Kênh giáo viên » Ngữ văn 12 » Giáo án kì 2 Ngữ văn 12 cánh diều

Giáo án kì 2 Ngữ văn 12 cánh diều

Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Ngữ văn 12 cánh diều. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀU

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : VĂN BẢN ÁNH SÁNG CỨU RỖI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS chỉ ra và phân tích được một số nét đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại trên các phương diện: nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, khả năng soi tỏ tường tận đời sống bên trong của nhân vật; sự luân chuyển điểm nhìn trong nghệ thuật trần thuật… thể hiện qua văn bản Ánh sáng cứu rỗi.
  • Nhận biết và phân tích được hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp đồng hiện và bút pháp dòng ý thức trong đoạn trích.
  • Nhận biết và phân tích được cách nhìn nhận, đánh giá đa chiều về các sự kiện đời sống và về bản thân nghệ thuật tiểu thuyết.
  • Vận dụng được những kĩ năng sau khi học xong văn bản Ánh sáng cứu rỗi để đọc hiểu tiểu thuyết hiện đại và thực hiện nhiệm vụ thực tiễn.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thể loại tiểu thuyết.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Ánh sáng cứu rỗi.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ánh sáng cứu rỗi.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản Ánh sáng cứu rỗi.

3. Phẩm chất

  • Biết đồng cảm với những chấn thương tinh thần của con người thời hậu chiến, biết quý trọng cuộc sống hòa bình và biết ơn những người đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.
  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
    1. Bố cục

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV cho HS xem 1 video và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video và trả lời câu hỏi: Qua đoạn video em nhận xét gì về hậu quả mà chiến tranh để lại trên dải đất hình chữ S này?

https://www.youtube.com/watch?v=MFa6xd728dM

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Chiến tranh tuy đã lùi xa gần một nửa thế kỉ song những tàn dư nó để lại cho con người, cho dải đất hình chữ S này vẫn còn âm ỉ. Biết bao nhiêu gia đình tan nát, biết bao nhiêu con người mang theo nỗi ám ảnh đến tận cuối đời. Đó là những nỗi đau không bút mực nào có thể diễn tả hết được.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Chiến tranh dù là ở bất kì đâu trên thế giới này cũng là một nỗi kinh hoàng. Dân tộc ta tuy đã sạch bóng quân thù ngót nửa thế kỉ nhưng đâu đó những nỗi đau chiến tranh vẫn còn hiện hữu, âm ỉ trên từng số phận, mảnh đời. Không chỉ những mất mát về con người, về kinh tế mà hơn cả đó là nỗi đau về tinh thần mà chắc chắn không bút mực nào có thể diễn tả hết. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của một con người đi từng đi qua chiến tranh qua văn bản Ánh sáng cứu rỗi của nhà văn Bảo Ninh.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc văn bản Ánh sáng cứu rỗi.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Bảo Ninh văn bản Ánh sáng cứu rỗi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến Bảo Ninh và văn bản Ánh sáng cứu rỗi.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Bảo Ninh.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV cho HS phân vai thực hiện chuyên mục “Chân dung cuộc sống”.

I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 NGỮ VĂN 12 CÁNH DIỀUGiáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Cuộc đời và sự nghiệpGiáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6: Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh)Giáo án Ngữ văn 12 Cánh diều bài 6:  Vi hành

Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả Bảo Ninh:

+ Tiểu sử.

+ Sự nghiệp sáng tác.

+ Tác phẩm nổi bật.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

- Bảo Ninh: Sinh năm 1952. Tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương.

- Quê quán: Tỉnh Quảng Bình.

- Ông vào bộ đội năm 1969 và giải ngũ năm 1975.

b. Sự nghiệp văn chương và tác phẩm nổi bật

- Ông bước vào làng văn với truyện ngắn Trại bảy chú lùn in năm 1987. 

- Các tác phẩm chính của ông gồm có:

+ Nỗi buồn chiến tranh (tiểu thuyết -1991).

+ Truyện ngắn Bảo Ninh (2002).

+ Lan man trong lúc kẹt xe (truyện ngắn – 2005).

+ Chuyện xưa kết đi, được chưa? (truyện ngắn – 2009).

+ Tạp bút Bảo Ninh (2015).

 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đoạn trích “Ánh sáng cứu rỗi”.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia HS thành 3 nhóm, hướng dẫn HS cách đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày xuất xứ của đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi?

+ Nỗi buồn chiến tranh gồm có mấy phần? Nội dung của từng phần?

+ Tóm tắt nội dung đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong vòng 3 phút.

- Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

2. Văn bản “Ánh sáng cứu rỗi”

2.1. Tác phẩm và đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi

+ Nỗi buồn chiến tranh là tên gốc của tiểu thuyết được nhà văn hoàn thành vào năm 1987.

+ Nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu.

+ Tác phẩm đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

+ Nỗi buồn chiến tranh đã nhận được một số giải tưởng danh giá trong nước và quốc tế.

+ Đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi được trích từ chương 6, kể lại kỉ niệm “bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất” trong kí ức chiến tranh của Kiên. 

- Gồm có 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu cho đến “Kiên đỡ hòa đứng dậy”: Câu chuyện đưa thương binh di tản của Kiên và Hòa. Đồng thời thể hiện tình đồng đội bền chặt giữa 2 người.

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến “làm nóng lớp vỏ thép”: Sự hi sinh của Hòa khi chọn cách đối đầu với bọn lính Mỹ để Kiên và đồng đội thoát khỏi sự truy kích của giặc.

+ Phần 3: Còn lại: Tâm trạng của Kiên sau khi trở lại vùng hồ Cá Sấu để tìm hài cốt đồng đội. Những kí ức dội về khiến anh xúc động.

  1. Tóm tắt

Đoạn trích nói về những hồi tưởng của nhân vật Kiên một người bước ra từ những đau thương, mất mát và hi sinh của chiến tranh. Kiên nhớ về chuyến tải thương của mình và cô giao liên tên Hòa một cô gái Bắc đã 2 năm vào B. Để đánh lạc hướng của giặc nhằm tạo cơ hội cho đồng đội thoát, Hòa đã hi sinh bản thân mình. Và sau đó, là Kiên khi tham gia vào đội thu nhặt hài cốt tử sĩ của sư đoàn anh đã dịp hồi tưởng lại kí ức của những năm tháng đau đớn đó.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT    : NHẬT KÍ TRONG TÙ

VĂN BẢN: NGẮM TRĂNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Vận dụng được những hiểu biết về cuộc đời và phong cách thơ ca của tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu các tác phẩm thơ của Người.
  • Chỉ ra và phân tích được một số yếu tố trong thơ trữ tình viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh (ngôn ngữ, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật, cấu tứ, các sử dụng từ ngữ).
  • Phân tích được một số nét đặc sắc trong trữ tình viết bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh.
  • Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu các tác phẩm thơ khác của Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về tác phẩm Nhật kí trong tù.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về tác phẩm Nhật kí trong tù và văn bản Ngắm trăng.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Nhật kí trong tù và văn bản Ngắm trăng.

3. Phẩm chất

  • Trân trọng tài năng văn chương của Hồ Chí Minh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-   Giáo án

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.
  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi cho HS.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi cho HS: Thơ của Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất phẩm chất nào của Người?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, có thể phản biện nếu thấy không đúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS tự do phát biểu cảm nhận của mình.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp văn học vĩ đại. Các tác phẩm của Người có ấn tượng sâu đậm cho người đọc. Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tác phẩm Nhật kí trong tù.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả tác phẩm và đọc tác phẩm Nhật kí trong tù.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm Nhật kí trong tù.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm Nhật kí trong tù.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Hồ Chí Minh:

+ Thân thế, sự nghiệp.

+ Sự nghiệp văn chương.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS chia vai đóng cặp để thực hiện phỏng vấn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

a. Tiểu sử

Xem lại phần tìm hiểu tác giả - VB 1 Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cuộc đời và sự nghiệp.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác phẩm Nhật kí trong tù

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV chia HS thành 3 nhóm, hướng dẫn HS cách đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Trình bày hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của tác phẩm Nhật kí trong tù? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu bài thơ?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS suy nghĩ cá nhân và tiến hành thảo luận trong vòng 3 phút.

- Nhóm nào hoàn thành sớm sẽ được trình bày và lấy điểm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

2. Tìm hiểu tác phẩm Nhật kí trong tù

2.1. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của Nhật kí trong tù

+ Ngày 28/1/1941, sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc – lúc này lấy tên là Hồ Chí Minh – lên đường đi Trung Quốc với danh nghĩa đại biểu của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội để tranh thủ sự viện trợ của thế giới.

+ Sau nửa tháng đi bộ, ngày 27/8/1942 vừa tới xã Túc Vinh một thị trấn thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây, Người bị bọn hương cảnh Trung Quốc bắt giữ tình nghi là Hán gian. 

+ Chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm và đày đọa Người trong mười bat háng, giải qua giải lại gần mười tám nhà gian của mười ba huyện.

+ Trong điều kiện bị giam cầm, chờ đợi ngày được trả lại tự do, Hồ Chí Minh đã làm thơ đề ghi lại những ngày tháng trong tù ngục, đồng thời thể hiện ý chí và bày tỏ nỗi lòng của mình.

+ Đến ngày 10/9/1943, Người được trả tự do và tập nhật kí kết thúc.

+ Hai bài thơ Ngắm trăngLai Tân dưới đây được trích từ tập Nhật kí trong tù.

=> Hoàn cảnh đó sẽ giúp hiểu rõ hơn về tâm trạng của người viết trong những thời kỳ khó khăn, đi kèm với đó là tình yêu nước nước yêu thiên nhiên của bậc Người.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

II. TÀI LIỆU TẶNG KÈM KHI MUA GIÁO ÁN

1. TỰ LUẬN

Cùng nhiều tài liệu khác

Giáo án kì 2 Ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án kì 2 Ngữ văn 12 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án ngữ văn 12 cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án kì 2 Ngữ văn 12 cánh diều, bài giảng kì 2 môn Ngữ văn 12 cánh diều, tài liệu giảng dạy Ngữ văn 12 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay