Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 3 kết nối tri thức với cuộc sống giữa kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn tiếng việt 3 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – KẾT NỐI TRI THỨC – ĐỀ 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

2

 

 

1

 

1

6

Câu số

1,2

 

3,4

 

 

5

 

6

 

Số điểm

1

 

1

 

 

1

 

1

4

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Câu số

 

7

 

8

 

9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Tổng

Số câu

2

1

2

1

 

1

 

1

9

Số điểm

1

1

1

1

 

1

 

1

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi giữa Học kì 2 – Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

HẢI ÂU TẬP BAY

Sau nhiều lần dạy hải âu tập bay trong nhà nhưng thất bại, mèo mun quyết định nhờ một nhà thơ giúp đỡ. Ông ta bảo:

- Đêm nay là tốt nhất, vì trời sắp mưa.

Đúng nửa đêm, nhà thơ ôm mèo và hải âu trèo lên gác chuông nhà thờ. Mưa bao phủ cả tháp truyền hình, phía dưới, ô tô bò như đám côn trùng với cặp mắt sáng chói. Nhà thơ nâng hải âu trên bàn tay. Mèo mun thầm thì: “Con chuẩn bị bay rồi. Hãy cảm nhận làn mưa, dang đôi cánh ra!”.

Hải âu xoè đôi cánh, ngẩng đầu lên, mắt nhắm nghiền. Những chiếc đèn pha tưới đẫm ánh sáng lên nó, nước mưa vương trên lông nó óng ánh như ngọc trai.

- Bay đi! – Mèo mun hích chân vào hải âu. Hải âu chấp chới vươn người rồi rơi thẳng xuống như một viên đá. Nhà thơ và mèo mun nín thở, vươn mình ra ngoài lan can. Họ đã thấy hải âu đang đập cánh, lượn qua bãi đỗ xe rồi bay lên cao, vượt qua những cần trục và cột buồm rồi quay trở lại, lượn vòng trên tháp chuông nhà thờ.

- Con đang bay! Con biết bay rồi! – Hải âu la lên ngây ngất.

Mèo mun lẩm bẩm:

- Con đã thấu hiểu được điều quan trọng nhất: chỉ những kẻ thực sự dám thì mới có thể bay.

(Theo Chuyện con mèo dạy hải âu bay)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1: Mèo mun và nhà thơ dạy hải âu bay vào thời điểm nào?

a. Vào buổi đêm, khi trời sắp mưa.

b. Vào nửa đêm, khi trời đang mưa.

c. Vào nửa đêm, khi mưa tạnh.

Câu 2: Mèo mun và nhà thơ dạy hải âu bay ở đâu?

a. Ở bến cảng có rất nhiều cột buồm và cần trục.

b. Ở gác chuông nhà thờ, nhìn thấy toàn cảnh thành phố.

c. Ở tháp truyền hình bị mưa bao phủ.

Câu 3: Hải âu cảm thấy thế nào khi mình biết bay?

a. Thấy bình thường.

b. Thấy sợ hãi.

c. Thấy xúc động.

Câu 4: Theo mèo mun, vì sao hải âu biết bay?

a. Vì hải âu cảm nhận được cơn mưa.

b. Vì hải âu không muốn rơi xuống.

c. Vì hải âu thực sự muốn bay.

Câu 5: Điền 1 2, 3 vào ô trống theo quá trình hải âu tập bay.

☐ Hải âu xòe đôi cánh, ngẩng đầu lên, mắt nhắm nghiền.

☐ Hải âu đập cánh, lượn qua bãi đỗ xe rồi bay lên cao, lượn vòng trên tháp chuông nhà thờ.

☐ Hải âu chấp chới vươn người rồi rơi thẳng xuống như một viên đá.

Câu 6: Viết 1 – 2 câu nêu cảm nhận của em về sự dũng cảm của bạn hải âu khi tập bay.

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 7: Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:

lễ phép, thân thiện, tôn trọng, tự tin,

khiêm tốn, hòa nhã, cởi mở, vui vẻ, kính trọng

Thái độ khi giao tiếp với người lớn

......................................................................................

......................................................................................

Thái độ khi giao tiếp với bạn bè

......................................................................................

......................................................................................

Câu 8: Đọc những câu thơ dưới đây, chọn thông tin thích hợp điền vào bảng theo mẫu:

a. Trẻ em như búp trên cành.

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.

(Hồ Chí Minh)

b. Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành.

(Huy Cận)

c. Cánh diều như dấu á

Ai vừa tung lên trời?

(Lương Vĩnh Phúc)

Sự vật 1

Từ so sánh

Sự vật 2

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

Câu 9: Tìm từ có nghĩa giống với từ in đậm và thay thế từ in đậm để được các câu thơ hay:

tìm, đều, chăng, quây, bao la, mình

Nhớ khi giặc đến giặc ..............

Rừng cây núi đá ta .............. đánh Tây

Núi .............. thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng .............. quân thù.

.............. bốn bể sương mù

Đất trời .............. cả chiến khu một lòng.

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Chơi ở vườn

      Chơi ở vườn thích thật, có đủ thứ. Con chuồn chuồn đỏ chót đậu trên búp hoa dong riềng trông như một quả ớt chín. Hễ đưa hai ngón tay nhắp nhắp chạm phải là quả ớt ấy biến mất.

     Rồi cái cây “phải bỏng” lá dày như chiếc bánh quy. Hoa của nó treo lủng là lủng lẳng từng chùm như những chiếc đèn lồng xanh xanh hồng hồng nhỏ xíu, xinh ơi là xinh.

(Hồng Nhu)

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật mà em thích.

Gợi ý:

+ Cảnh vật em thích có tên là gì? Ở đâu?

+ Vì sao em thích cảnh vật đó? (vì đẹp/ vì lâu đời/ vì mới mẻ/ vì thân thuộc gắn bó với em,...)

+ Em thường làm gì để thể hiện tình cảm của mình với cảnh vật đó.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi cuối tiếng việt 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay