Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức Chuyên đề 1 Bài 2: Hình thành ý tưởng, lập kế hoạch, triển khai dự án nghiên cứu (P1)

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập công nghệ cơ khí 11 bộ sách kết nối tri thức Chuyên đề 1 Bài 2: Hình thành ý tưởng, lập kế hoạch, triển khai dự án nghiên cứu (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, LẬP KẾ HOẠCH, TRIỂN KHAI DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

  • Hiểu và thực hiện được các bước: hình thành ý tưởng; lập kế hoạch; triển khai một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự tin đóng góp ý kiến thảo luận, tích cực hợp tác nhóm để trình bày được nội dung học tập.

Năng lực riêng:

  • Hiểu được ý nghĩa và đề xuất ý tưởng về một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.
  • Lập kế hoạch thực hiện một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.
  • Trình bày được ý nghĩa các bước triển khai một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Chuyên đề học tập Công nghệ 11 – Công nghệ cơ khí, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Video hoặc hình ảnh minh họa trong SGK.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ 11 – Công nghệ cơ khí.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến hình thành ý tưởng, lập kế hoạch, triển khai dự án nghiên cứu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, GV nêu ví dụ như phần mở đầu để thu hút HS vào quá trình thực hiện một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát một số bức ảnh và phân tích trong mỗi bức ảnh đề cập đến vấn đề gì và đề xuất phương án giải quyết.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các vấn đề cần giải quyết ở mỗi bức ảnh để thảo luận về quá trình thực hiện dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Nhà An ở thành phố không có đất để trồng cây nên nhà An phải trồng cây trên sân thượng (hình 2.1). Hàng ngày sau khi đi học về An thường lên sân thượng tưới nước cho cây. Sắp tới có kì nghỉ, nhà An dự định sẽ về quê trong hai tuần. An không muốn những cây mình trồng sẽ chết vì thiếu nước trong những ngày An vắng nhà.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Hãy tìm phương án giải quyết cho tình huống trên?

Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình 2.1 và nội dung phần mở đầu, thảo luận theo nhóm đôi để tìm hiểu về vấn đề được đặt ra trong bức ảnh và đề xuất ngắn gọn ý tưởng giải quyết vấn đề này.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2: Hình thành ý tưởng, lập kế hoạch, triển khai dự án nghiên cứu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hoạt động tự học của học sinh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ hiểu và thực hiện được các bước: hình thành ý tưởng; lập kế hoạch; triển khai một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.
  2. Nội dung: Tìm hiểu về hình thành ý tưởng, lập kế hoạch, triển khai một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS tìm hiểu và đề xuất ý tưởng về một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

- HS thực hiện việc lập kế hoạch thực hiện một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực cơ khí.

- HS trình bày và hiểu được ý nghĩa các bước triển khai một dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực kĩ thuật cơ khí.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm HS tự tìm hiểu nội dung Bài 2 SGK trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp.

- GV hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nội dung mục I  (tr10 - SGK) theo nhóm để hiểu được bước hình thành ý tưởng.

- HS đọc và tìm hiểu nội dung mục II (tr10,11,12 - SGK) về các bước lập kế hoạch dự án.

- HS đọc và tìm hiểu nội dung mục III (tr12,13 - SGK) về quá trình triển khai thực hiện dự án.

- GV hướng dẫn các nhóm trình bày thông tin tìm hiểu được trên GoogleDoc, Excel, PowerPoint để GV có thể theo dõi tiến độ của các nhóm, các thành viên trong quá trình tự học.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia thành các nhóm, tự tìm hiểu Bài 2 SGK trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp.

- GV định hướng, góp ý, khuyến khích các nhóm, có thể cho hai nhóm cùng tìm hiểu một nội dung rồi đánh giá để thấy ưu, nhược điểm của từng nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS có báo cáo định kì (lớp tự quy ước trong kế hoạch học tập).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ chuẩn bị bài của HS.

HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH

HS chuẩn bị bài trong giờ tự học hoặc ngoài giờ lên lớp.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về việc hình thành ý tưởng

  1. Mục tiêu:

- HS hiểu và thực hiện được Bước Hình thành ý tưởng của dự án.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và nêu được nội dung của bước Hình thành ý tưởng.
  2. Sản phẩm học tập:

- HS ghi được nội dung của việc hình thành ý tưởng nghiên cứu.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Em hãy cho biết việc hình thành ý tưởng nghiên cứu thường xuất hiện như thế nào?

+ Việc dẫn dắt tới việc hình thành ý tưởng nghiên cứu được thực hiện ra sao?

- Sau khi HS trả lời, GV giải đáp: Quá trình phát hiện vấn đề và hình thành ý tưởng mới phần lớn đều do sự trải nghiệm và quan sát cuộc sống.

- GV đặt câu hỏi: Em có thể cho một số ví dụ về việc hình thành một số ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực kĩ thuật cơ khí không?

- GV tổng kết về nội dung bước Hình thành ý tưởng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, sau đó hoạt động theo nhóm đọc thông tin SGK mục I SGK tr.10 để tìm hiểu về bước hình thành ý tưởng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày nội dung và ví dụ của bước hình thành ý tưởng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về bước hình thành ý tưởng.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG

- Quá trình phát hiện vấn đề và hình thành ý tưởng mới phần lớn đều do sự trải nghiệm và quan sát cuộc sống, ý tưởng có thể nảy sinh từ những tình huống sau:

+ Phát hiện những bất cập và khó khăn của mọi người trong cuộc sống.

+ Phát hiện nhu cầu mới của mọi người và muốn đáp ứng nhu cầu đó.

+ Việc cải tiến các sản phẩm cũ.

+ Trí tưởng tượng và khả năng quan sát tự nhiên.

- Một số ví dụ về các ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực cơ khí:

+ Tay máy cấp phôi được nghiên cứu và ứng dụng trong các dây chuyền sản xuất. Tay máy cấp phôi được sản xuất nhiều trên thế giới với giá thành khá cao. Nếu thiết kế và chế tạo tay máy cấp phôi sẽ chủ động phát triển công nghệ trong nước với giá thành thấp hơn rất nhiều.

+ Máy tiện là máy công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong ngành cơ khí chế tạo. Giá thành của máy tiện ngoài thị trường khá cao. Nếu thiết kế và chế tạo máy tiện mini sẽ thuận lợi trong công tác dạy và học môn Công nghệ trong các trường phổ thông.

+ Máy kéo nén vạn năng là thiết bị thử nghiệm cơ tính vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất, phòng thí nghiệm cơ học, trường học,.... Nếu thiết kế và chế tạo máy kéo nén vạn năng sẽ phục vụ được nhu cầu của các trường học, phòng thí nghiệm với giá thành thấp hơn rất nhiều.

-----------------------------Còn tiếp------------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ I. DỰ ÁN NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC KĨ THUẬT CƠ KHÍ

Chat hỗ trợ
Chat ngay