Kênh giáo viên » Ngữ văn 12 » Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12

Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn 12 dùng chung cho các bộ sách mới: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm tóm tắt lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện nâng cao, ôn thi HSG đạt kết quả tốt. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

CHUYÊN ĐỀ: TÍNH QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố kiến thức về tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam.

- Hiểu thêm về tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại thể hiện qua các khía cạnh: nhân vật, ngôn ngữ, thể loại….

- Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận: kĩ năng xác định đề, kĩ năng lập ý, dựng đoạn, kĩ năng diễn đạt.

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp kiến thức cho HS trong học tập môn Ngữ văn.

2. Năng lực

  • Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, để hiểu về tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

  •  Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vấn đề.

  • Năng lực phân tích, đánh giá được tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam

  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.

  1. Về phẩm chất

  • Rèn luyện kĩ năng để nhận biết  và so sánh tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam.

  1. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

  2. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

  1. Chuẩn bị của HS: soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.

  2.  TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  3.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học để trả lời nhanh các câu hỏi Giáo viên giao.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Anh chị hãy trình bày lại những hiểu biết của mình về tính quy phạm và bất quy phạm trong văn học trung đại?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.

GV dẫn dắt vào bài: Văn học trung đại Việt Nam là một giai đoạn văn học vô cùng quan trọng.   

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC TÍNH QUY PHẠM VÀ BẤT QUY PHẠM TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

Hoạt động 1: Tính quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam:

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng về tính quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam.

  2. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 

  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Ôn lại kiến thức về tính quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ:

+ Trình bày khái niệm về tính quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam?

+ Tính quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam thể hiện qua những đặc điểm nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Ôn lại kiến thức về tính quy phạm trong văn học trung

1.1. Khái niệm

+ Quy phạm là tính chất mẫu mực, khuôn sáo được thể hiện qua một số hệ thống phức tạp và phương pháp các quy ước về nội dung và hình thức của tác phẩm, các cách thức miêu tả, biểu hiện mà người viết phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình sáng tác. Hay nói một cách nôm na rằng tính chất quy phạm chính là biểu hiện của chữ “Lễ”, là những khuôn phép mang tính chất quy ước.

+ Tính quy phạm văn học trung đại có nguồn gốc sâu xa từ ý thức sùng cổ, tập cổ, tôn trọng các chuẩn mực mà xã hội đã quy định. Điều này còn được thể hiện qua ý thức phục tùng các nguyên tắc, luật lệ nghiêm ngặt của xã hội trọng lễ. Không chỉ dừng lại ở đó, tính quy phạm trong văn học trung đại còn bắt nguồn từ ý thức tuân thủ những quy định chặt chẽ trong nội dung và hình thức thi cử.

1.2. Đặc điểm

- Tính quy phạm thể hiện ở quan điểm nghệ thuật rất coi trọng mục đích giáo huấn của văn học, ở tập quán và tư duy nghệ thuật là quen nghĩ và phải nghĩ qua những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn, đã thành công thức. Về mặt hình thức, tính quy phạm đó thể hiện ở việc sử dụng các thể loại văn học có lối kết cấu định hình, có niêm luật chặt chẽ và thống nhất, ở cách sử dụng văn liệu, thi liệu đã thành những mô típ quen thuộc. Tính quy phạm còn là việc đề cao phép đối, tính quy phạm như trên đã tạo ra một kiểu ước lệ mang đặc điểm riêng là thiên về công thức, trừu tượng, nhẹ về tính cá thể, cụ thể trong nghệ thuật.

a. Đề tài

+ Tính chất cao quý từ nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng sinh ra tính quy phạm. Đề tài phải phù hợp với tính chất cao quý. Nó có thể được lựa chọn từ những đề tài công thức. Mục đích chính của loại đề tài này là bàn bạc về nội dung tác phẩm kinh điển Nho gia, phát biểu những quan niệm về chính trị, đạo đức, triết học, thẩm mĩ dựa trên nền tảng học thuyết Nho giáo. Phải là chuyện quốc gia đại sự, là thế thái nhân tình, là thành tích lớn lao của vua này chúa nọ, là quan hệ vua tôi, cha con, quân dân, là đạo lí làm người theo lí tưởng cao cả đó cũng là những biểu hiện của con người như: đi, đứng, ăn nói, ứng xử…đúng theo chuẩn mực của xã hội phong kiến quy định.

+  Cũng có khi các thi sĩ sử dụng loại đề tài có tính chất tập cổ tức là những đề tài được lấy từ các tác phẩm văn chương mang tính mẫu mực của người Trung Quốc. Chẳng hạn như: “Kinh thi”, “Li tao”, “thơ Đường”…Loại đề tài này thường đề cập tới cảnh núi sông hùng vĩ, chùa chiền u tịch, đêm trăng chiều gió, tài tử giai nhân…Do đó văn chương trung đại sử dụng không mòn những loại đề tài ít di dịch: cảm, thuật, hoài, hứng, vịnh, ngâm, tặng, đề, tán, tiễn, tống, biệt, điếu, vãn.

+ Các loại văn xuôi triều đình, tôn giáo, bia, minh, liễn đối trong hội tang, chay đều mang tính nghiêm chỉnh, thanh nhã. Đề tài của tuồng thường mang chất bi hùng. Riêng chèo đôi lúc lại có đề tài mang chất dân gian nơi thôn xóm.

b. Hình tượng nghệ thuật

+ Công thức ước lệ, tượng trưng: là đặc điểm nổi bật của văn học trung đại. Khi sáng tác, các tác giả thường vay mượn văn thi liệu, điển cố, điển tích lấy từ sách vở Thánh hiền và kinh sách của các tôn giáo. Sự vay mượn này được lặp lại nhiều đến nỗi thành những mô-tip quen thuộc tạo nên tính ước lệ, tượng trưng trong văn học. Hồi ấy, những sáng tác văn chương có như thế thì mới được coi là bác học, cao quý.

+ Chẳng hạn, nói đến cây và hoa thì tùng, cúc, trúc mai, sen… bởi chúng là những biểu tượng để chỉ những phẩm chất, cốt cách, khí tiết của người quân tử, của bậc trượng phu; nói đến con vật thì phải là long, ly, quy, phụng; nói đến người thì ngư, tiều, canh, mục; nói đến hoa bốn mùa phải là xuân lan, thu cúc, hạ sen, đông mai; tả cảnh mùa thu thì mây đùn cửa ải, lá ngô đồng vàng rơi, rừng phong lá rụng, sen tàn giếng ngọc; nói đến thời gian phải là đêm năm canh, ngày sáu khắc; tả mỹ nhân thì làn thu thuỷ, nét xuân sơn, sóng thu ba, tóc như mây, da như tuyết … và người đẹp phải đẹp đến nỗi nghiêng nước nghiêng thành hay chim sa cá lặn, thậm chí có khi Tây Thi mất vía, Hằng Nga giật mình và có lúc cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa như trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều v.v..

+ Ở văn chương từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX có một công thức mang tính bắt buộc trong sáng tác đó là công thức “hậu cổ bạc kim” với ý thức nghệ thuật trọng cái cổ xưa, cái chân lý được sáng lập từ xưa, từ trước được trân trọng và ca ngợi. Cái cổ xưa là cái đã được khẳng định, đã vượt qua được sự sàng lọc của thời gian nên văn học trung đại hay sử dụng điển cố, điển phạm. Sử dụng cái có sẵn của tiền nhân, điển tích điển cố càng nhiều càng thành thạo thì càng chứng tỏ sự điêu luyện hiểu biết của nhà văn.

+ Muốn vậy nhà văn phải đọc nhiều nhớ nhiều và ngoài việc phục vụ thi cử giáo dục người đọc sách còn phục vụ cho việc sáng tạo của họ. Thực ra văn chương xưa hướng đến mục đích thi cử trường quy. Mà yêu cầu trước tiên của văn chương cử tử là khuôn phép và điển phạm. Ai vi phạm coi như công đèn sách ba năm trở thành vô nghĩa. Cần ghi nhận một thực tế sử dụng điển tích điển cố là một ưu thế của văn học phong kiến bởi có quy luật tích cực do sử dụng điển cố. Tiết kiệm ngôn ngữ, lời ít ý nhiều và gợi cảm. Trong văn chương trung đại sử dụng điển cố là một vẻ đẹp của nghệ thuật.

c. Thể loại

Quy phạm về thể loại là tuân thủ nghiêm ngặt quy cách sáng tác của thể loại, nhất là các thể loại được sử dụng trong văn   chương    trường   ốc,  văn    chương  cử  tử. Tính tôn ti về thể loại:

  • Văn lập ngôn

  • Văn quan phương

  • Thơ, phú.

  • Truyền kì, tạp bút, tiểu thuyết.

Trong các thể loại trên thì truyền kì, tạp bút, tiểu thuyết là thể loại có nguồn gốc thấp hèn vì nó xuất phát từ những câu chuyện kể của thuyết thư dân gian. Ý thức thẩm mĩ tôn ti trật tự làm người xưa chuộng các hình thức đăng đối, chỉnh tề thể hiện ở niêm, đối, bằng, trắc, biền ngẫu.

d. Ngôn ngữ

+ Với quan niệm văn chương của ngày xưa, văn thơ vốn cao quý thì tính cao quý cũng là quy phạm cho ngôn ngữ. Ngôn ngữ phải thanh tao, phong nhã, giàu hình tượng. Ngôn ngữ phải hàm súc và phải tạo được dư ba. Hàm súc là một phẩm chất đi đầu, hàm súc là phải tạo được dư ba. 

+ Cảm nhận thế giới của con người trung đại đã chỉ ra cách nhìn cảnh vật, sự việc, con người, cuộc đời xuyên qua bên ngoài mà đạt tới cái cái bên trong, cái linh hồn, cái không thấy được, nên đưa tới vô vàn ẩn dụ rồi tượng trưng. Nhờ những ẩn dụ, tượng trưng ấy mà văn chương thêm khả năng hàm súc và dư ba. Hàm súc có ý là ngắn gọn, dư ba có ý là lời hết mà ý còn ngân vang. Đó là cách tư duy của phương Đông và của Việt Nam. Nó nhằm khêu gợi trực cảm chứ không lí giải, miêu tả dài dòng, tỉ mỉ. Nó dành cho gnười đọc nghĩ tiếp, cảm tiếp, thêm hứng thú. Cảm nhận của người trung đại trước xã hội là xã hội bất biến, ổn định, con người dính liền với cộng đồng chưa tách riêng ra thành con người – cá nhân nên không nhằm khẳng định mình mà nặng tư tưởng sùng cổ.

Hoạt động 2: Tính bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam:

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng về bất tính quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam.

b. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 2: Ôn lại kiến thức về tính bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ:

+ Trình bày khái niệm tính bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam?

+ Đặc điểm của tính bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Ôn lại kiến thức về tính bất quy phạm trong văn học trung đại Việt Nam

1. Khái niệm

+ Bất quy phạm có nghĩa là không chịu gò mình, tự cởi trói khỏi khuôn khổ, những quy định ràng buộc trong quá trình sáng tác. Suốt mười thế kỉ văn học trung đại cũng đã phá bỏ dần tính quy phạm, ước lệ để phát huy cá tính, sáng tạo nội dung và hình thức thể hiện. Các tác giả đã có nhiều tác phẩm viết bằng chữ Nôm rất thành công như Quốc âm thi tập của

+ Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...Bên cạnh đó còn đem vào trong sáng tác các thể thơ nội sinh như lục bát, hát nói, có sử dụng một số thể thơ Đường nhưng có ý thức đổi mới chẳng hạn thơ thất ngôn xen lục ngôn.

+ Các tác giả cũng đã đưa vào trong thơ văn những hình ảnh dân dã, bình dị, gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Chẳng hạn rau muống, bèo, quả mít, cái quạt, con ốc nhồi,…

+ Văn chương Trung đại Việt Nam có tính quy phạm là do nước ta giáp với Trung Quốc, một nền văn minh cổ của nhân loại. Hơn nữa Việt Nam còn phải chịu hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc. Phong kiến phương Bắc luôn có ý đồng hóa dân tộc Việt Nam nên người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố Hán và văn hóa Hán. Và đến khi dân tộc ta giành được độc lập thì nước ta xây dựng nhà nước theo hình thái xã hội phong kiến, một xã hội của chữ lễ mà có thể coi quy phạm là một biểu hiện của chữ lễ đó. Tôn ti cao thấp là đặc trưng của xã hội phong kiến nên văn chương cũng có loại cao loại thấp. Tính chất cao quý từ quan niệm nguồn gốc, quan niệm sáng tác và sinh hoạt thơ văn xưa cũng đẻ ra tính quy phạm. Tuy vậy nhưng chúng ta một mặt tiếp thu những tinh hoa của văn học Trung Quốc nhưng mặt khác lại cũng không ngừng phát triển văn học của đất nước mình theo xu hướng dân chủ hóa, dân tộc hóa. Do vậy người Việt Nam đã cố gắng phá vỡ tính quy phạm.

2. Đặc điểm

Tính bất quy phạm tạo nên kiểu ước lệ đặc trưng riêng thiên về công thức trừu tượng, nhẹ về tính cá thể cụ thể trong văn học trung đại Việt Nam.

a. Đề tài

+ Tính chất quy phạm trong đề tài nhìn chung được đảm bảo. Tuy vậy, đó chỉ là khi viết bằng chữ Hán. Còn khi viết bằng chữ Nôm, tiếng Việt thì tính chất bất quy phạm xuất hiện. Nếu giai đoạn thượng kì, đề tài sáng tác ngâm vịnh chủ yếu là vua quan, mai, lan, cúc, trúc hay ngư, tiều, canh mục…thì đến giai đoạn hạ kì, đề tài được mở rộng thêm nhiều theo hướng tự do, phóng khoáng, dần phá vỡ những gì quy định từ trước.

+ Tú Xương, Hồ Xuân Hương, Phạm Thái là những tác giả có biểu hiện phá cách rõ nhất. Những con người tầm thường, những sự vật tầm thường được đưa vào văn học. Thiên nhiên không còn mang tính quy phạm, hạn chế tính ước lệ khuôn mẫu mà thay vào đó là những gì gần gũi với đời sống hàng ngày của người bình dân như mùng tơi, cà, mướp, rau muống…Điều này được chứng minh trong “Hồng Đức quốc âm thi tập”.

+ Đề tài ngâm vịnh chẳng có gì là cao quý, ngược lại thơ dùng ngâm vịnh đủ thứ đồ vật trong nàh từ cái hũ, cái vò, cái đầu rau, cái cối xay, cái điếu…Phú Hán thanh nhã, cao sang còn phú Nôm lấy đề tài thông tục: tổ tôm, cờ bạ, thầy đồ ngông…Kinh nghĩa là thể văn trường thi, yêu cầu bình luận lời thánh hiền trong kinh điển thì Lê Quý Đôn, một con người tưởng là nghiêm trang bậc nhất lại viết hai bài kinh nghĩa lấy tựa đề là “Mẹ ơi, con muốn lấy chồng”, và “Ai ơi, chớ lấy học trò” với giọng đầy hóm hỉnh, đùa cợt. Hồ Xuân Hương lại có những nhận xét rất sắc về những vị quân vương, những kẻ tự cho mình là kẻ quân tử. Bà đã đập thẳng vào những bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng “Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt. Đi thì cũng dở ở không xong”. Con người càng ngày càng chủ động hơn trong tình yêu đặc biệt là tâm tư tình cảm thầm kín của người phụ nữ dần bộc lộ. Điều này đáng được trân trọng biết bao.

b. Hình tượng nghệ thuật

+ Bên cạnh những quan niệm chính thống, cùng với sự suy thoái của chế độ phong kiến Việt Nam, sang thế kỷ XVIII – XIX, quan niệm về văn chương trong thơ Đường luật ở Việt Nam cũng sự chuyển biến, nó không theo sự chuẩn mực định sẵn của các thế kỷ trước đó nữa. Ngay cả hình tượng tác giả của nó cũng không còn là những bậc túc Nho “tháng ngày bao quản sân Trình lao đao” nữa.

+ Một xu hướng trái chiều có xảy ra, đó là văn học trung đại càng ngày càng có xu hưóng gần với đời sống hiện thực. Hình tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương biểu hiện rõ  xu   hướng  thoát  ly  dần  công   thức  cao   nhã    của   văn   học    Hán   Nôm. Châm biếm khác với hóm, nhẹ ở mức độ gay gắt và tính chủ ý của sự phê phán, ở ý nghĩa sâu sắc và mang tnh khái quát xã hội của hình tượng nghệ thuật. Giọng châm biếm thể hình tượng thơ như quân tử, cái quạt, bánh trôi nước…Nó không mang tính quy phạm nữa mà thoát ra khỏi quy phạm để các nhà thơ tự do thể hiện sự sáng tạo của mình.

c. Thể loại

Tính bất quy phạm về thể loại thể hiện qua:

+ Về thơ: bản lĩnh của những nhà thơ lớn đôi lúc cho phép mình vượt lên trên những hạn định mà quy phạm đã đưa ra, tự hưởng đôi chút tự do nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Đối với thể lục bát trong thơ ca bước vào văn bác học một cách độc đáo. Song thất lục bát kết hợp câu thơ bảy chữ, nhịp thơ khác với câu lục bát gốc dân gian cũng xuất hiện trong thơ văn bác học.

+ Thể phú: hay nói rộng ra tới biền văn tứ lục, tuy để lại không ít thành tựu đáng quý nhưng lại là loại “văn bát cổ” một loại văn rất khó cho kẻ học đi thi. Tuy nhiên, tính bất quy phạm cũng bùng nổ. Có người đã dung thể phú sáng tác một bài kinh nghĩa, một thể văn thi cử nghiêm chỉnh bậc nhất với những nội dung của các nhà Nho, còn có người lại coi phú, văn tế như trò đùa.

+ Truyện: các tác giả khắc họa hình tượng nhân vật và xây dựng cốt truyện từ cái “gốc”, cái “cội” đã có. Đôi khi, từ một suy nghĩ, tư tưởng mà có thể triển khai thành sự kiện, có khi sáng tạo một số tình tiết, khắc họa tính cách ở đôi ba nét hay hư cấu, phóng tác trần thuật.

d. Ngôn ngữ

+ Cảm xúc, nghĩ suy, diễn đạt cũng dựa vào người xưa, có sáng tạo cũng trong khuôn khổ đó, độc sáng mới vượt ra ngoài. Và cũng chính những quan niệm “Từ đạt nhi dĩ hỉ” (Ngôn từ đạt là đủ); “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” (Kẻ biết thì không nói, kẻ nói thì không biết), “Tín ngôn bất mĩ, mĩ ngôn bất tín, thiện ngôn bất biện, biện ngôn bất thiện” (Lời thực không đẹp, lời đẹp không thực, lời tốt không rành mạch, lời rành mạch không tốt),…. đã hình thành tính bất quy phạm trong về ngôn ngữ. Cho nên văn chương trung đại sử dụng hình tượng ngôn ngữ xưa, những điển tích, những điển cố trong văn thơ người trước. mượn luôn tác phẩm cổ để sáng tạo lại cũng bình thường. Người sáng tác đều là những kẻ học rộng, nhớ nhiều nên văn thơ chẳng ngại dùng lời khó hiểu cho người đời nay.

+ Từ đó, trong những tác phẩm của VHTĐ dùng những thủ pháp: ước lệ, tượng trưng, sử dụng điển tích, điển cố, các yếu tố ngôn từ mẫu mực trong tác phẩm triết học kinh điển hay các tác phẩm văn học mẫu mực của Trung Quốc.

 

Hoạt động 3: Tính quy phạm và bất quy phạm trong tác phẩm cụ thể:

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng về tính quy phạm và bất tính quy phạm trong tác phẩm văn học.

b. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 3: Tính quy phạm và bất quy phạm trong tác phẩm cụ thể 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ:

+ Theo em tính quy phạm và bất quy phạm trong một tác phẩm cụ thể ở những điểm nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

III. Tính quy phạm và bất quy phạm trong tác phẩm cụ thể

1. Đề tài

Đề tài trong văn học trung đại thể hiện qua nhiều tác phẩm chủ yếu bàn bạc về quan niệm Nho giáo, các chuẩn mực của xã hội phong kiến quy định, tiêu biểu như: Phú sông Bạch Đằng, Hoàng Lê nhất thống chí,… là những tác phẩm nghe tên mà ta có thể thấy chất cao quý, trang nghiêm của đề tài. Còn về việc phá vỡ tính quy phạm thể hiện rõ ở tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là tác phẩm viết về số phận người phụ nữ sống trong xã hội phong kiến. Trên hết điểm phá cách của nó nằm ở chỗ Nguyền Du đã xây dựng hình ảnh Thúy Kiều dám vượt lên định kiến xã hội để được quyết định tình yêu của mình- đính ước với Kim Trọng.

2. Hình tượng

+ Chẳng hạn khi miêu tả về hình tượng như Thuý Vân, Thuý Kiều thì đại thi hào Nguyễn Du không quên sử dụng bút pháp ước lệ theo tính chất quy phạm của văn học trung đại.

Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da

+ Vận dụng điển cố, điển tích cũng là cách thể hện tính quy phạm của văn học trung đại. Điều này chúng ta thấy rất rõ trong thơ văn của những tác gia lớn như Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Đặng Trần Côn…

+ Tuy nhiên, đến Nguyễn Trãi mới thấy sự khác biệt. “Ức Trai thi tập” chưa thoát khỏi vòng quy phạm cao quý, sang trọng. Nhưng với “Quốc âm thi tập” thì nét bất quy phạm lại thể hiện rất rõ. Tát ao, cấy muống, vớt bèo, ươm sen, thuyền lúc nhúc, chợ cá xôn xao, chác cá tươi, quét trúc bước qua suối, gánh nước trăng theo về…là những cảnh quê nghèo trong lành không lấy gì làm cao sang. Tùng, cúc, trúc, mai là khuôn sáo, là công thức chứ dâm bụt, mùng tơi, rồi những con thú như mèo, lợn, trâu có gì là tao nhã. Lê Thánh Tông còn táo tợn hơn nũa, bất quy phạm thể hiện cao độ. Dường như không vật gì trong nhà, quanh xóm, dưới tay mà không thành đối tượng cho thơ. Tuy đối tượng tầm thường, quê kệch nhưng hình tượng thơ lại ít nhiều, xa gần được nâng lên thành sang trọng. Vào thời mất nước, thì những cây bút nho sĩ nhân dân đã ra sức đả kích, chửi bới, phỉ nhổ lũ người theo giặc giết hại đồng bào rồi trèo lên chức nọ tước kia, giàu sang nổi tiếng:

+ “Dám hỏi: hàm ân người lớp trước Văn học trung đại là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc và nhân loại bên cạnh văn học cổ đại và hiện đại. Văn học trung đại có những đặc trưng tiêu biểu mà văn học ở trước và sau nó không có được, điều này đã làm nên giá trị của văn học trung đại trong suốt giai đoạn lịch sử. Một trong những đặc trưng đó là tính quy phạm và bất quy phạm trong việc thể hiện tác phẩm văn học ở phương diện nội dung và nghệ thuật.

“ Hay là một lũ những hoang quân?

Hay:

“Hăm hở trẻ con lại múa hát

Đứa thì làm tướng đứa làm yêu”

+ Những viên quan khâm sai, đề đốc Lê Văn Trinh, quan án, quan đề…đều là những con người lòng dạ chúng có khác gì con rận, con cóc, con muỗi, con chó chết trôi…Tất cả những hình tượng trên đều đã bỏ xa những gì được gọi là quy phạm. Con người thẩm mĩ trong văn học trung đại xét từ cảm thức chung của con người trung đại phương Đông cũng như phương Tây, từ thẩm mĩ Việt Nam đến tính cao nhã, tính vô ngã và hữu ngã đã nêu lên những loại hình con người thẩm mĩ như “con người vũ trụ”, “con người - tôn giáo, đạo lí” rồi quy lại “con người - công dân” (cuối thế kỉ XV), tiếp theo là “con người – cá nhân” với nhiều xu hướng khác nhau và cuối cùng lại trở về là “con người – công dân” đầy hoài niệm cá nhân.

+ Vậy con người thẩm mĩ trước tự nhiên xã hội đã xuất hiện thành ngôn ngữ từ trong văn chương cổ của ta như thế nào? Tượng trưng, kí hiệu là những hình tượng ngôn ngữ mà ta bắt gặp rất nhiều trong văn học trung đại. Nó thường đi cùng ước lệ, điển cố, điển tích, cách điệu, và cao hơn là nghệ thuật nắm bắt cái thần của phương thức cảm nhận trực giác theo tư duy và tinh thần tổng hợp phương Đông. Thực vậy, tả người, tả vật mà nhằm nắm bắt cái thần của đối tượng thì không thể tả thực được. Phải dùng biện pháp ước lệ. Lấy chi tiết thay thế cho toàn bộ, chọn trong đối tượng cần miêu tả một nét có tính chất tiêu biểu để hình dung cả đối tượng mà cộng đồng chỉ nhìn nét ấy là có thể hình dung được đối tượng bằng tưởng tượng của bản thân mình. Bắt đầu là sự “quy ước” nhưng sau được công nhận thì thành “lệ”. Cái roi là ước lệ cưỡi ngựa, cái chén là ước lệ bữa tiệc…Tượng trưng lại khác: dùng một vật cụ thể có nét thích hợp để nói đến một cái trừu tượng. Chim bồ câu tuợng trưng cho hoà bình, cái cân tượng trưng cho công lí…Kí hiệu trong văn học là một hiện tượng mang sẵn một nội dung đã thành phổ biến, nhắc tới là mọi người hiểu đúng, không lầm lẫn được. Ước lệ, tượng trưng, điển cố điển tích, thành ngữ, tục ngữ dùng mãi cũng trở thành kí hiệu. Cách điệu là nghệ thuật hoá từ cảnh tượng hiện thực thường thô ráp để lựa chọn, sắp xếp theo những phương hướng nhất định nhằm đạt hiệu quả thẩm mĩ cao nhất.

+Tất cả các kí hiệu đều dùng vào cách điệu hoá. Tính quy phạm của văn học trung đại có kiểu cách điệu hoá riêng mang tính đặc thù. Quy phạm cách điệu, tài thì không nói các loại công dung ngôn hạnh mà “pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”. Chẳng phải có một mình Thuý Kiều mà cô cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” cũng được nêu cao giá trị đến mức tuyệt đối lí tưởng. Nghe hơ quá nhưng quy phạm buộc phải cách điệu lên như thế mới sang, mới thú vị với biết bao những ước lệ, tượng trưng, điển tích mà chỉ những bậc văn nhân hay chữ, đọc nhiều sách thánh hiền, vào ra hàng ngày với thi phù mới hiểu và thấm thía được.

+ Ở phạm vi con người thuộc phạm trù con người – công dân, con người của cộng đồng thì tâm lí hay chủ thể hiện ra bằng hành động (loại tự sự) chứ không có diễn biến nội tâm, hoặc có diễn biến nội tâm, có tâm lí nhưng vẫn ở mức sơ sài. Chỉ khi con người – cá nhân xuất hiện thì tâm lí các diễn biến nội tâm phong phú, tinh vi, sâu sắc đồng thời mới hiện lên đằm thắm trong trang thơ, bài văn. Một nét khá đậm trong hình tượng con người thẩm mĩ đáng quan tâm đó là cảnh thiên nhiên tươi đẹp của nước nhà vốn đã đi vào quan niệm thẩm mĩ dân tộc đã được cảm nhận, suy nghĩ trải ra trong thời gian, không gian như thế nào?

+ Một đoạn thơ minh họa - Trên đây nói thêm về con người văn thơ trung đại nước ta đã xuất hiện trước tự nhiên, xã hội như thế nào? Trong đó chú ý ít nhiều đến phương thức cách diệu hoá quy phạm rồi bất quy phạm, đến mối quan hệ giữa con người và cảnh vật, cũng từ quy phạm đến bất quy phạm, bao trùm cả thời gian, không gian vốn không tách rời được các mặt kia.. Dưới đây, kết hợp các mặt lại, thử xem ngòi bút tác giả “truyện Kiều” ở mấy câu sau:

Có khi vắng vẻ thư phòng

Đốt lò hương, giở phím đồng ngày xưa.

Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ                            Trăm hay nhạt khói, gió đưa lay rèm                           Dường như bên nóc bên thề                           Tiếng Kiều đồng vọng, bóng xiêm mơ màng”

+ Bấy giờ Kim Trọng đã lấy Thuý Vân, nhưng tâm trạng vẫn là “Càng ân duyên mới càng dào tình xưa”. Đây là một phút “dào tình xưa” ấy. Cảnh: lò hương đốt lên, phím đồng giở ra, cảnh cũ bày ra trở lại, trước có hai người nay chỉ còn một. Thời gian: thời gian khép kín, hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Không gian: khách quan, hiện tại là thư phòng, một người, không gian tình cảm, hồi tưởng quá khứ. Thời gian, không gian xáo trộn trong ảo giác. Con người: hiện tại mà quá khứ, tỉnh mà như mê rồi như nhập vào cõi nào không phải là trần gian.

+ Dàn cảnh ra như thế để nhẹ bớt lời bình, nhường phần cho những trái tin đồng điệu với chàng Kim. Trước đoạn này có hai câu: “Nỗi nàng nhớ đến bao giờ. Tuôn châu đòi trận, vò tơ trăm vòng”. Đó là nỗi đau trực tiếp bằng nước mắt và qụăn lòng, thiệt mặt, thường tình. Bước vào mấy câu này là đi vào một cõi khác: mượn cảnh mà nói tình và là một cấp độ khác của nỗi đau. Phải chăng có một sự chuyển biến từ thực sang hư, từ thực tại sang ảo giác, từ một nỗi đau nhớ tâm linh chuyển dần thành một nỗi đau hoá thân vào sự biểu hiện con người mình nhớ thương có tiếng có hình. Không phải một lần chỉ mình với mình vắng vẻ nơi chốn như chỗ gặp nhau ngày xưa. Mảnh hương, phím đàn là vật ngày cũ. Cảnh cũ, vật cũ, việc cũ nhưng chỉ thiếu hình bóng của người cũ. Thế mà biến đổi tất cả. Cái cũ như mất đi, nghiêng lệch đi. Tiếng tơ chẳng còn là tiếng sắt tiếng vàng, chẳng còn trong như tiếng hạc, đục như nước suối, khoan như gió thoảng, sầm sập như đổ mưa, mà chỉ bẽ bàng, nhạt nhẽo, rủ rỉ như than mà không thành lời. Trầm thì khói cũng nhạt chẳng chút thơm. Chỉ vì một cớ người xưa vắng mặt. Vậy thì tiếng đàn còn vui được với ai? Trầm còn thơm cho ai? Dường như có sự biến dạng ở cảnh vật, có gì như ớn lạnh ở con người. có gì bất thường nhập vào không khí. Và hình như thực đã chuyển qua hư. Có ngọn gió thì bỗng lay rèm. Quả nhiên, bên nóc bên thềm, tiếng Kiều đồng vọng xa xa và bóng xiêm áo nàng mơ màng, phảng phất. Ảo giác tâm linh, cái đẹp đã biến thành cái thiêng. Cái tài cái hay của tác giả là tù vật chất hoá mà thiêng liêng hoá nỗi nhớ của trái tim biết yêu để biết nhớ. Nếu dùng thi pháp ngày nay nói theo Bakhtin, lời văn trong tiểu thuyết hơn bất kì đâu là lời đối thoại thì ở mấy câu này, trên bề mặt có hai nhân vật, một có mặt bằng xương bằng thịt, một hiện ra dưới dạng “cái bóng ma”. Nhưng ở chiều sâu, đối thoại tăng gấp nhiều lần. Kim nay với Kim xưa, Kiều “bóng ma”,…Kim xưa với Kiều xưa. Thậm chí lò hương với phím đàn cũng có thể xem như những nhân vật và nay đối thoại với xưa, và đối thoại với nhau. Thời gian, không gian theo đó mà thành kép và cũng đối thoại với nhau, xưa với nay…Đoạn thơ đặc kín những tiếng nói ngầm khiến chất cảm xúc tăng lên vô biên, vô tận. Đã nói thế còn nhắc tới những dấu vết quy phạm trung đại từ ngôn ngữ tượng trưng đến mô típ hồn linh hiển hiện, phong thái cao nhã đốt hương gảy đàn, từ dùng hư để nói thực, chuyển thực sang hư, đến các biện pháp của lí thuyết văn bản như “hồi cố” mà xưa gọi là phục bút rồi hô ứng, động và tĩnh, chưa kể bao nhiêu quy phạm trong thể thơ lục bát…

c. Thể loại

+ Thể thơ cách luật gốc Trung Quốc đem dùng vào nước ta vốn chứa chất biết bao quy phạm từ số dòng, số chữ mỗi câu đến đối ngẫu, niêm luật và một loạt những điều cấm kị khác. Tuy nhiên, những bản lĩnh thơ lớn đôi lúc cho phép mình vượt lên trên những hạn định đó, tự hưởng đôi chút tự do nhưng vẫn nằm trong giới hạn. Chẳng hạn câu kết trong bài thất ngôn bát cú, miễn sao đóng và mở hết mà chưa hết tạo một không gian, thời gian nghệ thuật rộng rãi, ngân dài trong lòng người đọc.

+  Nói về Nguyễn Trãi, ngoài việc lấy đề tài là rau muống, mùng tơi, con trâu, con lợn còn niêm luật có khi bất chấp. Đặc biệt ông đã xen vào thể thất ngôn bát cú câu thơ lục ngôn hay toàn bài tám câu đều là những câu lục ngôn cả:

“Đạp áng mây, ôm bó củi.

Ngồi bên suối gác cần câu.”

+ Bên cạnh việc phá cách của Nguyễn Trãi, chúng ta còn bắt gặp nhiều trường hợp tương tự như Nguyễn Công Trứ chẳng hạn. Một bài hát nói thường có 11 câu chia làm ba khổ gồm phần miễu và phần lời. Nhưng với “Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Công Trứ đã sáng tác dôi hai khổ tức là tám câu thơ nữa. “Văn tế Trương Định”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là nỗi niềm tiếc thương của Nguyễn Đình Chiểu với những người có công với đất nước đồng thời là bài ca ca ngợi sự hi sinh anh dũng của những con người. Nhưng với Phạm Thái lại khác. Ông sử dụng thể loại văn tế vào một mục đích hoàn toàn khác so với Nguyễn Đình Chiểu. Đơn giản chỉ là nỗi niềm tiếc thương cho người yêu của mình phải chịu một cái chết oan uổng mà thôi. Không có cách cắt nghĩa nào khác là coi đó như một biểu hiện của quy luật tiếp biến văn hoá nói chung của dân tộc ta: mượn của người nhưng trên cơ sở vốn ngôn ngữ, vốn âm điệu và nhu cầu diễn đạt tâm hồn mình mà biến đổi có lợi cho mình.

+ Chính theo tinh thần đó, thế kỉ XVIII – XIX có nhiều nhà thơ nổi tiếng Việt Nam như nữ sĩ họ Hồ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương đã cởi bỏ hết vẻ trang trọng của thể thơ cách luật để nó trở thành âm điệu Việt Nam. Có một sự sáng tạo lớn trong thể thơ nói chung được xem là vượt bực, mở đường thoát dần ra khỏi không gian nhiều giới hạn của Đường luật. Đó là sự xuất hiện và định hình hoàn chỉnh của các thể thơ khác nhau trong nền thơ dân tộc. Tất cả các thể thơ này khi đã định hình và đạt phẩm chất thẩm mĩ cao nhất đều tự thân mang theo phép tắc nhất định từ hình thức đến nội dung.

d. Ngôn ngữ

+ Trước tiên là vấn đề chữ Hán, chữ Nôm. Những gì nghiêm chỉnh, trọng đại phải viết bằng chữ thánh hiền. Sự ưu tiên ấy là một quy phạm gay gắt. Chữ Nôm chỉ dùng vào những gì thông thường hàng ngày. Tôn ti trong các thể loại cũng được thể hiện nơi đây. Dù là thơ, phú hễ viết bằng chữ Nôm là coi như không nằm trong quy phạm, tất cả đều ở ngoài lề mọi sách vở của nhà trường, của khoa cử, xem như thú văn thơ chơi bời chứ không phải để học tập. Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có thể xen là một kiệt tác nhưng kết thúc cuốn truyện, đại thi hào lại viết:

“Lời thơ góp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh”.

+ Vì sao tác giả lại viết những câu khiêm tốn như vậy? Phải chăng tác phẩm được sáng tác bằng chữ Nôm. Có điều, cùng với sự trỗi dậy mãnh liệt và sức lan tràn, chinh phục của tư tưởng nhân đạo nhân văn dân tộc, chẳng ai còn dám cho tiếng Việt, chữ Nôm là “mách qué” và văn chương chữ Nôm từ giữa thế kỉ thế kỉ XVIII đã sánh ngang và vượt lên trên văn chương chữ Hán với tính dân tộc và nhân dân của nó. Tiêu biểu phải kể đến những tên tuổi như “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

+ Thử xem xét ngay trong đoạn đầu của “Chinh phụ ngâm”, bản dịch, để coi tác giả và dịch giả đã tuân thủ các quy phạm ra sao. “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi” - ẩn dụ đã thành tượng trưng: chỉ sự gian nan, đây là giặc giã. “Khách mà hồng” - hoán dụ thành tượng trưng chỉ người phụ nữ. “Xanh kia thăm thẳm từng trên” - ẩn dụ thành tượng trưng: chỉ trời. “Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt” - điển tích về địa danh, Vạn Lí Trường Thành của Trung Quốc ngăn chặn quân xâm luợc phương Bắc, khi có giặc thì ở đó nổi trống, cũng như đốt lửa khói lên báo động. “Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây” - đốt lửa khói lên báo động. “Chín tầng gươm báu trao tay” - dịch từ chữ “cửu trùng” chỉ nhà vua. Đây là điển tích: vua ở nơi cao hay ở trong cung có nhiều bức thành bảo vệ…Tính cao quý, hàm súc của ngôn ngữ quá rõ. Ẩn dụ, tượng trưng, điển cố, điển tích không thiếu, chẳng thừa. Bốn câu đủ mở đầu khắc sâu chủ đề khúc ngâm” chiến tranh là nhiều nỗi truân chiên cho phụ nữ. Lại vừa cảm nhận vừa oán thán. Tám câu vụt qua như chớp từ báo giặc đến, vua xống lệnh ngay giữa đêm, tướng ra quân liền tinh mơ như thần tốc dù đất nước quen thanh bình đã hơn ba trăm năm. Tự sự ngắn gọn, khí thế dũng mãnh, trên dưới một lòng. Tiếp theo tả hào khí của chàng trai chinh phụ xếp bút nghiên lên đường nhẹ nhõm theo truyền thống. Tưởng đâu vang dậy hào hùng của một thời Lí Trần chống giặc cứu nước. Tác giả nhầm lẫn chăng hay dự tính điều gì! Chỉ nghe âm điệu thật quyến rũ, ấm áp từ truyền thống sâu xa nghìn đời dấy động từ đâu trong huyết quản. Lời thơ mực thước đúng quy phạm nhưng sự sáng tạo tài tình của người cầm bút, người viết, kẻ dịch, đều do thực tế cuộc sống và xúc cảm Việt Nam quyết định.

+ Đến “truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, chúng ta chỉ xem cách tiếp và biến của nhà thơ thiên tài. Nhìn chung, khi tiếp nhận từ tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du giữ nguyên cốt truyện và những tình tiết lớn, chỉ bớt thêm một số chi tiết. Vì văn vần không có không gian như của văn xuôi mà chủ yếu do thẩm mĩ, do phép lôgíc đối với toàn truyện, đối với tính cách nhân vật. Việc chuộc tội cho Vương ông được tha, “Kim Vân Kiền truyện” kéo dài từ hồi thứ 4 đến hồi thứ 6. Nguyễn Du lược tất cả. Việc Thúc Sinh mang Kiều ra khỏi lầu xanh, việc các sứ giả của Hồ Tôn Hiến đi lại dụ hàng cũng lắm việc phức tạo, Nguyễn Du thấy không có ích gì nên rút lại còn mấy câu. Còn nói đến chuyện thô bỉ của Tú Bà dạy Thuý Kiều hành nghề, nhà thơ chỉ để lại cái cảm tưởng ghê rợn, mỉa mai không thể nào chua chắt hơn, còn bỏ hết. Nguyễn Du chú ý xây dựng tính cách nhân vật của mình trong việc thêm bớt ấy. Ở hồi 1, sau khi gặp Kim Trọng ở hội Đạp Thanh về, hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân trong “Kim Vân Kiều truyện” trêu đùa gán ghép cho nhau, nghe chưa hợp tình, hợp lí, càng không phù hợp với tính cách đoan trang, e ấp của hai cô gái nết na, nhất là với Thuý Kiều, mặc dù trong thâm tâm nàng đã bị choáng váng bởi tiếng sét ái tình. Cách nàng đối đáp cùng với Kim Trọng lúc mới gặp gỡ nghe như một giọng “sách vở” không được tự nhiên, không ăn khớp với tính cách thuỳ mị, dịu dàng của nàng. Cũng như chỗ Thuý Kiều đối xử với Sở Khanh lúc đầu tỏ ra quá nhẹ dạ, coi rẻ mình quá đều không thích hợp với phẩm chất của nàng. Những chi tiết ấy Nguyễn Du trước hết, thay bằng những hành động, cử chỉ, lời nói thoả đáng với tính cách một Thuý Kiều đa tình nhưng đoan trang, e ấp, một Thuý Kiều đến nước khổ quá muốn tin người cứu khổ nhưng vẫn nửa tin nửa ngờ, không tới nỗi mất cả sự thông minh. Thường thì Nguyễn Du đi sâu vào tâm lí nhân vật hơn, thêm vào những đoạn tả cảnh, tả tình làm cho nhân vật được thực hơn, rõ ràng như đang sống, đang hoạt động trước đọc. Nhất là mắt người cảnh vật thiên nhiên, nói như Hoài Thanh, hầu như thành một nhân vật có rung cảm hẳn hoi, cùng sống chung với con người, chia sẻ mọi nỗi vui buồn của con người. Thanh Tâm Tài Nhân thường ít quan tâm tả cảnh, tả tình. Trái lại thì Nguyễn Du rất coi trọng. Chẳng hạn trong hồi 1, khi Kim Trọng không còn biết nói gì nữa đành từ biệt ba chị em Thuý Kiều ra về thì Thanh Tâm Tài Nhân chuyển ngay qua câu chuyện tối hôm ấy ở nhà họ Vương, hai chị em Kiều và Vân đem hình ảnh của Kim Trọng ra trêu đùa nhau, thế là hết. Còn Nguyễn Du muốn xây dựng cho mối tình của Kim - Kiều thật đẹp nên đã xen vào cảnh từ biệt một không khí bâng khuâng, vương vấn như muốn kéo dài mãi không dứt. Nguyễn Du bỏ qua câu chuyện gán ghép thay bằng cảnh Thuý Kiều một mình ngắm trăng trong vườn mà tâm hồn cũng rạo rực, sôi nổi trong yên lặng như cảnh vườn xuân, từ ánh trăng, ngấn nước tới cây cối cũng ướt, nặng trĩu xuân. Rồi thái độ hiểu biết của Thuý Kiều mấy lần gặp gỡ Kim Trọng, tâm tư của nàng khi bước chân ra đi theo tên họ Mã, nỗi niềm của nàng khi ở lầu Ngưng Bích, lúc “say, cười” ở chốn lầu xanh…Những chỗ mà “Kim Vân Kiều truyện” lướt qua thì lại được Nguyễn Du dừng lại, khắc hoạ cho được tâm trạng của Thuý Kiều trong từng hoàn cảnh một. Đối với nhân vật Thuý Kiều là như thế, đối với các nhân vật khác cũng vậy. Nguyễn Du đã nhờ vào cơ sở kha thuận lợi của Thanh Tâm Tài Nhân, vận dụng vốn sống của mình, thiên tài nghệ thuật của mình, đem vào tác phẩm chất sống phi thường linh động, muôn đời không phai.

+ Cách tiếp nhận và chuyển hoá của người thành của mình vốn là một hiện tượng của giao lưu văn hoá văn học thời trung đại. Trường hợp “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du cũng vậy! Sức sáng tạo kiệt xuất đã biến một công trình đáng quý nhưng còn thô ráp thành một lâu đài tráng lệ, trong đó con người chủ yếu vượt qua bao quy phạm để có một đời sống rất người ở xã hội xấu xa khiến người đọc đời đời còn thương cảm, nhưng vẫn chưa thoát trọn kiếp làm người con gái trong những quy phạm khắt khe của lễ giáo phong kiến.

Nhiệm vụ 4: Đánh giá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ:

+ Rút ra những điểm giống và khác nhau giữa tình quy phạm và bất quy phạm trong văn học Trung đại Việt Nam?

+ Những đóng góp của tính quy phạm và bất quy phạm đến nền văn học Việt?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

IV. Đánh giá

1. Sự giống nhau giữa tính quy phạm và bất quy phạm trong VHTĐ Việt Nam

+ Tính quy phạm và bất quy phạm đều là một trong các yếu tố quan trọng trong thi pháp trung đại Việt Nam, nó đã có những nét phá cách làm nên hồn thơ của dân tộc. 

+ Bên cạnh việc phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định về nội dung, về hình thức thơ, văn như: nội dung có nét rang nhã, trong sáng,… nhằm đảm bảo phục vụ cho mục đích răn dạy, giáo huấn người đời; câu văn phải cao quý, thoát tục; hình thức thể hiện rõ ràng, khúc chiết đầy đủ niêm luật, tuân thủ phép đối thì thơ văn trung đại còn miêu tả những việc bình thường, những con người bình thường đúng nghĩa với chính nó.

2. Sự khác nhau giữa tính quy phạm và bất quy phạm trong VHTĐ Việt Nam

-  Quy phạm: là đặc điểm nổi bật bao trùm văn học trung đại. Sáng tác nghệ thuật theo công thức về nội dung và hình thức:

+ Hình thức: Sử dụng thể loại văn cổ học, niêm luật chặt chẽ thống nhất;

+ Công thức: người (ngư, tiều, canh, mục) con vật (long, li, quy, phượng), nam phải có mày râu, nữ phải có cây liễu, yểu điệu…

+ Phép đối: đối đoạn, đối ý, đối âm.

Tính quy phạm tạo nên kiểu ước lệ đặc trưng riêng thiên về công thức trừu tượng, nhẹ về tính cá thể cụ thể trong nghệ thuật.

- Bất quy phạm:

+ Khai thác ngôn ngữ dân gian, sáng tạo ra các thể thơ mới để cho hồn thơ nở hoa kết trái tự nhiên nhiều màu sắc và ngọt dịu hơn, tạo nên khuynh hướng dân chủ hóa văn học thể hiện tinh thần dân tộc mặc dù viết bằng chữ Hán nhưng thể hiện tâm hồn của người Việt. Vận dụng thành thạo chữ Nôm, thể thơ lục bát, song thất lục bát,…

+ Ảnh hưởng: chữ viết, thể thơ, thi liệu, văn liệu.

3. Những đóng góp của tính quy phạm và bất quy phạm

* Đóng góp:

+ Trong khi bất quy phạm khiến cho tác phẩm vươn ra một tầm xa mới, không vướn bận những khuôn khổ bình thường thì quy phạm vẫn luôn làm cho người viết phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình sáng tác: từ quy ước về nội dung, hình thức đến cách thức miêu tả, biểu hiện. Tuy luôn trái ngược nhau từ hình thức đến cách truyền đạt vào tác phẩm nhưng cả hai đều luôn đóng góp các giá trị nghệ thuật vào tác phẩm cũng như nội dung.

+ Trong văn học trung đại, quy phạm trở thành một yếu tố mang tính quy định nghiêm khắc, chặt chẽ và được áp dụng vào nội dung thi cử. Đấy cũng là giới hạn của một nhà văn trong việc xem trọng các khuôn sáo, chuẩn mực luân lí và đạo đức. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những nhà văn đi ngược lại hoàn toàn, họ mang đến hơi thở riêng biệt, làm cho các quy luật trở thành của mình và tùy ý biến tấu. Đồng thời cũng từ cái riêng ấy đã giúp họ phát minh ra một hình thức, một khám phá mới về nội dung và đã đem đến cho tác phẩm những hàm ý sâu sắc hơn, nâng nghệ thuật lên một tầm cao mới.

* Hạn chế:

+ Tính quy phạm: Tạo nên khuôn khổ, phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định về nội dung, về hình thức. Nội dung phải trang nhã, trong sáng, phải phục vụ cho mục đích răn dạy, giáo huấn người đời, câu văn phải cao quý và thoát tục. Hình thức thể hiện rõ ràng khúc chiết đầy đủ niêm luật, tuân thủ phép đối trong thơ văn trung đại.

+ Tính bất quy phạm: Tuy có sự đóng góp to lớn về sự sáng tạo và bứt phá trong nền văn học trung đại Việt Nam nhưng suy cho cùng tính bất quy phạm vẫn còn nằm trong khuôn khổ của tính quy phạm.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS củng cố, kiến thức bằng việc giải các bộ đề thi HSG ngữ văn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS giải đề thi HSG ngữ văn

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

                                               CỎ DẠI CŨNG CÓ ĐỨC HIẾU SINH

            … Vạn vật trên cõi đời này đều phải nỗ lực hết mức để tồn tại. Như những cây cỏ dại mọc ven đường - Đến cái tên cũng không được người đời nhớ tới - cũng đang nỗ lực để sống. Những cây cỏ dại ấy, tuy mọc lên giữa vết nứt trên đường nhựa, bị thiêu đốt bởi cái nóng ngày hè nhưng nó vẫn nỗ lực vượt qua chỗ chật chội, thoát khỏi nóng bỏng để nở hoa, kết hạt. Một nhánh cỏ dại cũng biết chịu đựng hoàn cảnh để tồn tại. 

            Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta tồn tại được cũng là nhờ sự nỗ lực của từng nhánh, từng nhánh cỏ dại mọc lên từ vết nứt trên đường nhựa vậy. Động vật, kể cả côn trùng cũng thế. Để sống còn, tất cả đều phải nỗ lực hết mình. Nỗ lực không phải là điều gì đặc biệt cả. Nỗ lực là lẽ đương nhiên để tồn tại. 

            Trong học tập, trong công việc nhiều khi nỗ lực rồi mà vẫn không thành công. Những lúc đó chúng ta thử tiếp tục cố gắng, cố gắng đến mức tối đa mà vẫn không thành thì sau đó có phải bỏ cuộc mới không ân hận. 

            Nhưng nếu đó là kết quả nỗ lực nửa vời thì thế nào cũng có lúc các bạn phải hối hận và thất vọng: “Biết vậy mình cố gắng thêm chút nữa thì đâu đến nỗi này”. Không có gì vô nghĩa bằng cuộc đời của những người suốt đời chỉ biết có “Lẽ ra…” hay “Biết thế…”

       … Nỗ lực tối đa là điều kiện tiên quyết để chúng ta sống tồn tại được trên trái đất này. Bất kể kết quả là thế nào, miễn là các bạn hãy coi trọng từng giây, coi trọng từng phút, nỗ lực và nỗ lực không ngừng…và đó chính là sức mạnh của tự nhiên.

(Trích: Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực, Inamori Kazuo, NXB trẻ, 2019, Tr.118-119)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản. 

Câu 2: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta tồn tại được cũng là nhờ sự nỗ lực của từng nhánh, từng nhánh cỏ dại mọc lên từ vết nứt trên đường nhựa vậy.

Câu 3: Việc sử dụng phổ biến kiểu câu cầu khiến trong văn bản có tác dụng gì?   

Câu 4: Chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt về nội dung của văn bản với nội dung 4 câu thơ sau:

Những giọt sương lặn vào lá cỏ

Qua nắng gắt, qua bão tố

Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh

Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương

                                                   (Trích: Sự bùng nổ của mùa xuân, Thanh Thảo)

Câu 5: Suy nghĩ của anh/ chị về quan điểm: Các bạn hãy coi trọng từng giây, coi trọng từng phút, nỗ lực và nỗ lực không ngừng trong cuộc sống hiện nay. 

 II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Trong Cuốn sách: Good luck - Bí mật của may mắn của tác giả Alechroviza và Fernando, bí mật đầu tiên của may mắn được nêu ra là: May mắn do chính chúng ta tạo ra.

Anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm về cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. 

Câu 2: (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh cảm hứng về đất nước trong hai đoạn thơ sau:

…Tôi yêu đất nước này lầm than

Mẹ đốt củi trên rừng cha làm cá ngoài biển

Ăn rau rìu rau éo rau trai

Nuôi lớn người từ ngày mở đất

Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật

Một tấc lòng cũng trứng Âu Cơ

Một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng

                            (...)

Tôi yêu đất nước này những buổi mai

Không ai cười không tiếng hát trẻ con

Đất đá cỏ cây ơi

Lòng vẫn thương mẹ nhớ cha

Ăn quán nằm cầu

Hai hàng nước mắt chảy ra

Mỗi đêm cầu trời khấn phật, tai qua nạn khỏi

Tôi yêu đất nước này áo rách

Căn nhà dột phên không ngăn nổi gió

Vẫn yêu nhau trong từng hơi thở

Lòng vẫn thương cây nhớ cội hoài

Thắp đèn đêm ngồi đợi mặt trời mai

Tôi yêu đất nước này như thế

Như yêu cây cỏ trong vườn

Như yêu mẹ tôi chịu khó chịu thương

Nuôi tôi thành người hôm nay.

     (Trích: Bài thơ của một người yêu nước mình, 19/12/1967, Trần Vàng Sao)

Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Gió rừng cao xào xạc lá đổ

Gió mù mịt những con đường bụi đỏ

Những dòng sông ào ạt cánh buồm căng

Chớm heo may trên những ngọn cau vàng

Nồm nam thổi, khắp đồng bông gạo trắng

Người xa cách vẫn chung trời gió lộng

Thương vết bùn trên áo khô se.

(…)

Dẫu đêm nay ngọn gió mùa hè

Còn bề bộn một vùng gạch ngói

Lịch sử quay những vòng xoáy  gian nan

Đất nước tôi như một con thuyền

Lướt trên sóng những ngực buồm trắng xóa.

 

Ước chi được hóa thành ngọn gió

Để được ôm trọn vẹn nước non này

Để thổi ấm những đỉnh đèo buốt giá

Để mát rượi những mái nhà nắng lửa

Để luôn luôn được trở lại với đời...

 

Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi…

 

 (Trích: Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2007)

 

 Chú thích

            1. Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 mất năm 2018 ở Thừa Thiên Huế. Trần Vàng Sao là một con người sống trong sáng, giản dị, "Một nội lực, một trí thức có suy nghĩ riêng của mình, có nỗi đau nhưng biết biến nó thành cách sống". Một số tập thơ của ông đã được như: Gọi xác tìm đồng đội (NXB Hội nhà văn, 2012), Bài thơ của một người yêu nước mình (NXB Hội nhà văn, 2018). Bài thơ của một người yêu nước mình được sáng tác tháng 12 năm 1967 khi ông đang ở trên chiến khu đầu nguồn sông Hương và được chọn trong 100 bài thơ xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ XX. Tháng 8/2020 tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của nhà thơ Trần Vàng Sao lại được Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Nhã Nam hợp tác xuất bản. Ngày 12/11/2021, tập thơ được trao thưởng giải thưởng sách quốc gia 2021.

            2. Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng, là tác giả thành công trên nhiều thể loại, nổi bật nhất là thơ và kịch. Thơ ông phóng khoáng, tài hoa, có sự chuyển biến rõ nét từ phong cách thơ mộng, trong trẻo thời kì đầu sang phong cách triết luận với nhiều day dứt về thế sự ở thời kì sau. Trong những năm tám mươi của thế kỉ XX,  ông là cây bút năng động, giàu sức sáng tạo bậc nhất của kịch trường Việt Nam, có nhiều vở kịch gây tiếng vang lớn đề cập những vấn đề nóng bỏng tính thời sự, vừa có ý nghĩa triết lí sâu sắc. Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Hương cây- Bếp lửa (Thơ, in chung, 1968), Mùa hè đang đến (Truyện ngắn, 1984) Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Kịch,1984)…Lưu Quang Vũ được truy tặng giải thưởng Hồ Chí   Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. 

 

 

ĐỀ 2

Câu 1: (4.0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp viết:

Này bông hoa hồng

Giá trị của mày là khoảnh khắc

Ai biết mày khi đang kết nụ?

Ai để ý màu khi mày úa tàn?

Ôi hoa hồng, hoa hồng

Phút giây này thật tuyệt vời.

(Trích từ truyện ngắn Mưa Nhã Nam)

Câu 2: (6.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng:cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống nhưng quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”.

Bằng trải nghiệm văn học, anh chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản hoàn thành Phiếu bài tập. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

ĐỀ 1

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

 

     Các câu hỏi trong đề thi ra theo hướng mở, thí sinh được quyền trả lời theo ý hiểu của bản thân, nhưng cần đảm bảo sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo các gợi ý sau để đánh giá, cho điểm.

 

I

 

ĐỌC HIỂU

4,0

 

1

Ý nghĩa nhan đề văn bản: 

- Cỏ dại: hình ảnh của những sự vật bình thường trong thế giới muôn loài.

- Đức hiếu sinh: sự quý trọng sinh mệnh, khát khao, nỗ lực hết mình để sống.

- Nhan đề sử dụng cách diễn đạt giản dị gợi mở ý tưởng của văn bản: vạn vật trên cõi đời này đều biết trân quý cuộc sống và luôn nỗ lực hết mình để sống có ý nghĩa dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào. Đây là khát vọng nhân văn giàu ý nghĩa.

 Hướng dẫn chấm

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời ý nghĩa chung của nhan đề: 0,25 điểm. 

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0,5

2

- Thế giới tự nhiên khi đối diện với những khó khăn muốn tồn tại phải nhờ vào  sự nỗ lực của từng nhánh. 

- Hình ảnh trong tự nhiên gợi liên tưởng đến cuộc sống của con người: Mọi thành quả lớn lao, tốt đẹp đều được tạo ra từ sự nỗ lực nhỏ bé. 

Hướng dẫn chấm

- Học sinh trả lời như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm 

- Học sinh trả lời được 01 ý: 0,25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không làm bài: không cho điểm

0,5

3

 Tác dụng của việc sử dụng phổ biến kiểu câu cầu khiến trong văn bản:     

-  Các câu cầu khiến được sử dụng trong văn bản: Vạn vật trên cõi đời này đều phải nỗ lực hết mức để tồn tại/ Để sống còn, tất cả đều phải nỗ lực hết mình/ Các bạn hãy coi trọng từng giây, coi trọng từng phút, nỗ lực và nỗ lực không ngừng.

- Tác dụng:

+ Tạo giọng điệu, (bổ sung tác dụng về nghệ thuật)

tác động đến nhận thức của người đọc giúp cho việc truyền đạt thông tin chính xác, rõ ràng. 

+ Tăng tính khẳng định trong văn bản nghị luận: vạn vật cũng như con người muốn thành công phải biết quý trọng thời gian và phải luôn nỗ lực hết mình. 

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đủ 2 ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời đúng 1 ý trong đáp án hoặc diễn đạt tương đương: 0,25 điểm

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

0,5

4

- Điểm tương đồng 

+ Cả 2 văn bản đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ lấy từ thiên nhiên  (Cỏ dại, sương ) để suy ngẫm về cuộc sống, con người.

+ Hướng tới việc nêu bài học bổ ích trong cuộc sống: con đường đến với thành công chưa bao giờ đơn giản, con đường ấy đầy nắng gắt, bão tố. Muốn đạt được điều mong muốn cần phải có một thái độ sống tích cực (Tự tin, chủ động đối diện với thử thách và phải luôn nỗ lực hết mình…)

-  Điểm khác biệt.

+ Văn bản Cỏ dại cũng có lòng hiếu sinh nghiêng về việc bàn luận, bày tỏ quan điểm của người viết về lối sống, thái độ sống. 

+ Bốn câu thơ của Thanh Thảo ngoài sự gợi mở những suy ngẫm về con người, cuộc sống tác giả còn mượn hình ảnh thơ (Giọt sương, lá cỏ) để bày tỏ cảm xúc về cái đẹp: cái đẹp lên hương từ cuộc sống, cái đẹp bình dị khiêm nhường, mỏng manh nhưng tiềm ẩn sức sống bền bỉ, vững bền, bất biến đủ để chúng ta trân trọng, yêu quý. 

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời đủ ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương:1,25 điểm

- Học sinh so sánh chỉ ra được điểm tương đồng: 0,5 điểm

- Học sinh so sánh chỉ ra được điểm khác biệt về nội của 2 văn bản: 0,75 điểm.

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,25

5

Học sinh nêu suy nghĩ về quan điểm phù hợp, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Có thể tham khảo định hướng sau:

- Quan điểm: quý trọng thời gian, tận dụng quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời phấn đấu nỗ lực không ngừng để đạt được mục tiêu tốt đẹp nhất.

- Suy nghĩ về quan điểm trong cuộc sống hiện nay:

+  Thời gian là tấm vải dệt nên cuộc đời nên quý trọng thời gian là biểu hiện của thái độ sống trân trọng hiện tại và ý thức sử dụng thời gian hữu ích để tạo nên thành tựu của cuộc sống. 

+ Nỗ lực không ngừng là cách để tạo phiên bản mới hoàn hảo cho bản thân và giúp ích cho cộng đồng. 

+ Đây là quan điểm tích cực của con người thời đại mới để nhanh chóng hoà nhập với xu thế phát triển của xã hội hiện đại. 

Hướng dẫn chấm

- Học sinh trả lời đủ ý như đáp án hoặc diễn đạt tương đương:1,25 điểm

- Học sinh hiểu được quan điểm: 0,5 điểm

- Học sinh nêu được suy nghĩ đúng đắn về quan điểm trong xã hội ngày nay: 0,75 điểm.

- Học sinh không trả lời hoặc trả lời sai: không cho điểm.

1,25

 

 

 

 

 

1

VIẾT

6,0

     Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm về cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. 

2,0

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: viết đoạn văn nghị luận xã hội.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bày tỏ quan điểm cá nhân về cách tạo ra điều may mắn cho chính mình.

0,25

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

        Thí sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải thể hiện được quan điểm về cách tạo ra điều may mắn cho chính mình. Có thể triển khai theo hướng: 

-Giải thích:  May mắn là khái niệm dùng để chỉ những điều tốt đẹp, tích cực, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho con người. Trong hành trình cuộc sống con người phải biết cách tự tạo ra những điều kiện để may mắn đến với mình.

- Cách tạo ra điều may mắn :

+ Xây dựng cho mình niềm tin, tâm thế chủ động tìm kiếm, nắm giữ cơ hội mà cuộc sống trao tặng. 

+ Duy trì thái độ sống tích cực (Có ước mơ, khát vọng, nhiệt huyết, đam mê, sáng tạo...) dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào.

+ Dám nghĩ, dám hành động, sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để tạo ra cái mới, sự khác biệt.

+ Sống nhân văn để tạo lập những mối quan hệ tốt đẹp nhất với cộng đồng, lan tỏa điều tốt đẹp đến cộng đồng. 

0,5

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục, lý lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và bằng chứng

- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

Lưu ý: học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,5

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng việt, liên kết câu trong đoạn văn.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, ấn tượng.

0,25

 

2

      Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh cảm hứng về đất nước trong hai đoạn thơ sau:

4,0

a. Xác định yêu cầu của kiểu bài: viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn trích trong hai tác phẩm thơ. 

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:  so sánh, đánh giá cảm hứng nghệ thuật về đất nước trong hai đoạn thơ. 

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý chính của bài viết 

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn nghị luận.

- Có nhiều cách trình bày nội dung đánh giá, so sánh. Người viết cần linh hoạt trong việc chọn cách trình bày phù hợp với hiểu biết và hứng thú của bản thân. Có thể triển khai các nội dung so sánh, đánh giá theo những định hướng sau: 

* Giới thiệu hai đoạn thơ và định hướng so sánh: hai đoạn thơ vừa có sự gặp gỡ trong cảm hứng nghệ thuật vừa có điểm đặc sắc, hấp dẫn riêng. 

* Triển khai vấn đề nghị luận:

- Tác giả, tác phẩm

- Phân tích điểm tương đồng trong cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ: 

+ Cảm hứng về đất nước được thể hiện chân thành, thiết tha, nồng hậu, mãnh liệt qua thể thơ tự do, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng thơ xúc động, da diết cùng nhiều biện pháp nghệ thuật. 

+ Đất nước được cảm nhận từ những góc nhìn đa dạng: lịch sử, quá khứ, hiện tại, ngày mai. 

- Điểm khác biệt, sức hấp dẫn riêng trong cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ: 

+ Đoạn thơ của tác giả Trần Vàng Sao thể hiện góc nhìn về Đất Nước nghiêng về hiện thực nỗi đau, sự khó nhọc của con người (Tôi yêu đất nước này lầm than, Tôi yêu đất nước này áo rách, căn nhà dột phên không ngăn nổi gió… ). Tác giả bày tỏ tình yêu tha thiết với đất nước (Tôi yêu đất nước này như thế...)

 + Đoạn thơ của tác giả Lưu Quang Vũ: cảm hứng về đất nước luôn được gợi lên từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi thân thương thấm đẫm hương vị đất đai, sông nước, hoa lá quê nhà (Con đường, dòng sông, ngọn cau…). Tác giả khao khát mang tình yêu để xoa dịu mọi nỗi nhọc nhằn của đất nước (Ước chi được hoá thành ngọn gió…) 

Yếu tố tạo nên điểm tương đồng và khác biệt: sự đồng điệu của tâm hồn thi nhân với đất nước; sự sáng tạo thuộc về phong cách tác giả, đặc trưng thơ ca, xu hướng thời đại…

* Kết thúc vấn đề nghị luận:

-  Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá 2 đoạn thơ viết về đất nước. 

- Nêu cảm nhận chung, ấn tượng của bản thân về các đoạn thơ.

1,0

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: 

- Triển khai ít nhất 02 luận điểm (tương đồng, khác biệt)

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Khi phân tích điểm khác biệt của mỗi đoạn thơ cần chú ý đặt trong quan hệ đối sánh để làm nổi bật đóng góp riêng. 

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng (Bằng chứng cụ thể, đa dạng, có chọn lọc từ hai đoạn trích)

Lưu ý: học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với nội dung văn bản.

1,5

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo: 

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Biết sử dụng kiến thức lí luận văn học, ý kiến, nhận định tăng sức hấp dẫn thuyết phục cho bài viết.

0,5

Tổng điểm

10,0

 

ĐỀ 2

Câu 

Ý

Nội dung

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Cần biết trân trọng khoảnh khắc hiện tại, cuộc sống có ý nghĩa là khi được cống hiến hết mình, làm đẹp cho cuộc đời.

0.25

2

Giải thích:

- “Hoa hồng”: tượng trưng cho cái đẹp.

- Những dòng thơ đề cập đến giá trị của hoa hồng là tỏa sáng trong khoảnh khắc, ấy là khi hoa bung nở và tỏa hương, mang lại sắc hương cho đời.

- Từ ý nghĩa biểu đạt của hình tượng hoa hồng, lơi thơ còn mang ý nghĩa hàm ẩn về lối sống con người.

+ Con người cần biết trân trọng và sống hết mình với cuộc sống hiện tại.

+ Con người chỉ thật sự tỏa sáng khi đem hết tâm hồn, trí tuệ và tài năng của mình cống hiến cho đời.

=> Qua lời thơ, tác giả đã khẳng định và đề cao cái hiện tại; cổ vũ cho lối sống biết khẳng định bản thân, sống cống hiến, tỏa sáng và làm đẹp cho cuộc đời.

0.5

3

Phân tích lí giải

2.5

 

- Quá khứ là cái đã qua, tương lai là cái chưa tới, thời gian rất quý giá, một đi không trở lại, vì thế phải trân trọng và sống hết mình với hiện tại.

- Việc quý trọng cuộc sống hiện tại sẽ giúp chúng ta biết nỗ lực, cố gắng mỗi ngày để có được thành công và hạnh phúc thực sự.

- Bất kì người nào cũng chỉ được sống duy nhất một lần trong đời. Việc lựa chọn mình trở thành người như thế nào là do bản thân hoàn toàn quyết định. BIết quý trọng cuộc sống hiện tại, sống cống hiến và làm đẹp cho cuộc đời là lối sống lành mạnh, tích cực và ý nghĩa.

- Sống hết mình và khẳng định giá trị bản thân là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người và truyền năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh.

- Con người có thể cống hiến, khẳng định mình trên nhiều phương diện: sức vóc, trí tuệ, năng lực, tâm hồn…

 

4

Bàn luận, mở rộng đánh giá

0.5

 

- Nếu không biết trân trọng cuộc sống hiện tại, không biết cống hiến để góp hương sắc cho cuộc đời thì cuộc sống đó sẽ trở nên vô nghĩa, con người dễ bị tan vào quên lãng. Phê phán những người sống thụ động, hèn nhát, không dám suy nghĩ và hành động, để cuộc đời của mình “tàn úa” ngay khi còn sống.

- Sống cho hiện tại nhưng cũng cần biết tôn trọng quá khứ và hướng đến tương lai.

- Để mạnh mẽ và tự tin khẳng định bản thân, con người phải có sự tích lũy, học hỏi không ngừng để làm giàu trí tuệ và tâm hồn mình.

 

5

Bài học liên hệ:

- Khẳng định triết lí trên là đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người một phương châm sống tích cực.

- Bài học cụ thể cho bản thân về nhận thức và hành động.

0.25

 

 

 

 

 

2

1

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0.5

2

Giải thích

0.5

 

- “Cái đẹp của nghệ thuật”: Là cái đẹp được sáng tạo do tài năng của người nghệ sĩ. Cái đẹp trong tác phẩm văn học chủ yếu thể hiện ở nội dung tư tưởng cao cả, hình thức nghệ thuật hấp dẫn, độc đáo.

- “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”: Cái đẹp trong nghệ thuật được gợi cảm hứng từ chính hiện thực đời sống.

- “Quan trọng và trực tiếp hơn cả là cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”: Nhấn mạnh cái đẹp về tâm hồn, tư tưởng và tài năng nghệ thuật của nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo.

=> Ý kiến khẳng định cái đẹp của sáng tạo nghệ thuật trong mối quan hệ với hiện thực đời sống và vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng, tài năng của người nghệ sĩ trong tác phẩm nghệ thuật.

 

3

giải vấn đề

(HS dung kiến thức lí luận văn học về đặc trưng văn học, chức năng văn học, quá trình sáng tạo của nhà văn, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học… để  giải, làm sáng tỏ vấn đề)

1.0

 

Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”:

+ Văn học phản ánh cuộc sống và con người theo quy luật của cái đẹp, nhằm thỏa mãn những nhu cầu thẩm mĩ của con người.

+ Thực tại đời sống là cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật, trong đó có sáng tạo văn chương. Không có cuộc sống sẽ không có sáng tạo nghệ thuật. Hiện thực đời sống là chất liệu để sáng tạo ra cái đẹp trong nghệ thuật, là đề tài vô tận để nhà văn khai thác, phản ánh.

+ Hiện thực cuộc sống phản ánh trong tác phẩm nghệ thuật rất phong phú, đa dạng (bức tranh thiên nhiên, đời sống, con người, đất nước, dân tộc)

- “Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”

+ Đẹp ở “tâm” (tâm hồn, tấm long, tư tưởng, thái độ của nghệ sĩ với cuộc sống, con người): Tác phẩm văn học thể hiện tình cảm, tư tưởng, ước mơ, khát vọng của nhà văn trước cuộc đời, bởi vậy qua tác phẩm văn học sẽ thấy được chân dung tinh thần của người sáng tạo. Văn học không phản ánh cuộc sống một cách bang quan, lãnh đạm mà đều phải trải qua những dằn vặt trăn trở, những tình cảm mãnh liệt, những khát vọng thiết tha, những tư tưởng, quan niệm riêng về chân lí đời sống, về cái thiện, cái ác, cái đẹp, cái xấu….

+ Đẹp ở “tài” (tài năng nghệ thuật: biểu đạt qua hình thức nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, không lặp lại, sự sáng tạo các yếu tố nghệ thuật phong phú…) Cái đẹp trong cuộc sống được nhà văn cảm nhận, khám phá ở chiều sâu tư tưởng, tình cảm và được khắc họa qua tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ, tạo nên sự hài hòa giữa nội dung và hình thức nghệ thuật, đem lại những giá trị thẩm mĩ cao đẹp.

 

4

Chứng minh

3.0

 

 

HS tự lựa chọn tác phẩm và có thể trình bày theo những cách khác nhau để làm sáng tỏ ý kiến Khi chứng minh học sinh cần làm rõ được các vấn đề:

- “Cái đẹp của nghệ thuật bắt nguồn từ đời sống”:  HS chỉ ra bức tranh hiện thực: thiên nhiên, đời sống, con người, đất nước, dân tộc.. được thể hiện trong tác phẩm.

- “Cái đẹp trong chính người nghệ sĩ”?

Vẻ đẹp tâm hồn

+ Vẻ đẹp tài năng nghệ thuật

 

5

Đánh giá, mở rộng

0.75

 

Nhận định đúng đắn, sâu sắc khẳng định tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học chân chính: phải gắn với hiện thực cuộc sống và thể hiện vẻ đẹp tâm hồn tư tưởng, tài năng sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Đối với người sáng tác: phải phản ánh chân thật cái đẹp của cuộc sống, phải thể hiện được những tư tưởng sâu sắc, tình cảm nhân văn hướng đến con người vì con người, không ngừng trau dồi tài năng nghệ thuật để hướng tác phẩm tới giá trị chân thiện mỹ.

- Đối với độc giả: ý kiến trên đem đến cái nhìn đúng đắn toàn diện mang tính định hướng cho người tiếp nhận văn chương về cái đẹp của nghệ thuật.

 

6

Khẳng định vấn đề nghị luận 

0.25

 

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm

PHÍ GIÁO ÁN

  • 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 12, giáo án dạy HSG chung cho các bộ sách môn Ngữ văn 12, tài liệu ôn luyện HSG Ngữ văn 12

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay