Ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn
Tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn. Theo đó, bộ tài liệu được áp dụng chung cho ba bộ sách hiện hành: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều. Cấu trúc tài liệu gồm: Kiến thức cơ bản, các dạng câu hỏi trắc nghiệm (nhiều phương án lựa chọn, đúng/sai và câu hỏi trả lời ngắn), đề thi tham khảo. Đây là tài liệu hữu ích để học sinh có thể củng cố và ôn luyện. Mời thầy cô cùng tham khảo.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
PHẦN I. HƯỚNG DẪN ÔN LUYỆN KIẾN THỨC
KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 12
CHỦ ĐỀ 3: HỒ CHÍ MINH CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TIỂU SỬ VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
TIỂU SỬ HỒ CHÍ MINH | ||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||
QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC VÀ THÀNH TỰU | ||||||||||||||||||||||||
|
II. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP | |
Hoàn cảnh sáng tác | - Ngày 26 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh từ Tân Trào (Tuyên Quang) về Hà Nội để chuẩn bị cho việc tuyên bố độc lập. - Trong những ngày cuối tháng 8, Người đã viết bản Tuyên ngôn độc lập tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội). - Tại Quảng trường Ba Đình, trước hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, chính thức tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. |
Đối tượng và mục đích sáng tác | * Đối tượng: - Tất cả đồng bào Việt Nam - Nhân dân thế giới - Các lực lượng ngoại bang nhân danh đồng minh diệt phát xít Nhật (Pháp, Mĩ , Anh, Trung Quốc….) * Mục đích: - Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam mới trước quốc dân và thế giới - Cương quyết bác bỏ luận điệu và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc. - Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. |
Lời suy rộng ra của Bác | + Kế thừa: thêm 1 lần khẳng định, nhấn mạnh quyền bình đẳng, tự do. + Phát triển: Từ quyền con người Quyền dân tộc; từ lập trường nhân bản Lập trường dân tộc Nêu vấn đề độc lập, tự do cho các dân tộc. => Đó là suy luận hợp lí, sáng tạo, là đóng góp quan trọng nhất trong tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác, là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa. |
Tuyên bố về việc thoát li khỏi quan hệ thuộc địa với Pháp và khẳng định tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm của dân tộc VN
| - Tuyên bố về việc thoát li khỏi quan hệ thuộc địa với Pháp: + Giọng văn đĩnh đạc, trang trọng, sử dụng động từ mạnh có ý nghĩa phủ định tuyệt đối “thoát ly hẳn”, “xóa bỏ hết”, “xóa bỏ tất cả” => Bác tuyên bố cho cả thế giới thấy VN không còn bất cứ sự ràng buộc nào với Pháp và Pháp cũng không còn nguyên cớ, lí do nào để trở lại trên đất nước VN. => Thái độ dứt khoát, quyết liệt. - Khẳng định tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm của dân tộc VN: “Toàn dân VN....” + Cụm từ “trên dưới một lòng” đã làm nổi bật tinh thần sức mạnh đoàn kết của dân tộc. - Đưa ra các lí do để thuyết phục: + Khôn khéo ràng buộc dư luận và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế: “Chúng tôi tin rằng...của Việt Nam.” => Căn cứ vào những điều khoản quy định về nguyên tắc dân tộc bình đẳng tại hai Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn để buộc các nước Đồng minh: “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.” + Nhắc lại hành trình đấu tranh kiên trì bền bỉ của nhân dân Việt Nam: “Một dân tộc …. độc lập!” => Phép điệp cấu trúc kết hợp với phối thanh nhịp tài tình đã thể hiện lòng kiên trì và ý chí quyết tâm của dân tộc ta trong đấu tranh vì tự do. =>Tất cả đã hợp thành 2 lí do thấu tình đạt lý để khẳng định tính tất yếu, hợp lẽ phải chân lý trong quyền tự do độc lập của dân tộc. |
III. NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VAREN VÀ PHAN BỘI CHÂU
NỘI DUNG VĂN BẢN NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU | |
Hoàn cảnh ra đời | - Năm 1925, ở Việt Nam, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp có những hoạt động sôi nổi. Phan Bội Châu, một chí sĩ yêu nước bị chính quyền thực dân Pháp bắt cóc ngày 30/6/1925 tại Thượng Hải rồi giải về Việt Nam để kết án tử hình. - Sự kiện làm dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu ở trong cả nước, gây sức ép lớn cho Chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. - Va-ren là một chính khách Pháp, trước là đảng viên Đảng Xã hội Pháp nhưng đã phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân để đảm nhiệm chức Toàn quyền Đông Dương từ 1925 – 1928. - Lúc này, Nguyễn Ái Quốc đang tích cực tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân trên các diễn đàn công khai ngay tại Pa-ri. - Văn bản “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo “Người cùng khổ” số 36 – 37, tháng 9, 10/1925 với bút danh Nguyễn Ái Quốc. |
Cảm hứng trào lộng trong tác phẩm | - Cảm hứng trào lộng: + Gắn với sự thôi thúc bên trong của người viết muốn bóc trần thực chất của sự vật, sự việc trên một phương diện nào đó bằng tiếng cười gồm nhiều sắc thái. + Cảm hứng trào lộng cho thấy vị thế đứng cao hơn đối tượng của chủ thể tiếng cười. + Được thể hiện khác nhau tùy theo phong cách nghệ thuật của từng nhà văn và tùy theo thể loại được chọn sử dụng. - Cảm hứng trào lộng trong văn bản: + Thể hiện ở nhan đề: hạ bệ một sự kiện chính trị thành “những trò lố” nực cười. + Thể hiện qua việc xây dựng tình huống: tưởng tượng về cuộc gặp gỡ giữa hai bên, hai lực lượng đối địch. + Thể hiện qua việc xây dựng nhân vật: dựng một chân dung hí họa về quan Toàn quyền Đông Dương. + Thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu: châm biếm, giễu nhại.
|
B. CÂU HỎI ÔN TẬP
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Quê hương của Hồ Chí Minh ở đâu?
A. Làng Dương Nỗ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
B. Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
C. Làng Sen, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
D. Làng Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Câu 2: Tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi Hồ Chí Minh hoạt động ở Pháp.
B. Khi Hồ Chí Minh bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch.
C. Khi Hồ Chí Minh tham gia cách mạng ở Việt Nam.
D. Khi Hồ Chí Minh đang làm việc tại Liên Xô.
Câu 3: Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong sáng tác văn học có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
A. Lãng mạn, bay bổng.
B. Hiện thực, giản dị, sâu sắc.
C. Tượng trưng, siêu thực.
D. Kịch tính, trào phúng.
Câu 4: Tác phẩm nào sau đây không phải của Hồ Chí Minh?
A. Tuyên ngôn độc lập.
B. Đường Kách Mệnh.
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D. Vợ chồng A Phủ.
Câu 5: Trong Nhật ký trong tù, thể thơ chủ yếu mà Hồ Chí Minh sử dụng là gì?
A. Thơ tự do.
B. Thất ngôn bát cú Đường luật.
C. Lục bát.
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
Câu 6: Tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại đâu?
A. Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
B. Nhà hát Lớn, Hà Nội.
C. Quảng trường Cách mạng Tháng Tám.
D. Phủ Chủ tịch.
Câu 7: Văn bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng việc trích dẫn các tuyên ngôn của quốc gia nào?
A. Mỹ và Anh.
B. Mỹ và Pháp.
C. Mỹ và Trung Quốc.
D. Anh và Pháp.
Câu 8: Mục đích chính của Tuyên ngôn độc lập là gì?
A. Khẳng định sự tan rã của thực dân Pháp ở Đông Dương.
B. Kêu gọi nhân dân Việt Nam đứng lên bảo vệ đất nước.
C. Tuyên bố nền độc lập của Việt Nam và bác bỏ mọi âm mưu xâm lược.
D. Thể hiện sự đồng minh với các nước lớn.
Câu 9: Câu nào sau đây KHÔNG thuộc nội dung văn bản Tuyên ngôn độc lập?
A. Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng.
B. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập.
C. Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
D. Sự thật là nước ta đã trở thành một nước độc lập.
Câu 10: Văn bản Tuyên ngôn độc lập kết thúc bằng lời tuyên bố nào?
A. Khẳng định Việt Nam là một nước độc lập, tự do.
B. Kêu gọi quốc tế công nhận nền độc lập của Việt Nam.
C. Tuyên bố rằng nhân dân Việt Nam quyết tâm bảo vệ nền độc lập.
D. Tuyên bố sự chấm dứt mọi chế độ thuộc địa tại Việt Nam
…………………….
II. ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
ĐỀ 1
Phần A (4.0 điểm): Đọc hiểu Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” (Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh) Câu 1: Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại nào? Câu 3: Theo đoạn trích, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện như thế nào? Câu 4: Câu văn “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...” sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng của biện pháp đó? Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu cảm nhận của anh/chị về giá trị của tinh thần yêu nước được thể hiện trong đoạn trích. Phần B (6.0 điểm): Viết Câu 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về tình yêu nước đối với thế hệ trẻ ngày nay. Câu 2: Viết bài văn nghị luận 600 chữ nói về việc giới trẻ với việc giữ gìn văn hóa dân tộc. |
ĐỀ 2
Phần A (4.0 điểm): Đọc hiểu Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: “Kiên trì là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta cần phải trau dồi và phát triển. Lòng kiên trì đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công và vượt qua khó khăn. Kiên trì giúp chúng ta tiếp tục nỗ lực mặc dù gặp phải trở ngại, thất bại và khó khăn. Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công. Như một hạt giống được gieo phải mất một thời gian để nảy mầm và phát triển thành cây rồi cho trái. Kiên trì yêu cầu sự kiên nhẫn và sự lâu dài. Đôi khi chúng ta có thể gặp phải một thách thức lớn và cảm thấy muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình. Một điển hình về lòng kiên trì là Thomas Edison, nhà phát minh người Mỹ. Ông đã thử nghiệm hơn 1 000 vật liệu khác nhau trước khi tìm ra vật liệu thích hợp để làm ra chiếc bóng đèn điện đầu tiên. Thay vì coi những thất bại là thất bại, ông coi chúng là những bước tiến trong việc tìm đến thành công. Bằng lòng kiên trì, ông đã trở thành một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất trong lịch sử. Trong quá trình đạt đến mục tiêu, có thể xuất hiện những thời điểm mất động lực và tự tin. Hãy tự an ủi bản thân và đặt một hệ thống động viên để tiếp tục điều đã bắt đầu. Ghi nhận những thành tựu nhỏ và tiến bộ đã đạt được để duy trì động lực và niềm tin cho bản thân. Kiên trì không chỉ đòi hỏi chúng ta kiên nhẫn và nhẫn nại, mà còn yêu cầu sự chăm chỉ và có tinh thần cống hiến. Hãy không ngừng nỗ lực để đạt đến mục tiêu của mình.” (Nguyễn Lân Dũng, Lòng kiên trì, dẫn theo daidoanket.vn, ngày 10-7-2023) Câu 1: Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì? Câu 2: Đoạn trích trên có sự kết hợp của những thao tác lập luận nào? Câu 3: Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 4: Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện quan điểm, thái độ gì đối với Thô-mát Ê-đi-xơn? Câu 5: Bằng những trải nghiệm của bản thân anh/chị hãy nêu một ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến của tác giả: “...nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình”. Trả lời trong khoảng 7-10 dòng. Phần B (6.0 điểm): Viết Câu 1: Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của mình về ý kiến “Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công”. Trong phần đọc hiểu. Câu 2: Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh) để làm sáng tỏ một số đặc điểm của các bài thơ trong tập Nhật Kí trong tù, chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chữ rất cô đọng, hàm súc, cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại, nhiều tứ thơ độc đáo, nhiều hình ảnh gợi cảm sáng tạo. “Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ Hoa khai họa tạ lưỡng vô tình Hoa hương thấu nhập lung môn lí Hướng tại lung nhân tố bất bình”. Dịch thơ: “Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình Hương hoa bay thấu trong lồng ngực Kể với tù nhân nỗi bất bình” |
ĐÁP ÁN
ĐỀ 1 | |
ĐỌC HIỂU | |
1 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. |
2 | Thê loại: văn nghị luận. |
3 | Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện qua: + Sự sẵn sàng đứng lên bảo vệ Tổ quốc mỗi khi đất nước bị xâm lăng. + Tinh thần ấy kết thành làn sóng mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, tiêu diệt kẻ thù. + Được minh chứng qua những trang lịch sử vẻ vang từ thời Trần, thời Lê cho đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Nhật. |
4 | - Câu văn sử dụng biện pháp liệt kê: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung.... - Tác dụng: Tạo cảm xúc tự hào, phấn chấn về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc. |
5 | Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong đoạn trích, Hồ Chí Minh không chỉ khẳng định sức mạnh và giá trị của lòng yêu nước mà còn gợi lên niềm tự hào dân tộc qua những minh chứng cụ thể. Tinh thần ấy như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, vượt qua mọi nguy hiểm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Đoạn trích không chỉ khơi dậy lòng tự hào mà còn nhắc nhở thế hệ trẻ ngày nay phải gìn giữ, phát huy truyền thống yêu nước trong thời kỳ mới, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. |
VIẾT | |
1 | Viết đoạn văn ngắn 200 chữ nói về tình yêu nước của giới trẻ hiện nay. 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng yêu nước. 2. Thân bài a. Giải thích - Lòng yêu nước: sự biết ơn, trân trọng đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước. Yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược. b. Phân tích - Biểu hiện của lòng yêu nước: + Cố gắng học tập, làm việc rèn luyện bản thân thật tốt, sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên để thực hiện những kế hoạch mình đề ra. + Tìm hiểu, trân trọng và có ý thức lan tỏa những nét bản sắc văn hóa dân tộc, lịch sử, địa lí của nước nhà. + Đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn. + Tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Ý nghĩa của lòng yêu nước: + Lòng yêu nước là nền tảng để một đất nước vững mạnh, khi có lòng yêu nước, ta sẽ biết cống hiến nhiều hơn cho đất nước. + Người có lòng yêu nước là người có những nhận thức đúng đắn, sống theo chuẩn mực xã hội. + Lòng yêu nước giúp con người gắn kết lại với nhau nhiều hơn, tinh thần đồng bào từ đó được nâng cao hơn. c. Liên hệ bản thân - Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… d. Phản đề - Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Lại có những người cố ý có hành vi chống phá nhà nước, khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đây là những suy nghĩ, hành vi lệch lạc mà chúng ta cần tẩy chay. 3. Kết bài - Khái quát lại vấn đề nghị luận: lòng yêu nước. |
2 | Viết bài văn nghị luận 600 chữ nói về việc giới trẻ với việc giữ gìn văn hóa dân tộc. 1. Mở bài - Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng. Và ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. 2. Thân bài - Ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, quan niệm, suy nghĩ, hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử…. - Qua những biểu hiện trên, có thể thấy rõ ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của thanh thiếu niên Việt Nam là như thế nào? - Xem xét nguyên nhân của vấn đề này phải nhìn ở cả 2 mặt: khách quan và chủ quan. Khách quan là sự tác động của môi trường sống, của bối cảnh thời đại. Chủ quan là bản thân sự vận động trong tư duy của đối tượng: các thanh niên, thiếu niên đã quan tâm, suy nghĩ ở mức độ nào về vấn đề này. - Với một ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc như vậy, thanh thiếu niên Việt Nam đang tác động như thế nào đến bộ mặt văn hoá dân tộc, đang để lại một kết quả ra sao cho tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra sôi động. - Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên nên làm gì để góp phần khẳng định bản sắc văn hoá Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. 3. Kết bài - Bản sắc văn hoá là cái riêng của mỗi dân tộc. Giữ gìn cái riêng đó là trách nhiệm của mỗi công dân, trong đó có phần quan trọng của thế hệ trẻ. |
ĐỀ 2 | |
ĐỌC HIỂU | |
1 | Đoạn trích bàn về lòng kiên trì. |
2 | Đoạn trích có sự kết hợp giữa các thao tác giải thích, chứng minh, bình luận. |
3 | Đoạn trích có sử dụng một số biện pháp tu từ như: liệt kê, so sánh, tương phản. |
4 | Trong đoạn trích tác giả thể hiện sự thấu cảm, trân trọng, ca ngợi nể phục đối với Thomas Edison. |
5 | - HS bằng trải nghiệm của bản thân, nêu được một ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến của tác giả. Nội dung cần có: Ai? ở đâu? Làm việc gì? Người đó gặp phải trở ngại nào và đã kiên trì ra sao? Người đó đã đạt được mục tiêu của mình như thế nào? - Độ dài theo đúng quy định. |
VIẾT | |
1 | Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của mình về ý kiến “Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công”. Trong phần đọc hiểu. 1. Mở bài Ghi lại ý kiến đã nêu và khái quát quan điểm của bản thân về ý kiến đó. 2. Thân bài a. Giải thích - Tác giả dùng cách nòi hình ảnh, ví von để khẳng định lòng kiên trì là một “phương tiện” hiện hữu đưa con người đi tới những mục tiêu mà họ mong muốn. b. Nêu suy nghĩ của bản thân - Ý kiến đúng đắn ở chỗ đã ghi nhận và khẳng định những người có lòng kiên trì sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách: khích lệ, động viên mọi người cần kiên trì đối diện và vượt qua những trở ngại, không ngừng khám phá những điều mới mẻ để mang lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân và nhân loại. - Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là ngoan cố, bất chấp tất cả để thực hiện những điều mình mong muốn. - Kêu gọi mọi người cần rèn luyện lòng kiên trì cho bản thân, phân biệt những việc nên kiên trì và những việc cần thiết phải từ bỏ, buông bỏ (nếu không cần thiết và có ý nghĩa); không ngoan cố, liều lĩnh, bất chấp tất cả trong việc thực hiện những ước vọng của bản thân hay giải quyết những khó khăn, thử thách. 3. Kết bài - Khẳng định lại quan điểm của bản thân về ý kiến đã nêu. |
2 | Viết bài văn nghị luận khoảng 600 chữ phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh) để làm sáng tỏ một số đặc điểm của các bài thơ trong tập Nhật Kí trong tù, chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chữ rất cô đọng, hàm súc, cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại, nhiều tứ thơ độc đáo, nhiều hình ảnh gợi cảm sáng tạo. “Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ Hoa khai họa tạ lưỡng vô tình Hoa hương thấu nhập lung môn lí Hướng tại lung nhân tố bất bình”. Dịch thơ: “Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình Hương hoa bay thấu trong lồng ngực Kể với tù nhân nỗi bất bình” 1. Mở bài - Khẳng định bài thơ Cảnh chiều hôm mang đầy đủ những nét đặc sắc nghệ thuật của tập Nhật kí trong tù và dẫn ra ý kiến. 2. Thân bài - Giải thích ý kiến. + Thơ tứ tuyệt Đường luật, cô đọng, hàm súc là gì? + Cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại nghĩa là như thế nào? + Tứ thơ độc đáo, hình ảnh gợi cảm, sáng tạo.... ra sao? + Khẳng định ý kiến đã khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. - Phân tích bài Cảnh chiều hôm để làm sáng tỏ ý kiến: + Phân tích làm rõ đặc điểm thể thơ và sự cô đọng, hàm súc được cụ thể hóa trong bài thơ. + Phân tích làm rõ đặc điểm về cách viết (vừa cổ điển, vừa hiện đại) qua bài thơ. Gợi ý: Ở hai câu thơ đầu, tác giả ghi lại một hiện tượng:hoa hồng nở hay rụng đều không được chú ý; con người vô tình trước việ choa nở hay tàn. Ở hai câu thơ sau, tác giả nhân hoa hương hoa bay vào trong ngục để kể về với người tù về sự bất bình trước thái độ vô tình ấy của con người. Hoa hồng nở hay tàn, hương hoa là những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho cái đẹp – cái đẹp “nở” hay “tàn” thì con người cũng mặc kệ, hờ hững, thờ ơ, vô cảm. Qua đó, tác giả thể hiện sự trân trọng cái đẹp, phê phán sự vô tình của con người đối với cái đẹp ở đời. 3. Kết bài - Khẳng định bài thơ Cảnh chiều hôm là bài thơ tiêu biểu cho những đặc điểm nghệ thuật của nhiều bài trong tập Nhật kí trong tù, thể hiện rõ phong cách thơ của tác giả Hồ Chí Minh. |
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn, tài liệu luyện thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới môn Ngữ văn, hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn Ngữ văn