Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 3 kết nối tri thức với cuộc sống giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn tiếng việt 3 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TIẾNG VIỆT LỚP 3 – KẾT NỐI TRI THỨC – ĐỀ 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC

Nội dung

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Số câu

2

 

2

 

 

1

 

1

6

Câu số

1,2

 

3,4

 

 

5

 

6

 

Số điểm

1

 

1

 

 

1

 

1

4

Kiến thức tiếng việt

Số câu

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Câu số

 

7

 

8

 

9

 

 

 

Số điểm

 

1

 

1

 

1

 

 

3

Tổng

Số câu

2

1

2

1

 

1

 

1

9

Số điểm

1

1

1

1

 

1

 

1

7

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Bài viết 1

Số câu

 

 

 

1

 

 

 

 

1

Câu số

 

 

 

1

 

 

 

 

 

Số điểm

 

 

 

4

 

 

 

 

4

2

Bài viết 2

Số câu

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Câu số

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Số điểm

 

 

 

 

 

 

 

6

6

Tổng số câu

 

 

 

1

 

 

 

1

2

Tổng số điểm

 

 

 

4

 

 

 

6

10

 


 

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi giữa Học kì 2 – Kết nối tri thức

Năm học 2022 - 2023

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

GẤU CON CÁU KỈNH

Hôm ấy, gấu con cáu kỉnh nằm ngủ dưới gốc cây. Bịch! Một quả thông rơi trúng bụng gấu. Gấu con bực bội, gọi ầm lên: “Sóc, cậu ra đây!”. Sóc con thò đầu ra đáp: “Xin lỗi, tớ đang phơi quả thông thì gió thổi bay xuống. Cậu không đau chứ?”.

Gấu con tức giận:

- Cơn gió đáng ghét, quả thông đáng ghét, sóc con đáng ghét!

Gấu con ném quả thông đi làm sóc con bật khóc.

Gấu bỏ ra bờ sông, ngồi câu cá. Tõm! Một chú ếch cốm nhảy xuống nước, đụng phải cần câu khiến cả chạy biến. Gấu quát to: “Ếch, cậu ở đâu? Ra đây!”. Ếch nhảy lên lá sen: “Xin lỗi, tớ vội về nhà, không biết cậu đang câu cá. Cậu đừng giận nhé!”.

Gấu con vẫn giữ vẻ mặt hằm hằm:

- Cần câu đáng ghét, con cá đáng ghét, ếch cốm đáng ghét!

Gấu ném cần câu xuống đất, quay người bỏ đi làm ếch cốm lúng túng.

Gấu con cáu kỉnh đến một bãi cỏ, thấy nhiều bạn chơi trò “bịt mắt bắt dê”. Gấu nghĩ: “Trò này có gì mà hay!”. Nó liền bỏ đi kiếm mật ong. Đi một đoạn, gấu rơi tọt xuống hỗ sâu. Gấu hét toáng lên:

- Cứu tôi với! Sóc con, ếch cốm cùng voi, thỏ, vội chạy tới kéo gấu con lên. Gấu ta xấu hổ đỏ bừng mặt, lí nhí nói:

- Cảm ơn các bạn!

(Theo Hà Nhi)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1: Gấu con cáu kỉnh với những người bạn nào của mình?

a. sóc con, cá con và ếch cốm.

b. sóc con và ếch cốm.

c. sóc con, ếch cốm và ong mật.

Câu 2: Vì sao gấu con lại cáu kỉnh với bạn sóc con?

a. Vì cơn gió khiến quả thông rơi vào bụng gấu con.

b. Vì gấu con giẫm phải quả thông nên bị trượt chân.

c. Vì gấu con bị cơn gió làm thức giấc.

Câu 3: Vì sao gấu con xấu hổ trước sóc con, ếch cốm và các bạn?

a. Vì gấu con đã không tham gia trò chơi cùng các bạn.

b. Vì gấu con chưa kiếm được chút mật ong nào.

c. Vì gấu con nhận ra: Mình hay cáu kỉnh, nhưng các bạn vẫn rất tốt với mình.

Câu 4: Theo em, gấu con là người như thế nào?

a. Biết nhận ra lỗi sai và sửa lỗi của mình.

b. Chan hòa với tất cả các bạn trong rừng.

c. Luôn giúp đỡ khi các bạn gặp khó khăn.

Câu 5: Điền 1, 2, 3 vào ô trống trước các ý theo trình tự câu chuyện Gấu con cáu kỉnh.

Gấu con xấu hổ, khẽ nói lời cảm ơn các bạn.

Gấu con bỏ đi kiếm mật ong.

Gấu con rơi tọt xuống hố sâu và được các bạn giải cứu kịp thời.

Câu 6: Dựa theo câu chuyện, điền từ ngữ vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau:

a. Khi bị sóc làm rơi quả thông trúng bụng, gấu con ............... gọi ầm lên và ............... quả thông đi.

b. Khi bị ếch cốm đụng phải ............... xuống đất. cần câu khiến cá chạy biến, gấu con ............... và

c. Khi thấy gấu con rơi xuống hố, ............... cùng các bạn vội chạy đến ............... gấu con lên.

Câu 7: Tìm từ ngữ trong đoạn văn dưới đây xếp vào cột thích hơp.

Quả măng cụt trong như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm ngả sang đỏ. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn, năm cái tai tròn úp vào quả.

Tách nửa vỏ trên, ruột măng cụt sẽ hiện ra trắng muốt như hoa bưởi. Có đến bốn, năm múi to không đều nhau, ăn vào ngọt trong miệng và tỏa hương thoang thoảng.

Từ ngữ chỉ sự vật

Từ ngữ chỉ đặc điểm

.......................................

.......................................

.......................................

.......................................

.......................................

.......................................

Câu 8: Trả lời các câu hỏi sau:

a. Những chiếc bàn học của học sinh ở trường làm bằng gì?

.............................................................................................................................

b. Ô tô, xe máy, tàu hỏa và máy bay chạy bằng nguyên liệu gì?

.............................................................................................................................

c. Các bác sĩ thường khác bệnh bằng dụng cụ gì?

.............................................................................................................................

d. Các nhà khoa học thường nghiên cứu bằng gì?

.............................................................................................................................

Câu 9: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi.

Mình rất mê bóng đá. Mình ước mơ trở thành thủ môn giỏi trong một đội bóng. Thật vui và hãnh diện khi mình có đôi tay bắt bóng dính như nhựa. Không vui sao được khi những trái bóng nguy hiểm của đội bạn cứ bị mình tóm gọn. Để thực hiện được ước mơ làm thủ môn, mình đã cố gắng tập luyện mỗi ngày đấy! Ngoài giờ học, mình thường rủ mấy bạn nam trong lớp đến đá bóng ở sân trường. Lần nào cũng thế, mình đều xung phong nhận nhiệm vụ giữ gôn.

(Theo Phạm Cao Sơn)

a. Bạn nhỏ có ước mơ gì?

b. Bạn nhỏ đã làm gì để thực hiện ước mơ của mình?

 

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Sự nỗ lực không phải là một điều gì đó quá lớn lao, nó chỉ đơn giản là việc bạn quyết tâm tìm ra đáp án của một bài toán khó, cố gắng đứng lên sau một cú ngã đau, hay đơn giản chỉ là việc bạn cố gắng thức dậy sớm mỗi ngày tập thể dục... Chỉ đơn giản vậy thôi, không cần quá lớn lao, to tát nhưng sự nỗ lực lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong cuộc sống của mỗi người.

Sưu tầm

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc.

Gợi ý:

+ Nhân vật em thích/ hoặc không thích ở câu chuyện nào?

+ Vì sao em thích/ hoặc không thích nhân vật đó? (tính tình, hành động, lời nói, cử chỉ...)

+ Em học tập được gì hoặc mong muốn điều gì ở nhân vật đó

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi cuối tiếng việt 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay