Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 1 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 1 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 1 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Đề thi tiếng Việt 1 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 1 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 1 đến chủ điểm 4, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
CÂY XANH VÀ CON NGƯỜI
Con người không thể sống thiếu cây xanh. Lúa, ngô, khoai, sắn, … nuôi sống ta. Các loại rau là thức ăn hằng ngày của ta. Chuối, cam, bưởi, khế, … cho ta trái ngọt.
Cây xanh là bộ máy lọc không khí, làm lợi cho sức khỏe con người. Ở đâu có nhiều cây xanh, ở đó có không khí trong lành.
Rễ cây hút nước rất tốt. Vào mùa mưa bão, cây xanh có thể giúp đất giữ nước, làm hạn chế lũ lụt, chống lở đất do nước chảy mạnh.
Cây xanh cho bóng mát, cung cấp gỗ để làm nhà cửa, giường tủ, bàn ghế, … Những hàng cây xanh và vườn hoa còn làm đẹp đường phố, xóm làng.
Cây xanh có nhiều lợi ích như vậy nên chúng ta phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cây và trồng cây. Người Việt Nam có phong tục Tết trồng cây, phong tục tốt đẹp này bắt nguồn từ lời kêu gọi ngày 28-11-1959 của Bác Hồ:
“Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Theo Trung Đức
Câu 1 (0,5 điểm). Theo bài đọc, con người không thể sống khi thiếu cái gì?
A. Gia đình.
B. Không khí.
C. Cây xanh.
D. Thức ăn.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong bài đọc, nơi có nhiều cây xanh thì nơi đó có gì?
A. Nhiều nhà mọc lên.
B. Không khí trong lành.
C. Nhiều sông nhiều suối.
D. Nhiều sự sống dồi dào.
Câu 3 (0,5 điểm). Theo bài, phong tục Tết trồng cây ở Việt Nam có từ khi nào?
A. Từ thời vua Hùng.
B. Từ thế kỷ 21.
C. Từ khi con người biết làm nông nghiệp.
D. Từ lời kêu gọi của Bác Hồ năm 1959.
Câu 4 (0,5 điểm). Câu thơ của Bác Hồ được nhắc đến trong bài có ý nghĩa gì?
A. Nhấn mạnh vai trò của Tết trồng cây và khuyến khích mọi người trồng cây.
B. Chỉ nói về mùa xuân.
C. Khuyên mọi người nên chặt cây vào dịp Tết.
D. Không có ý nghĩa gì đặc biệt.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao cây xanh giúp hạn chế lũ lụt?
A. Vì lá cây che chắn mưa.
B. Vì rễ cây hút nước và giữ đất.
C. Vì cây xanh ngăn gió bão.
D. Vì cây xanh có thể dự báo thời tiết.
Câu 6 (0,5 điểm). Thông điệp chính của bài đọc là gì?
A. Cây xanh chỉ giúp con người có bóng mát và cung cấp gỗ.
B. Cây xanh rất quan trọng đối với con người và môi trường, chúng ta cần bảo vệ và trồng cây nhiều hơn.
C. Cây xanh chỉ có lợi ích trong nông nghiệp, không ảnh hưởng đến môi trường.
D. Chỉ có người nông dân mới cần cây xanh.
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Điền các vần êu, iu, iêu, yêu vào chỗ trống:
l_____ lo | d______ hâu | mến ______ | m______ máo | nồi n______ |
cánh d___ | buổi ch____ | ch____ chuộng | cái r_______ | ____ cầu |
Câu 8 (2,0 điểm) Sắp xếp các câu sao cho nghĩa hoàn chỉnh với các từ cho trước:
........................................…
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: Viết một đoạn trong bài “Lợn rừng và voi” (SGK TV1, Cánh diều – trang 29) từ “Lợn sợ quá” cho đến hết.
Câu 10 (8,0 điểm):
...........................................
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2,3 | 0 | 0 | 4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nhận biết được thứ mà con người không thể sống khi thiếu điều đó. - Nhận biết được vai trò của cây xanh. - Nhận biết được phong tục của Tết trồng cây ở Việt Nam. | 3 | C1,2,3 | ||
Kết nối | - Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. | 2 | C4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Sắp xếp câu sao cho nghĩa hoàn chỉnh. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết đoạn văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một đoạn văn (câu mở đầu – câu phát triển – câu kết thúc). - Giới thiệu về khu vườn đó. - Nêu được có những loại cây hoặc hoa gì, màu sắc, hình dáng ra sao. - Nêu được cảnh vật trong khu vườn đó. - Nêu cảm nhận của em về khu vườn ấy. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn. - Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |