Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 1 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 1 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Tiếng Việt 1 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Đề thi tiếng Việt 1 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 1 – CÁNH DIỀU 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)

LỚP HỌC CUỐI ĐÔNG 

Bây giờ đã là cuối mùa đông. Hôm nay, trời rét thêm. Mặt đất cứng lại. Cây cối rũ lá úa vàng. Đá xám xịt phủ thêm hơi lạnh.

Mấy bạn nhỏ vẫn rủ nhau đến lớp. Những ngón tay nho nhỏ đỏ lên vì lạnh. Thầy giáo và các bạn quây quần bên đống lửa.

Tiếng nói dè dặt ban đầu to dần lên theo ngọn lửa. Các bạn kể cho thầy giáo nghe về cuộc sống của mình. Đêm qua, con bò nhà bạn Súa đẻ một con bê mập mạp. Bạn thức suốt đêm đốt lửa cho mẹ con chúng sưởi. Bạn Mua thì kể về đám cưới của chị gái, về bộ váy áo đẹp nhất, sặc sỡ nhất mà bạn nhìn thấy. Bạn Chơ kể về cái hàng rào đá mà bố con bạn đang xếp dở. Cái hàng rào đá được xếp bằng những hòn đá xanh, bằng sự khéo léo, cần cù của những bàn tay yêu lao động...

Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng.

Theo Lục Mạnh Cường

Câu 1 (0,5 điểm). Bài đọc “Lớp học cuối đông” miêu tả khung cảnh vào thời điểm nào trong năm?

A. Đầu mùa xuân.

B. Giữa mùa hè.

C. Cuối mùa đông.

D. Đầu mùa thu. 

Câu 2 (0,5 điểm). Cây cối trong bài đọc có đặc điểm gì?

A. Xanh tốt, đâm chồi nảy lộc.

B. Rũ lá úa vàng.

C. Ra hoa rực rỡ.

D. Khô héo vì nắng nóng. 

Câu 3 (0,5 điểm). Các bạn nhỏ trong bài đã làm gì khi đến lớp?

A. Quây quần bên đống lửa và kể chuyện.

B. Chơi đùa trong sân trường.

C. Chăm sóc cây cối trong vườn trường.

D. Vẽ tranh về mùa đông. 

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao tiếng nói ban đầu trong lớp học “dè dặt” rồi “to dần lên theo ngọn lửa”?

A. Vì ngọn lửa giúp các bạn nhỏ cảm thấy ấm áp và gần gũi hơn.

B. Vì thầy giáo yêu cầu các bạn nói to hơn.

C. Vì có nhiều bạn học sinh khác đến lớp hơn.

D. Vì ngoài trời ngày càng lạnh hơn. 

Câu 5 (0,5 điểm). Hình ảnh “Tiếng Mông lẫn tiếng Kinh làm cho căn phòng nhỏ thêm rộn ràng” thể hiện điều gì?

A. Sự khó khăn trong giao tiếp giữa các bạn học sinh.

B. Sự hòa hợp, đoàn kết giữa các bạn nhỏ dù đến từ các dân tộc khác nhau.

C. Các bạn nhỏ đang nói chuyện quá ồn trong lớp học.

D. Sự khác biệt giữa các dân tộc khiến lớp học không thống nhất. 

Câu 6 (0,5 điểm).  Bài đọc giúp em rút ra bài học gì về tình thầy trò và tình bạn?

A. Tình cảm thầy trò ấm áp giúp vượt qua giá lạnh mùa đông.

B. Đi học vào mùa đông rất vất vả, không nên đến lớp.

C. Chỉ có các bạn nhỏ miền núi mới biết quây quần bên đống lửa.

D. Đến lớp vào mùa đông là không cần thiết. 

Luyện từ và câu: (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Điền các từ vào chỗ trống cho đúng:

lan tỏa

khoe sắc

đâm chồi

líu lo 

Nắng xuân ………………….. khắp vườn nhà. Xuân về, bao loài hoa ……………………… Sắc vàng của cây quất, cây mai, sắc hồng của cây đào. Cây cối ............................. nảy lộc, những mầm non bắt đầu xuất hiện. Những đàn chim hót ...................................... rộn ràng trong vườn. 

Câu 8 (2,0 điểm) Sắp xếp các từ sau để tạo thành câu có nghĩa hoàn chỉnh: 

...........................................

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm):  Chính tả nghe – viết:  GV cho HS viết một đoạn trong bài “Hoa kết trái” (SGK TV1, Cánh diều – trang 131) Từ “Hoa cà tim tím” cho đến “Nên hoa kết trái”.

...........................................

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – CÁNH DIỀU

STT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

TN

TL

HT khác

1

Đọc thành tiếng

1 câu: 3 điểm

2

Đọc hiểu + Luyện từ và câu

Số câu

2

0

0

3

1

0

1

1

6

2

0

Câu số

1,2,3

0

0

4,5

7

0

6

8

C1,2,3,4,5,6

C7,8

0

Số điểm

1,5

0

0

1,0

2

0

0,5

2

3

4

0

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 7

3

Viết

Số câu

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

Câu số

0

9

0

0

0

0

0

10

0

C9,10

0

Số điểm

0

2

0

0

0

0

0

8

0

0

Tổng

Số câu: 2

Số điểm: 10

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. PHẦN TIẾNG VIỆT

Từ Câu 1 – Câu 6

6

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Nhận biết được thời điểm khung cảnh lớp học.      

- Nhận biết được đặc điểm cây cối trong bài đọc.  

- Nhận biết được hành động các bạn nhỏ xuất hiện trong bài. 

3

C1,2,3

Kết nối

- Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài.

2

C4,5

Vận dụng

- Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm.

1

C6

Câu 7– Câu 8

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện được đoạn văn.        

1

C7

Kết nối

- Sắp xếp lại các câu hoàn chỉnh theo yêu cầu đề bài. 

1

C8

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN

Câu 9-10

2

3. Luyện viết chính tả và viết bài văn

Vận dụng

Chính tả nghe và viết

1

C9

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài) 

- Giới thiệu về ngôi trường.      

- Nêu được đặc điểm bao quát ngôi trường.  

- Nêu được đặc điểm chi tiết ngôi trường 

- Nêu được những kỷ niệm của em về ngôi trường.   

- Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn. 

- Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C10

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng Việt 1 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay