Đề thi cuối kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 3 kết nối tri thức với cuộc sống kì 2 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 kì 2 môn tiếng việt 3 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – KẾT NỐI TRI THỨC – ĐỀ 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

1

 

 

1

 

1

5

Câu số

1,2

 

3

 

 

4

 

5

 

Số điểm

1

 

0,5

 

 

0,5

 

1

3

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

2

 

1

 

 

4

Câu số

 

6

 

7, 8

 

9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

2

 

1

 

 

4

Tổng

Số câu

2

1

1

2

 

2

 

1

9

Số điểm

1

1

0,5

2

 

1,5

 

1

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 – Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 60 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

SÔ-PANH VÀ BÁC THỢ GIÀ

Ở ngoại ô Vác-sa-va (Ba Lan) có một bác thợ già rất mê âm nhạc. Bác sống với người con gái độc nhất. Tuy nghèo, bác cũng cố sắm cho con gái một chiếc dương cầm cũ để luyện tập.

Năm ấy, bác bị ốm nặng. Bác gọi con gái đến và bảo:

- Con hãy cố đi tìm nhạc sĩ Sô-panh đến đây! Bố rất muốn được nghe vài bản Xô-nát của nhạc sĩ.

Cô gái vâng lời cha. Trên đường đi, cô gặp một thanh niên ăn mặc xoàng xĩnh vừa đi vừa hái những bông hoa dại ven đường. Cô dừng lại hỏi thăm:

- Thưa ông, ông có biết nhạc sĩ Sô-panh ở đâu không ạ?

- Cô cần ông ta có việc gì?

Cô gái kể lại đầu đuôi câu chuyện. Chàng thanh niên liền nắm lấy tay cô và bảo:

- Thế thì ta về nhà nhanh đi!

Khi Sô-panh vào nhà thì bác thợ đang mê man. Nhạc sĩ ngồi ngay vào đàn dương cầm và lần lượt đánh bản “Xô-nát số 1”, “Xô-nát số 2”.

Bỗng bác thợ già bừng tỉnh, kêu lên:

- Trời ơi, Sô-panh! Đúng là Sô-panh!

Nhạc sĩ chơi tiếp hai lần bản “Xô-nát số 3” và “Xô-nát số 4”. Bác thợ già cảm thấy khoan khoái, nụ cười nở trên môi. Sau buổi đó, bác khoẻ dần và sống thêm được một thời gian nữa.

(Theo Vũ Văn Tôn)

Sô-panh: nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan.

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1: Vì sao bác thợ già muốn gặp nhạc sĩ Sô-panh?

a. Vì bác muốn nhạc sĩ dạy đàn cho con gái bác.

b. Vì khi ốm nặng, bác muốn được đón tiếp nhạc sĩ tại ngôi nhà của bác.

c. Vì khi ốm nặng, bác muốn được nghe vài bản Xô-nát của nhạc sĩ.

Câu 2: Điều gì đến với bác thợ sau khi được nghe nhạc sĩ Sô-panh đàn?

a. Rất hài lòng khi được thưởng thức tất cả các bản nhạc nổi tiếng.

b. Khoẻ dần và sống thêm được một thời gian.

c. Vẫn mong muốn được gặp nhạc sĩ Sô-panh.

Câu 3: Câu chuyện Sô-panh và bác thợ già ca ngợi ai?

a. Bác thợ già.

b. Con gái bác thợ già.

c. Nhạc sĩ Sô-panh.

Câu 4: Theo em, từ ngữ nào nói đúng về con người của nhạc sĩ Sô-panh?

a. Luôn giúp đỡ người khác.

b. Ăn mặc cầu kì.

c. Tài giỏi nhưng khó tính.

Câu 5: Qua câu chuyện trên, em hiểu điều gì đem lại sự sống cho con người?

.............................................................................................................................

Câu 6: Nối câu ở cột A với kiểu câu phù hợp ở câu B.:

A

 

B

1. Ông có biết nhạc sĩ Sô-panh ở đâu không?

a. câu kể.

2. Con hãy cố tìm nhạc sĩ Sô-panh đến đây!

b. Câu hỏi.

3. Trời ơi, Sô-panh!

c. Câu khiến.

4. Bố muốn nghe vài bản Xô-nát của nhạc sĩ.

d. Câu cảm.

Câu 7: Các dấu ngoặc kép trong các câu sau dùng để làm gì?

Thứ bảy tuần vừa rồi, lớp tôi đi thăm khu du lịch Rừng Sác. Trước khi xuống xe, cô giáo nhắc: “Các em nhớ thực hiện đúng nội quy của khu du lịch nhé!”

Chúng tôi đồng thanh đáp: “Dạ, vâng ạ!”

Câu 8: Tìm từ có nghĩa giống với: quê quán, lối về, đó, bạn trẻ, kể chuyện, khác thường điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau cho phù hợp.

Thuyên và Đồng rời.....................đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất....................... Hai người phải ghé vào quán gần.......................để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba....................... Họ.......................luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ.......................

Câu 9: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:

a) Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép.

.............................................................................................................................

b) Em đi học về nhà, nhưng nhà em chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên nhà hàng xóm để chờ bố mẹ về.

.............................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Tiếng đàn

  Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.

(Theo LƯU QUANG VŨ).

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn kể về nhân vật yêu thích trong truyện cổ tích và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.

Gợi ý:

+ Nhân vật mà em yêu thích là nhân vật nào (trong truyện, phim...)?

+ Nhân vật đó có đặc điểm gì (hình dáng, tính nết, sở thích...)?

+ Vì sao em thích nhân vật đó?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi cuối tiếng việt 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay