 30/04.

C. 02/09.

D. 18/11.

Câu 20. Câu nói “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bó tay” là của ai?

A. Trần Hưng Đạo.

B. Lê Lợi.

C. Lê Hoàn.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 21. Người Việt cổ sớm tạo nên sự cố kết cộng đồng trong các hoạt động nào?

A. Chống dịch.

B. Trị thủy.

C. Chống giặc ngoại xâm.

D. Chống nạn đói.

Câu 22. Trong lịch sử Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết từ cơ sở nào?

A. Quá trình đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm.

B. Quá trình giao lưu văn hoá với bên ngoài.

C. Tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

D. Quá trình chinh phục thiên nhiên.

Câu 23. Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ của nhân dân Việt Nam, nhân tố nào giữ vai trò quyết định mọi thắng lợi?

A. Phương tiện chiến đấu hiện đại.

B. Sự ủng hộ, giúp đỡ từ bên ngoài.

C. Lòng yêu nước, đoàn kết dân tộc.

D. Vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.

Câu 24. Nghị định 57/2007/NĐ – CP về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số là biểu hiện cụ thể của chính sách dân tộc trên lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Quốc phòng.

D. Y tế.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Trình bày những thành tựu nổi bật về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt. (2,0 điểm).

b) Tại sao trong kiến trúc của đền, tháp, đình miếu Đại Việt phong kiến thường có hình ảnh con rồng?  (1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn giải thích câu nói của Bác:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

 

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………     ………………………………………………………………………………………         ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

A

B

D

C

C

B

A

C

B

B

A

C

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

B

C

D

C

B

D

D

A

B

C

C

B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (2,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1a

(2,0 điểm)

* Kiến trúc: phát triển mạnh mẽ.

- Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững chãi.

- Công trình tiêu biểu:Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, Chùa Một Cột, đình làng Đình Bảng,

* Điêu khắc:

- Chất liệu: đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa cúc, tượng rồng,

- Tiêu biểu: hình tượng rồng của triều đại Lý, Trần, Lê sơ.

* Nghệ thuật sân khấu:

- Âm nhạc: phát triển mạnh với nhiều thể loại:nhạc dân gian, nhạc cung đình, và nhạc cụ phong phú: trống, đàn bầu, tiêu, đàn tranh, tì bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,

- Nghệ thuật sân khấu: phát triển với nhiều loại hình: hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ả đào, hát xẩm,..

* Lễ hội:

- Là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình.

- Cùng với lễ hội là những trò vui, như đầu vật, đua thuyền, múa rối nước,...

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

0,25

Câu 1b

(1,0 điểm)

Trong kiến trúc của đền, tháp, đình miếu Đại Việt phong kiến thường có hình ảnh con rồng vì:

- Hình ảnh của Rồng được gắn liền với bậc đế vương, thể hiện quyền uy, mang năng lực tâm linh siêu nhiên.

- Rồng được coi là linh thú đứng đầu trong 4 linh vật thần thoại được dân gian tôn kính, thờ cúng.

- Hình ảnh rồng trong chùa chiền, lăng tẩm, miếu thờ,… chính là biểu tượng cho sự che chở, phục vụ, luôn sẵn sàng bảo vệ.

- Rồng trong truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là tổ tiên của người Việt, tượng trưng cho những phẩm chất cao đẹp, tính nhân văn, sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

 

 

0,25

 

0,25

 

0,25

 

 

0,25

Câu 2

(1,0 điểm)

Câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công” là câu nói chân lí đúng đắn với mọi thời đại. Câu nói này của Bác đã khẳng định đoàn kết có thể tạo ra sức mạnh to lớn giúp con người, dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Câu nói của Bác không chỉ là một lời khích lệ toàn dân, toàn quân kháng chiến mà còn thể hiện niềm tin của Bác vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở khắp trên cả nước, nhờ có sự chung tay góp sức của các chiến sĩ, các y bác sĩ, các bạn tình nguyện viên làm việc không kể ngày giờ, khó khăn mà dịch bệnh đã được kiểm soát.

 

 

 

 

 

1,0


 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 14. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

3

 

1

1 ý

1

1 ý

1

 

6

1

4.5

Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 17. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

1

6

1

2.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

4

1

4

1

4

1

24

2

10.0

Điểm số

3.0

 

1.0

2.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30 %

3.0 điểm

30 %

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay