Đề thi cuối kì 2 lịch sử 10 cánh diều (Đề số 10)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 cánh diều kì 2 đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 cuối kì 2 môn lịch sử 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM(6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Quốc hiệu nước ta được đổi thành Việt Nam vào năm nào?

A. Năm 1010.

B. Năm 1054.

C. Năm 1804.

D. Năm 1945.

Câu 2. Năm 1009, triều đại nào được thành lập?

A. Triều Lý.

B. Triều Trần.

C. Triều Lê sơ.

D. Triều Nguyễn.

Câu 3. Phật giáo của Đại Việt được tiếp thu chọn lọc từ nền văn minh nào?

A. Văn minh Lưỡng Hà.

B. Văn minh Ai Cập.

C. Văn minh Ấn Độ.

D. Văn minh Chăm-pa.

Câu 4. Nền văn minh Đại Việt từ thế kỉ X có đặc điểm gì?

A. Là giai đoạn định hình thông qua các cuộc củng cố chính quyền, phát triển kinh tế, văn hóa.

B. Là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và toàn diện, tính dân tộc được thể hiện rõ nét.

C. Là giai đoạn thịnh vượng nhất của đất nước, đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong mọi mặt.

D. Là giai đoạn khủng hoảng với nhiều biến động về chính trị.

Câu 5. Nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc là cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt vì:

A. Những di sản và truyền thống của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển.

B. Không có nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc thì không thể có nền văn minh Đại Việt.

C. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt được củng cố vững chắc nên tạo điều kiện cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục phát triển.

D. Nhà nước quân chủ chuyên chế thời Văn Lang – Âu Lạc là hình mẫu cho nền văn minh Đại Việt.

Câu 6. Vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong nền văn minh Đại Việt là gì?

A. là trung tâm quyền lực của Nhà nước ta trải dài 13 thế kỷ.

B. thể hiện quyền lực và giá trị lịch sử của quốc gia Đại Việt phong kiến.

C. là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7. Nơi sản xuất đồ dùng thủ công cho vua quan trong triều được gọi là gì?

A. Cục Thủ công.

B. Làng nghề.

C. Cục Bách tác.

D. Xưởng thủ công.

Câu 8. Trung tâm buôn bán sầm uất nhất Đại Việt thời Trần là:

A. Thăng Long.

B. Vân Đồn.

C. Hội An.

D. Phố Hiến.

Câu 9. Lục Vân Tiên là tác phẩm nổi bật của:

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. Nguyễn Du.

C. Nguyễn Trãi.

D. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không phải của văn học chữ Hán?

A. Phát triển mạnh với nhiều tác phẩm tiêu biểu như Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ,…

B. Nội dung thể hiện tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

C. Văn xuôi chữ Hán phát triển với nhiều thể loại như tiểu thuyết chương hồi,…

D. Phản ánh những bất công trong xã hội là nội dung chủ yếu của văn học chữ Hán.

Câu 11. Tại sao nói bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông là chế độ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ?

A. Vua bỏ hết các chức quan cao cấp nhất

B. Quyền lực tập trung cao độ trong tay nhà vua.

C.  Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh ở cấp trung ương.

D. Nhà nước kiểm soát được quyền lực của thế lực ngoại tộc.

Câu 12. Việc vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ ở Văn Miếu không có mục đích nào sau đây?

A. Vinh danh những người đỗ đạt cao trong các kì thi do nhà nước tổ chức.

B. Khuyến khích, cổ vũ tinh thần học tập, thi cử của quần chúng nhân dân.

C. Răn đe quan lại phải có trách nhiệm với với dân cho xứng với bảng vàng.

D. Để lại cho hậu thế những tác phẩm điêu khắc độc đáo, sinh động.

Câu 13.Có mấy dân tộc có số dân trên 1 triệu người?

A. 5 dân tộc.

B. 6 dân tộc.

C. 7 dân tộc.

D. 8 dân tộc.

Câu 14. Nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo thuộc ngữ hệ nào?

A. Ngữ hệ Nam Á.

B. Ngữ hệ Nam Đảo.

C. Ngữ hệ Hán – Tạng.

D. Ngữ hệ Mông – Dao.

Câu 15. Trang phục của người Kinh ở Nam Bộ là:

A. áo bà ba.

B. áo chàm.

C. áo dài.

D. áo tứ thân.

Câu 16. Nhà ở của người Kinh trong đời sống hiện đại có điểm gì khác biệt so với quá khứ?

A. Được giản lược hết mức có thể.

B. Được trang trí, bày vẽ nhiều không xuể.

C. Kiên cố, vững chắc hơn, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây

D. Kiên cố, vững chắc hơn, chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Đông.

Câu 17. Điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là gì?

A. Canh tác lúa nước và các cây lương thực.

B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.

C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.

D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.

Câu 18. Phương tiện đi lại của các dân tộc đa dạng là do đâu?

A. Do truyền thống của mỗi dân tộc khác nhau.

B. Do địa hình sinh sống của mỗi dân tộc khác nhau.

C. Do khí hậu của mỗi vùng miền khác nhau.

D. Do điều kiện kinh tế của mỗi vùng miền khác nhau.

Câu 19.Khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy từ khi tổ chức nào ra đời?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

Câu 20. Câu nói “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt” là của ai?

A. Tôn Đức Thắng.

B. Phạm Văn Đồng.

C. Võ Nguyên Giáp.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 21. Minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc Việt Nam trong thế kỉ XX là:

A. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám.

B. Đánh đuổi giặc Minh ra khởi bờ cõi.

C. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.

D. Chiến thắng đại dịch COVID-19.

Câu 22. Trong chính sách dân tộc về kinh tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương nào sau đây?

A. Xây dựng cơ chế quản lí kinh tế thị trường năng động, linh hoạt.

B. Phát triển nền kinh tế nhiều ngành, quy mô, trình độ công nghệ.

C. Đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 23. Đâu là chính sách để gắn kết mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia thời nhà Lý?

A. Bắt các tù trưởng phải phục tùng triều đình.

B. Thu thuế nặng đối với các tù trưởng thuộc dân tộc thiểu số.

C. Gả công chúa cho các tù trưởng miền núi.

D. Kêu gọi các triều đình rời bỏ nơi sống về tập trung tại kinh thành.

Câu 24. Việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa như thế nào?

A. Góp phần xây dựng quê hương, đất nước phát triển bền vững.

B. Kế thừa và hát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

C. Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn mới.

D. Cả A, B, C đều đúng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm)

a) Trình bày thành tựu nổi bật về kinh tế của văn minh Đại Việt. (2,0 điểm).

b) Tại sao các triều đại đều chú trọng phát triển nông nghiệp? (1,0 điểm)

Câu 2. (1,0 điểm) Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch, chọn một dân tộc của Việt Nam và giới thiệu về ngôn ngữ và đời sống tinh thần của dân tộc đó.

 

 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 10 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 14. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt

3

 

1

1 ý

1

1 ý

1

 

6

1

4.5

Bài 16. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

1

6

1

2.5

Bài 17. Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

3

 

1

 

1

 

1

 

6

 

1.5

Tổng số câu TN/TL

12

 

4

1

4

1

4

1

24

2

10.0

Điểm số

3.0

 

1.0

2.0

1.0

1.0

1.0

1.0

6.0

4.0

10.0

Tổng số điểm

3.0 điểm

30 %

3.0 điểm

30 %

2.0 điểm

20 %

2.0 điểm

20 %

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay