Giáo án Âm nhạc 8 kết nối tiết 29: Thường thức âm nhạc: đàn nguyệt và đàn tính
Giáo án Tiết 29 Thường thức âm nhạc: đàn nguyệt và đàn tính sách Âm nhạc 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Âm nhạc 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Âm nhạc 8 kết nối tiết 29: Thường thức âm nhạc: đàn nguyệt và đàn tính
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 13 – TIẾT 29:
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: ĐÀN NGUYỆT VÀ ĐÀN TÍNH
ÔN BÀI HÁT: SOI BÓNG BÊN HỒ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết và nêu được một số đặc điểm của đàn nguyệt, đàn tính.
- Hát thuộc lời ca bài hát Soi bóng bên hồ.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Cảm nhận và phân biệt được âm sắc của 2 nhạc cụ.
- Biết thể hiện bài hát Soi bóng bên hồ kết hợp vận động theo nhịp điệu. Biết biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.
- Phẩm chất
- Qua tìm hiểu đàn nguyệt, đàn tính, giáo dục cho HS yêu thích các nhạc cụ dân tộc, có ý thức gìn giữ bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc 8.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/file âm thanh phục vụ tiết dạy.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 8.
- Nhạc cụ gõ.
- Tìm hiểu trước về đàn nguyệt và đàn tính qua các nguồn tư liệu trên Internet hoặc sách, báo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nghe tác phẩm do dàn nhạc dân tộc hòa tấu.
- Nội dung: GV trình chiếu cho HS xem video.
- Sản phẩm: HS lắng nghe tác phẩm do dàn nhạc dân tộc hòa tấu.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS xem video và nêu yêu cầu:
https://youtu.be/FGuUb75__88?si=rKVt_XY76D4S7F8u
+ Bài hát trong video là bài hát gì?
+ Bài hát được biểu diễn dưới hình thức nào?
- GV cho HS thảo luận theo cặp đôi.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video và lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm đôi để đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
+ Bài hát trên là bài Tình yêu màu nắng.
+ Bài hát được trình diễn theo hình thức hòa tấu dàn nhạc dân tộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiết 29: Thường thức âm nhạc – Đàn nguyệt và đàn tính; Ôn bài hát – Soi bóng bên hồ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết về đặc điểm của đàn nguyệt và đàn tính.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đàn nguyệt và đàn tính.
- Sản phẩm: HS đưa ra những thông tin về đàn nguyệt và đàn tính.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đàn nguyệt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS xem video biểu diễn đàn nguyệt: https://youtu.be/xT_ArR1TdJ4?si=iY1G4Z28hepPvaAT (1p24 – hết) - GV tổ chức cho các nhóm đưa ra những thông tin đã chuẩn bị về đàn nguyệt và nêu nhiệm vụ: Nêu những hiểu biết của em về đàn nguyệt. - GV hướng dẫn HS cùng nhau thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện trình bày trước lớp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Tìm hiểu đàn nguyệt - Đàn nguyệt (Nam Bộ gọi là đàn kìm) du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỉ XI và sử dụng trong nhiều hình thức sinh hoạt âm nhạc truyền thống của người Việt. - Mặt đàn hình tròn như Mặt Trăng nên có tên gọi là đàn nguyệt. Đàn có 2 dây bằng tơ se hoặc nilon. Khi biểu diễn, người chơi đàn trong tư thế ngồi hoặc đứng. Tay trái bấm phím đàn, tay phải dùng móng gảy lên dây đàn. Âm thanh đàn nguyệt khỏe khoắn, hơi mờ đục, âm cao tươi sáng, kết hợp với các kĩ thuật chơi như gảy, vê, nhấn, rung,... - Ngày nay, đàn nguyệt vẫn là nhạc cụ được dùng phổ biến, đặc biệt không thể thiếu trong hát chầu văn – một sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người việt ở Bắc Bộ và trong nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. |
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đàn tính Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS xem video biểu diễn đàn tính: https://youtu.be/YQ0DPukDc-0?si=cM79_TN6XQLq77V4 - GV tổ chức cho các nhóm đưa ra những thông tin đã chuẩn bị về đàn tính và nêu nhiệm vụ: Nêu những hiểu biết của em về đàn tính. - GV hướng dẫn HS cùng nhau thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện trình bày trước lớp. - GV gợi mở cho HS cảm nhận những nét đặc sắc của đàn nguyệt, đàn tính: Đàn nguyệt ở miền Nam gọi là đàn kìm, đàn tính là tính tẩu. Đàn nguyệt có thể độc tấu, hòa tấu. Đàn tính thường đệm cho hát Then – những làn điệu dân ca của đồng bào Tày, Nùng, Thái,... - GV yêu cầu HS có ý thức bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa truyền thống như các làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu đàn tính - Đàn tính (tính tẩu) xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời, phổ biến trong sinh hoạt văn hóa dân gian của một số đồng bào miền núi như Tày, Nùng, Thái,... - Bầu đàn được làm bằng nửa quả bầu khô cắt ngang, có khoét lỗ nhỏ hình hoa thị để thoát âm. Mặt đàn được làm bằng miếng gỗ mỏng, cần đàn trơn không có phím. Đàn có loại 2 dây hoặc 3 dây. - Theo cách chơi đàn truyền thống, người chơi gảy bằng ngón trỏ của tay phải. Âm thanh của đàn tính êm dịu, thanh thoát, thường dùng để đệm trong hát then. |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu bài hát - GV giới thiệu cho HS về thể loại dân ca nói chung và dân ca của các dân tộc thiểu số: Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. Thể loại này có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có của các dân tộc Việt Nam, do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau nên dân ca cũng phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ngày nay muốn biết được xuất xứ của một bài dân ca nào đó người ta thường dựa vào một vài đặc điểm có trong đó ví dụ như tiếng địa phương, những địa danh. - GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, đọc lời ca bài hát. - GV cung cấp cho HS một số tư liệu về bài hát: Dân tộc + Giáy là một trong những dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam: Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng. Dân tộc Giáy có truyện cổ, thơ ca, câu đố, đồng dao,... Dân ca của dân tộc Giáy phong phú, nhiều thể loại, mỗi loại có các bài với làn điệu khác nhau. + Soi bóng bên hồ là một bài dân ca khá điển hình của dân tộc Giáy. - GV cùng HS trao đổi về nội dung, ý nghĩa bài hát. - GV hướng dẫn HS chia đoạn, chia câu cho bài hát. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát bản nhạc, lắng nghe GV giới thiệu một số thông tin về bài hát. - HS thảo luận cặp đôi về nội dung, ý nghĩa bài hát. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Giới thiệu bài hát Bài hát Soi bóng bên hồ là bài dân ca của đồng bào Giáy. Bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng với hình ảnh thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp ở miền núi phía Bắc nước ta.
|
Nhiệm vụ 2: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS nghe bài hát Soi bóng bên hồ. https://youtu.be/pfdEv0J0sPg?si=zXz_D7H_Ssuh6c6E - GV hát mẫu cho HS nghe một lần bài hát. - GV hướng dẫn HS lắng nghe, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe bài hát Soi bóng bên hồ, vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu. - GV khuyến khích HS thể hiện thái độ tự hào, trân trọng âm nhạc mang giai điệu quê hương. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS lắng nghe bài hát Soi bóng bên hồ. - HS cảm nhận được lời ca, giai điệu bài hát. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét hoạt động nghe nhạc của HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc - HS lắng nghe bài hát Soi bóng bên hồ. - Có những cảm thụ ban đầu về lời ca, giai điệu bài hát.
|
Nhiệm vụ 3: Khởi động giọng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS khởi động giọng theo lớp, theo nhóm, cá nhân. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có) và chuyển sang nhiệm vụ mới. | 3. Khởi động giọng HS khởi động giọng theo mẫu tự chọn.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây