Đề thi giữa kì 2 lịch sử 10 cánh diều (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 cánh diều giữa kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn lịch sử 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

BẢNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022 - 2023

MÔN: LỊCH SỬ 10 - BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Chủ đề 5. Văn minh Đông Nam Á

Bài 10. Cơ sở hình thànhvăn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại

3

(0,75)

 

3

(0,75)

 

 

 

 

 

Bài 11. Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì

cổ - trung đại

 

3

(0,75)

 

 

3

(0,75)

 

 

 

1

(2,0)

 

 

2

Chủ đề 6. Một số nền văn minhtrên đất nước Việt Nam(trướcnăm1858)

Bài     12. Vănminh VănLang - Âu Lạc

2

(0,5)

 

2

(0,5)

 

 

 

 

 

Bài 13. Văn minh Chăm- pa, Văn minh Phù Nam

4

(1,0)

 

4

(1,0)

 

 

 

 

1

(2,0)

Tổng số câu hỏi

12

(3,0)

0

12

(3,0)

0

0

1

(2,0)

0

1

(2,0)

Tỉ lệ

30%

30%

20%

20%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Giữa học kì 2 Năm học 2022 - 2023

Môn: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

Câu 1. Cư dân Đông Nam Á thuộc tiểu chủng nào dưới đây?

A. Môn-gô-lô-ít phương Nam.

B. Môn-gô-lô-ít phương Đông.

C. Môn-gô-lô-ít phương Tây.

D. Môn-gô-lô-ít phương Bắc.

Câu 2. Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là

A. Lãnh địa.

B. Điền trang.

C. Làng/ bản.

D. Phường hội.

Câu 3. Học thuyết tư tưởng nào của Trung Quốc đã được truyền bá vào Đông Nam Á?

A. Bà La Môn giáo.

B. Hồi giáo.

C. Phật giáo.

D. Nho giáo.

Câu 4. Loại hình nhà ở phổ biến của cư dân Chăm-pa là gì?

A. Nhà sàn làm từ gỗ, tre, nứa.

B. Nhà mái lợp tranh, vách đất.

C. Nhà trệt xây từ gạch nung.

D. Nhà lầu xây từ đá ong.

Câu 5. Cư dân In-đô-nê-xi-a là chủ nhân của thành tựu văn hóa nào dưới đây?

A. Sử thi Riêm Kê.

B. Sử thi Đăm-săn.

C. Đền Bô-rô-bu-đua.

D. Đền Ăng-co Vát.

Câu 6. Người Khơ-me, người Thái, người Môn… đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở của loại chữ viết nào?

A. Chữ Hán của Trung Quốc.

B. Chữ Phạn của Ấn Độ.

C. Chữ La-tinh của La Mã.

D. Chữ tượng hình của Ai Cập.

Câu 7. Tác phẩm văn học dân gian nổi tiếng của cư dân Việt Nam là

A. Sử thi Ra-ma Khiên.

B. Sử thi Đẻ đất đẻ nước.

C. Truyện sử Me-lay-u.

D. Thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ.

Câu 8. Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tại địa phương nào?

A. Phú Xuân (Huế).

B. Hoa Lư (Ninh Bình).

C. Phong Khê (Hà Nội).

D. Phong Châu (Phú Thọ).

Câu 9. Vương quốc Phù Nam phát triển mạnh mẽ, trở thành đế chế hùng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ I - thế kỉ III.

B. Thế kỉ III - thế kỉ V.

C. Thế kỉ V - thế kỉ VII.

D. Thế kỉ VII - thế kỉ X.

Câu 10. Cư dân Việt cổ thời Văn Lang - Âu Lạc có phong tục, tập quán nào dưới đây?

A. Ăn bánh trôi, bánh chay vào tết Hàn thực.

B. Làm bánh chưng, bánh giày vào dịp lễ tết.

C. Lì xì cho trẻ em vào dịp tết Nguyên đán.

D. Xây dựng các đền tháp để thờ thần Siva.

Câu 11. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Chăm-pa là

A. Khai thác lâm sản.

B. Sản xuất thủ công nghiệp.

C. Nghề nông trồng lúa nước.

D. Đánh bắt cá trên sông, biển.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây mô tả không đúng trang phục của cư dân Phù Nam?

A. Mặc áo chui đầu hoặc ở trần.

B. Nhà vua đi dép làm bằng mo cau.

C. Dùng vải quấn làm váy.

D. Đi dép bằng gỗ cây bao hương.

Câu 13. Vị trí nằm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại vì đây là điều kiện thuận lợi để

A. Xây dựng một nhà nước thống nhất.

B. Phát triển kinh tế thủ công nghiệp.

C. Giao lưu với các nền văn minh lớn.

D. Phát triển nghề nông trồng lúa nước.

Câu 14. Văn minh Ấn Độ được truyền bá đến Đông Nam Á thông qua con đường nào?

A. Buôn bán và truyền giáo.

B. Chiến tranh xâm lược.

C. Chính sách cai trị, đô hộ.

D. Buôn bán và chiến tranh xâm lược.

Câu 15. Nghệ thuật kiến trúc của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại có điểm gì nổi bật?

A. Tạo dựng hàng loạt các công trình đồ sộ, như:m kim tự tháp, thánh đường,…

B. Chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Ấn Độ nhưng vẫn có nét độc đáo riêng.

C. Mang tính bản địa, không chịu sự ảnh hưởng của văn minh bên ngoài.

D. Sao chép nguyên bản phong cách kiến trúc và tạo hình của Ấn Độ.

Câu 16. Nhận xét nào dưới đây đúng về văn học của cư dân Đông Nam Á thời cổ - trung đại?

A. Văn học chữ viết kém phát triển, đơn điều về thể loại.

B. Văn học dân gian ra đời muộn, đơn thiệu về thể loại.

C. Kho tàng văn học dân gian phong phú, nhiều thể loại.

D. Văn học chữ viết ra đời sớm (ngay từ đầu Công nguyên).

Câu 17. Văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại được hình thành trên cơ sở nào dưới đây?

A. Ảnh hưởng mạnh mẽ của các nền văn minh Tây Á, Bắc Phi.

B. Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.

C. Những đóng góp của cư dân bản địa - tộc người Aryan.

D. Dân cư quần tụ nhau lại trong các tổ chức phường hội.

Câu 18. Để tránh bị thủy quái làm hại, người Việt cổ thời Văn Lang – Âu Lạc đã

A. Xăm mình.

B. Nhuộm răng đen.

C. Không đánh bắt cá.

D. Không di chuyển bằng đường sông.

Câu 19. Sự đa dạng về cư dân, tộc người đã tác động như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á?

A. Tạo nên sự khác biệt tuyệt đối trong văn hóa bản địa của các quốc gia.

B. Tạo nên nền văn minh bản địa với những sắc thái địa phương phong phú.

C. Đưa đến sự ra đời một nhà nước thống nhất, hùng mạnh trên toàn khu vực.

D. Gây nên sự chia rẽ, thiếu đoàn kết, thái độ kì thị giữa các cộng đồng dân cư.

Câu 20. Điểm tương đồng giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là gì?

A. Ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN.

B. Đóng đô tại vùng đất Phong Châu.

C. Bộ máy nhà nước đơn giản, sơ khai.

D. Có vũ khí tốt, thành Cổ Loa kiên cố.

Câu 21. Thành tựu nào dưới đây là minh chứng cho việc: cư dân Chăm-pa tiếp thu có sáng tạo các yếu tố văn minh bên ngoài?

A. Tục xăm mình.

B. Chữ chăm cổ.

C. Tục thờ cúng tổ tiên.

D. Tục nhuộm răng đen.

Câu 22. Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?

A. Khép kín, không có sự giao lưu với bên ngoài.

B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Ấn Độ.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Tây Á và Bắc Phi.

D. Hình thành trên nền tảng thủ công nghiệp và thương mại.

Câu 23. Điểm tương đồng cơ sở điều kiện tự nhiên giữa hai nền văn minh Việt cổ và văn minh Phù Nam là gì?

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, không giáp biển.

B. Khí hậu khắc nghiệt, mưa ít, đất đai cằn cỗi.

C. Khí hậu hàn đới với đặc trưng lạnh giá, ít mưa.

D. Có các sông lớn, đồng bằng châu thổ màu mỡ.

Câu 24. Việc phát hiện những đồng tiền vàng La Mã tại di chỉ khảo cổ thuộc văn hóa Óc Eo đã cho thấy điều gì về Vương quốc Phù Nam?

A. Kinh tế khép kín, không có quan hệ giao thương với bên ngoài.

B. Hoạt động giao thương đường biển của Phù Nam rất phát đạt.

C. Nghề luyện kim và chế tác kim hoàn ở Phù Nam rất phát triển.

D. Chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Thể hiện trên trục thời gian các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XIX.

Câu 2 (2,0 điểm): Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về cơ sở hình thành của văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Tương đồng

Khác biệt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay