Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 1 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 1 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 1 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Đề thi tiếng Việt 1 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 1 – CÁNH DIỀU   

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 1 đến chủ điểm 4, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu. 

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)

TRÍ KHÔN CỦA TA ĐÂY 

Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:

– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

– Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!

Cọp không hiểu, tò mò hỏi:

– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:

– Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!

Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:

– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:

– Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.

Cọp nghe nói, mừng lắm.

Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:

– Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?

Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:

– Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:

– Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.

Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.

Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả.

Theo Truyện cổ tích dân gian

Câu 1 (0,5 điểm). Con vật nào tò mò muốn biết trí khôn là gì?

A. Con trâu.

B. Con cọp.

C. Con ngựa.

D. Con voi. 

Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao cọp ngạc nhiên khi nhìn thấy trâu làm việc?

A. Vì trâu khỏe mà lại để con người đánh đập.

B. Vì trâu không chịu ăn cỏ.

C. Vì trâu không chạy trốn khi thấy cọp.

D. Vì trâu đang ngủ mà vẫn đi cày. 

Câu 3 (0,5 điểm). Anh nông dân đã làm gì để trói cọp?

A. Nhờ trâu giúp sức.

B. Đánh lừa cọp bằng thức ăn.

C. Nói dối rằng về nhà lấy trí khôn rồi trói cọp lại.

D. Dùng phép thuật làm cọp ngủ say. 

Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao trâu lại bị gãy răng hàm trên?

A. Vì trâu bị cọp cắn.

B. Vì trâu sợ quá nên tự làm gãy răng.

C. Vì anh nông dân đánh trâu.

D. Vì trâu bò lăn ra cười và đập hàm trên vào đá.

Câu 5 (0,5 điểm). Dấu vằn trên lưng cọp có nguồn gốc từ đâu theo câu chuyện?

A. Do cọp sinh ra đã có vằn.

B. Do bị cháy khi anh nông dân đốt rơm quanh cọp.

C. Do cọp bị thương khi chạy trốn.

D. Do trâu đá vào cọp. 

Câu 6 (0,5 điểm). 

...........................................

Luyện từ và câu: (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Điền các vần oăng, oăc, oanh, oach vào chỗ trống:

...........................................

Câu 8 (2,0 điểm) Đặt câu với những từ dưới đây: 

a) nguệch ngoạc

b) phụ huynh 

c) điện thoại 

d) ghế xoay 

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm):  Chính tả nghe – viết: Viết một đoạn trong bài “Hà mã bay” (SGK TV1, Cánh diều – trang 29) từ “Chú nghĩ” cho đến “rơi huỵch xuống đất”. 

Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu miêu tả một loài động vật hoang dã mà em đã nhìn thấy ở sở thú, tivi, internet hay sách báo,...  

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – CÁNH DIỀU   

STT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

TN

TL

HT khác

1

Đọc thành tiếng

1 câu: 3 điểm

2

Đọc hiểu + Luyện từ và câu

Số câu

2

0

0

3

1

0

1

1

6

2

0

Câu số

1,2,3

0

0

4,5

7

0

6

8

C1,2,3,4,5,6

C7,8

0

Số điểm

1,5

0

0

1,0

2

0

0,5

2

3

4

0

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 7

3

Viết

Số câu

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

Câu số

0

9

0

0

0

0

0

10

0

C9,10

0

Số điểm

0

2

0

0

0

0

0

8

0

0

Tổng

Số câu: 2

Số điểm: 10

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – CÁNH DIỀU   

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. PHẦN TIẾNG VIỆT

Từ Câu 1 – Câu 6

6

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Nhận biết được con vật nào có tính tò mò về trí khôn.  

- Nhận biết được lý do mà con cọp ngạc nhiên.      

- Nhận biết được hành động của anh nông dân. 

3

C1,2,3

Kết nối

- Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài.

2

C4,5

Vận dụng

- Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm.

1

C6

Câu 7– Câu 8

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện. 

1

C7

Kết nối

- Đặt được câu hoàn chỉnh với các từ đã cho sẵn.              

1

C8

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN

Câu 9-10

2

3. Luyện viết chính tả và viết đoạn văn

Vận dụng

Chính tả nghe và viết

1

C9

- Nắm được bố cục của một đoạn văn (câu mở đầu – câu phát triển – câu kết thúc). 

- Giới thiệu về loài động vật đó.  

- Nêu được đặc điểm hình dáng, cách di chuyển và tập tính của chúng. 

- Nêu cảm nhận của em về loài động vật đó.  

- Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn. 

- Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C10

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng Việt 1 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay