Đề thi giữa kì 1 sinh học 10 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 10 cánh diều giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1 môn sinh học 10 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: SINH HỌC 10 – CÁNH DIỀU

  1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu sinh học nào sau đây có vai trò nghiên cứu về cấu tạo và các hoạt động sống của tế bào?

  1. Sinh học tế bào. B. Giải phẫu học.
  2. Thực vật học. D. Động vật học.

Câu 2: Đâu không phải là ứng dụng của công nghệ sinh học trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh?

  1. Cấy ghép mô cho người bệnh.
  2. Tạo ra giống cây trồng kháng được nhiều bệnh.
  3. Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.
  4. Dùng liệu pháp gene để chữa bệnh ung thư.

Câu 3: Phát triển bền vững là

  1. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai.
  2. sự phát triển chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của thế hệ hiện tại.
  3. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện mà không làm tổn hại đến nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
  4. sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Câu 4: Thí nghiệm sinh học nào sau đây không gây tranh luận trái chiều liên quan đến đạo đức xã hội?

  1. Chuyển gene tạo giống lúa mới có năng suất cao.
  2. Chuyển gene ở động vật và dùng nhiều loài động vật làm thí nghiệm.
  3. Nhân bản vô tính con người.
  4. Chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi sớm.

Câu 5: Sản xuất nhiều loại vaccine, enzyme, kháng thể, thuốc,… nhằm phòng và chữa trị nhiều bệnh ở người là ứng dụng của ngành nào sau đây?

  1. Y học. B. Dược học. C. Pháp y.             D. Di truyền học.

Câu 6: Phương pháp thu thập thông tin được thực hiện trong không gian giới hạn của phòng thí nghiệm, gồm 3 bước chuẩn bị, tiến hành và báo cáo kết quả được gọi là

  1. Phương pháp quan sát.
  2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
  3. Phương pháp phân tích số liệu.
  4. Phương pháp thực nghiệm khoa học.

Câu 7: Tin sinh học là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, có sự kết hợp của

  1. dữ liệu sinh học, vật lý và hóa học.
  2. dữ liệu sinh học, thiết kế và thống kê.
  3. dữ liệu sinh học, khoa học máy tính và thống kê.
  4. vật lý, hóa học và khoa học máy tính.

Câu 8: Trình tự nào sau đây thể hiện đúng thứ tự các bước trong tiến trình nghiên cứu khoa học?

  1. Quan sát và đặt câu hỏi → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Hình thành giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
  2. Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
  3. Hình thành giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.
  4. Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu.

Câu 9: Việc xác định được có khoảng 30 000 gene trong DNA của con người có sự hỗ trợ của

  1. thống kê. B. tin sinh học.
  2. khoa học máy tính. D. pháp y.

Câu 10: Giả thuyết khoa học là

  1. một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.
  2. một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng được công bố trên các tạp chí khoa học.
  3. một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng được kiểm nghiệm ở nhiều đối tượng khác nhau bởi các nhà khoa học khác nhau trên thế giới.
  4. một giả định sơ bộ về bản chất của sự vật và hiện tượng được giới khoa học thừa nhận.

Câu 11: Cấp độ tổ chức sống nào dưới đây được xem là cấp tổ chức lớn nhất của hệ thống sống?

  1. Tế bào. B. Cơ thể. C. Quần xã.           D. Sinh quyển.

Câu 12: Vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó gọi là

  1. cấp độ tổ chức của vật chất. B. cấp độ tổ chức của cơ thể.
  2. cấp độ tổ chức sống. D. cấp độ tổ chức của tế bào.

Câu 13: Phát biểu nào đúng khi nói về đặc điểm của các cấp tổ chức sống?

  1. Thế giới sinh vật hiện nay đã ngừng tiến hóa.
  2. Các cấp tổ chức sống là hệ thống mở nhưng không có khả năng tự điều chỉnh.
  3. Các sinh vật trên Trái Đất đều có chung nguồn gốc nên tất cả đều giống nhau.
  4. Tổ chức sống cấp thấp làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao.

Câu 14: Đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống là

  1. nguyên tử. B. tế bào. C. cơ quan.            D. cơ thể.

Câu 15: Học thuyết tế bào có nội dung nào sau đây?

  1. Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
  2. Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
  3. Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
  4. 1, 2. B. 2, 3. C. 1, 2, 3.              D. 1.

Câu 16: Ai là người quan sát mô bần qua kính hiển vi và nhìn thấy mô bần được cấu tạo từ những ô hay khoang rất nhỏ?

  1. Robert Hooke. B. Antonie van Leeuwenhoek.
  2. Matthias Schleiden. D. Theodor Schwann.

Câu 17: Các hoạt động sống cơ bản được thực hiện trong tế bào gồm

  1. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.
  2. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.
  3. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, vận động.
  4. trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, vận động, tự điều chỉnh và thích nghi.

Câu 18: Nước không có vai trò nào sau đây?

  1. Là thành phần chính của tế bào, dịch gian bào, huyết tương, dịch khớp,…
  2. Là dung môi của sự sống.
  3. Cung cấp năng lượng.
  4. Điều hòa nhiệt cho tế bào và cơ thể.

Câu 19: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể.
  2. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
  3. Tham gia vào cấu trúc nhiều loại enzyme trong tế bào.
  4. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.

Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?

  1. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
  2. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên sự đa dạng của các loại phân tử và đại phân tử.
  3. Là thành phần quan trọng của các hợp chất chính trong tế bào.
  4. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.

Câu 21: Nguyên tử nào sau đây có thể tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế bào?

  1. Hydrogen. B. Oxygen. C. Carbon.             D. Calcium.

Câu 22: Sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự các chất đường từ đơn giản đến phức tạp?

  1. Monosaccharide → Disaccharide → Polysaccharide.
  2. Disaccharide → Polysaccharide → Monosaccharide.
  3. Monosaccharide → Polysaccharide → Disaccharide.
  4. Polysaccharide → Disaccharide → Monosaccharide.

Câu 23: Thành phần chính của màng sinh chất là loại lipid nào sau đây?

  1. Triglyceride. B. Cortisol.
  2. Phospholipid. D. Estrogen.

Câu 24: Trình tự sắp xếp các amino acid trong chuỗi polypeptide và được ổn định bằng liên kết peptide là đặc điểm của bậc cấu trúc nào của protein?

  1. Cấu trúc bậc 1. B. Cấu trúc bậc 2.
  2. Cấu trúc bậc 3. D. Cấu trúc bậc 4.

Câu 25: Phân tử sinh học nào sau đây có chức năng lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền?

  1. Carbohydrate. B. Protein. C. Nucleic acid.     D. Lipid.

Câu 26: Loại carbohydrate nào sau đây được dùng làm năng lượng dự trữ ở các loài thực vật?

  1. tinh bột. B. glycogen. C. cellulose.           D. chitin.

Câu 27: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về lipid?

  1. Hòa tan trong nước.
  2. Là thành phần quan trọng của màng tế bào.
  3. Không phải là polymer.
  4. Được cấu tạo hoặc không được cấu tạo từ acid béo.

Câu 28: Tất cả các nucleic acid đều

  1. chứa đường deoxyribose.
  2. là các polymer của các nitrogenous base.
  3. là các polymer của nucleotide.
  4. có dạng xoắn kép.
  5. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Hãy lấy một ví dụ chứng minh cơ thể người có khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điều hòa sự cân bằng trong cơ thể.

Câu 2 (1 điểm): Tại sao khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ các loại amino acid và đủ lượng protein?

Câu 3 (1 điểm): Ở một số vùng, để các cây ăn trái sinh trưởng và phát triển tốt, người ta thường đóng một số cây đinh (sắt, kẽm) vào thân cây. Tại sao?

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay