Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập kinh tế pháp luật 11 bộ sách Cánh diều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức kinh tế pháp luật phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

BÀI 3: KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • - Nêu được khái niệm, nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.
  • - Nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến pháp luật lao động.
  • - Tích cực, chủ động vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều để nêu được khái niệm, nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.

Năng lực riêng: 

  • - Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:

+ Nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến pháp luật lao động.

+ Tích cực, chủ động vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt pháp luật lao động.

  1. Phẩm chất
  • - Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Máy tính, ti vi, màn hình trình chiếu;
  • SCĐHT, SGV Giáo dục kinh tế và pháp luật 11;
  • Video, tranh ảnh liên quan đến bài học;
  • Hình ảnh/ Slide chiếu các hình ảnh trong SCĐHT, giấy A3, bút màu, băng keo/ nam châm dính bảng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS chia sẻ được những gì đã biết về pháp luật lao động và xác định được vấn đề cần giải quyết khi tìm hiểu khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động Việt Nam.
  3. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” liên quan đến chủ đề bài học và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS nêu được những gì đã biết về pháp luật lao động.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- GV giới thiệu luật chơi: Lớp chia thành 4 đội, trong thời gian 3 phút, mỗi đội viết các từ khóa liên quan đến pháp luật lao động vào bảng nhóm. Đội nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ về đích.

- GV tổ chức cho HS thực hiện hoạt động phỏng vấn sau khi chơi với các câu hỏi:

+ Suy nghĩ như thế nào khi tìm được ít hơn so với đội bạn? Cảm xúc khi là đội chiến thắng. Vì sao giành chiến thắng?

+ Hãy chọn một từ khóa tìm được để chia sẻ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để kể tên các từ khóa liên quan đến pháp luật lao động.

- GV hướng dẫn, quan sât, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:

+ Một số từ khóa về pháp luật lao động: Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động, người sử dụng lao động, hợp đồng lao động, tiền lương, tiền thưởng, vi phạm hợp đồng lao động,…

+ Chia sẻ về từ khóa: người lao động. Với tư cách là người lao động, công dân được đảm bảo quyền quyết định lựa chọn đối tác trong quan hệ lao động, tự do lựa chọn địa điểm làm việc, xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động,… nếu không vi phạm những điều pháp luật cấm.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, về quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận và dẫn dắt HS vào bài học: Chủ trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động và quan hệ lao động, hướng tới xây dựng và phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, khơi dậy và phát huy các lợi thế về nguồn lực lao động của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vậy pháp luật lao động là gì? Pháp luật lao động có những nguyên tắc nào? Để biết được câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 3: Khái niệm, nguyên tắc của pháp luật lao động.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật lao động

  1. Mục tiêu: HS biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều để nêu được khái niệm pháp luật lao động.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin và câu hỏi trong mục 1 SCĐHT.

- GV hướng dẫn HS xây dựng bộ câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm pháp luật lao động; bộ câu hỏi liên quan đến pháp luật lao động.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dựa vào nội dung thông tin, trường hợp và các câu hỏi của mục 1 SCĐHT trang 24 – 25 để hướng dẫn HS thực hiện với các bước như sau:

+ Cá nhân: Đọc thông tin, câu hỏi trong SCĐHT trang 24 – 25.

+ Thảo luận theo nhóm để xây dựng 5 câu hỏi (có thể tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan) từ những nội dung đã học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trang SCĐHT và trả lời câu hỏi mục 1.

- HS thảo luận nhóm để xây dựng bộ câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS thiết kế trò chơi từ bộ câu hỏi (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày câu trả lời ở mục 1.

- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ câu hỏi trước lớp, thống nhất lựa chọn những câu hỏi thể hiện rõ các dấu hiệu bản chất của khái niệm pháp luật lao động.

- GV hướng dẫn HS sử dụng các câu hỏi đã chọn để thiết kế trò chơi (Chiếc nón kì diệu/ Ai là triệu phú/ Giải đáp ô chữ,… có thể sử dụng các phần mềm như PowerPoint, Kahoot, Quizizz,… để thiết kế).

- GV tổ chức cho HS cả lớp thực hiện trò chơi (chọn 1 hoặc 2 nhóm có chất lượng)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Khái niệm pháp luật lao động

Gợi ý trả lời:

* Trả lời câu hỏi mục 1

a) Đối tượng điều chỉnh của pháp luật lao động trong thông tin:

- Quan hệ lao động: Quan hệ xã hội phát sinh giữa người sử dụng lao động với người lao động trong thuê mướn, sử dụng lao động.

- Các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động: quan hệ học nghề, việc làm, tranh chấp lao động,…

b) Xác định quan hệ lao động trong từng trường hợp:

- Trường hợp 1: Chị H và công ty BM có quan hệ lao động dựa trên hợp đồng lao động. Tuy nhiên, quan hệ lao động giữa chị H và công ty BM đã kết thúc khi hợp đồng lao động giữa chị H và công ty BM đã chấm dứt vì công ty BM trả lương chậm.

- Trường hợp 2: Công ty AC và người lao động trong công ty có quan hệ lao động. Quan hệ giữa công ty AC và 80 người lao động dư thừa đã chấm dứt quan hệ lao động do công ty đã cho thôi việc. Tuy nhiên, quan hệ lao động vẫn tiếp tục tồn tại giữa công ty và những người lao động còn lại.

c) Pháp luật lao động là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động và các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động.

* Bộ câu hỏi tự luận:

Câu 1: Quan hệ lao động phát sinh giữa các đối tượng nào trong thuê mướn, sử dụng lao động? (Đáp án: Phát sinh giữa người sử dụng lao động với người lao động)

Câu 2: Quan hệ lao động gồm các quan hệ nào? (Đáp án: Quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể)

Câu 3: Kể tên các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. (Đáp án: Quan hệ về việc làm, quan hệ học nghề, quan hệ về bồi thường thiệt hại, quan hệ về bảo hiểm xã hội, quan hệ giữa người sử dụng lao động và đại diện của tập thể lao động, quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động và các cuộc đình công, quan hệ về quản lí lao động)

Câu 4: Pháp luật lao động gồm các quy phạm pháp luật được sử dụng nhằm mục đích gì? (Đáp án: Điều chỉnh các quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động và các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động phát sinh trong quá trình sử dụng lao động)

Câu 5: Hãy cho biết phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2019. (Đáp án: Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lí nhà nước về lao động)

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc của pháp luật lao động

  1. Mục tiêu:

- HS biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều để nêu được nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.

- HS nêu được ý kiến thuyết phục trong thảo luận, tranh luận về một số vấn đề đang đặt ra trong đời sống liên quan đến pháp luật lao động.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, các câu hỏi của mục 2 SCĐHT trang 26 - 29 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS viết bài tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động; bài dự thi “Đường lên đỉnh Olympia”.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS viết bài tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” với các bước sau:

+ Giới thiệu mục tiêu của bài thuyết trình, cuộc thi.

+ Nêu các yêu cầu của bài thuyết trình:

* Nội dung: Tập trung vào các nguyên tắc của pháp luật lao động.

* Hình thức bài dự thi: Bài viết trên giấy A4, dung lượng 150 – 200 từ.

- GV hướng dẫn HS đọc mục 2 trong SCĐHT: phân tích các quy định của pháp luật lao động, các trường hợp, tìm thêm các ví dụ thực tế, đưa ra những nhận định, ý kiến cá nhân để viết bài thuyết trình.

- GV tổ chức bình chọn bài thuyết trình (bình chọn theo nhóm, mỗi nhóm chọn 2 bài).

- GV yêu cầu nhóm thảo luận để góp ý, hoàn thiện thêm bài được chọn, xác định thông điệp và thống nhất cách thuyết trình (có thể chuyển sang PowerPoint để bổ sung hình ảnh, số liệu), tổ chức luyện tập để tham gia cuộc thi theo nội dung hoạt động 3.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe các hướng dẫn của GV về cuộc thi.

- HS đọc thông tin trong sách, tìm tài liệu, thảo luận nhóm để hoàn thiện bài thuyết trình.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày bài thuyết trình (bài thuyết trình của HS phải thể hiện được các nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động).

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của HS.

- GV kết luận những nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Nguyên tắc của pháp luật lao động

* HS có thể dựa vào phân tích các nguyên tắc và trường hợp sau để thực hiện bài thuyết trình.

a) Nguyên tắc tự do làm việc và tuyển dụng lao động

Trả lời câu hỏi trang 26

a) Điều 35 Hiến pháp năm 2013 và Điều 10 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về lựa chọn đối tác làm việc, chọn việc làm, nghề nghiệp, nơi làm việc là nguyên tắc tự do làm việc.

- Nguyên tắc này được áp dụng với người lao động. Điều 11 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về quyền được sắp xếp, bố trí người lao động là nguyên tắc tự do tuyển dụng lao động. Nguyên tắc này áp dụng với người sử dụng lao động.

b) Nhận xét việc làm của các nhân vật trong từng trường hợp:

- Trường hợp 1: Anh Y có quyền giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 (khoản 1 Điều 19: Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết).

- Trường hợp 2: Chị G là người sử dụng lao động, chị đang thực hiện đúng pháp luật về quyền quyết định việc tuyển dụng lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp.

c) Cả hai trường hợp trên đều đảm bảo nguyên tắc tự do làm việc và tuyển dụng lao động.

- Nếu là người lao động thì được tự do lựa chọn địa điểm làm việc, xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động (không trái pháp luật); nếu là người sử dụng lao động thì được quyền quyết định tuyển dụng người lao động (thời gian, số lượng, cách thức,… tuyển người), được quyền bố trí, sắp xếp, sử dụng người lao động (không được trái pháp luật).

b) Nguyên tắc bảo vệ người lao động

Trả lời câu hỏi trang 27

a) Sử dụng thông tin để nhận xét hành vi của các nhân vật trong từng trường hợp:

- Trường hợp 1: Chị M có quyền được bố trí công việc và đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động theo thỏa thuận (Điều 35 Hiến pháp năm 2013; Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019). Việc chị M kiến nghị là đúng, chị có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty X (điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động).

+ Công ty X có nghĩa vụ thực hiện đúng thỏa thuận theo hợp đồng lao động với chị M. Hành vi không bố trí công việc và không đảm bảo điều kiện an toàn lao động theo thỏa thuận của công ty X là không thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động (khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động).

- Trường hợp 2: Người lao động ở công ty Y, ca sáng làm việc liên tục 9 giờ mỗi ngày (ca sáng: 7 giờ đến 16 giờ; ca đêm: 19 giờ đến 4 giờ), nếu tăng ca thì sẽ làm việc liên tục 12 giờ (7 giờ đến 19 giờ; 19 giờ đến 7 giờ). Tuy nhiên, do nghỉ giữa ca (từ 12 giờ đến 13 giờ; từ 1 giờ đến 2 giờ) nên thời gian làm việc trung bình một ngày không vượt quá giới hạn 8 giờ (Điều 105, 106 Bộ luật Lao động), tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không vượt quá giới hạn 12 giờ trong một ngày (Điều 107 Bộ luật Lao động).

b) Nguyên tắc bảo vệ người lao động chưa được đảm bảo trong trường hợp 1, vì chị M không được bố trí đúng công việc và đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động theo thỏa thuận. Nguyên tắc này được đảm bảo trong trường hợp 2, vì người lao động được lao động và nghỉ ngơi theo đúng quy định của pháp luật.

c) Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động

Trả lời câu hỏi trang 29

a) Nhận xét việc làm của ông K và quyết định của công ty A, công ty B:

- Ông K vì lí do kinh tế nên có quyền cho người lao động thôi việc (điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động). Ông K phải thực hiện nghĩa vụ trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động (khoản 5 Điều 42 và Điều 47 Bộ luật Lao động).

- Công ty A có quyền tuyên bố phá sản và chuyển nhượng nhà máy, nhân sự cho công ty B vì lí do kinh tế (khoản 2 Điều 42 Bộ luật Lao động).

- Hợp đồng lao động giữa chị P và công ty A bị chấm dứt theo trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do chuyển nhượng nhà máy. Chị P được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định (khoản 5 Điều 42 và Điều 47 Bộ luật Lao động).

b) Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích cho người sử dụng lao động được đảm bảo trong các trường hợp. Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động theo quy định, được Nhà nước ưu đãi khi có đủ các điều kiện hoặc hỗ trợ nếu gặp khó khăn theo quy định của pháp luật.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật lao động.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”; HS tham gia trả lời các câu hỏi để củng cố kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các câu hỏi trong cuộc thi.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV dựa vào kết quả bình chọn bài dự thi của hoạt động 3, các bài luyện tập 1, 2, 3 trong SCĐHT trang 29, 30 để hướng dẫn HS thiết kế chương trình và tổ chức cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” với các bước như sau:

- Thiết kế chương trình cuộc thi với các nội dung:

+ Phần xuất phát: Sử dụng bài tập vận dụng 2 (câu 5) để thiết kế thi bình chọn thông điệp chủ đề.

+ Phần vượt chướng ngại vật: Sử dụng bài luyện tập 3 để xây dựng kịch bản và đóng vai.

+ Phần tăng tốc: Sử dụng bài luyện tập 1, 2 để thiết kế trò chơi trên Quizizz/ Plickers,…

+ Phần về đích: Sử dụng kết quả các nhóm đã chuẩn bị ở hoạt động 2 (thuyết trình).

- Phân công nhiệm vụ cho các nhóm theo từng nội dung của chương trình, phân công nhiệm vụ cho các cá nhân: dẫn chương trình, trang trí, giám khảo, phiếu chấm,…

- Tổ chức thực hiện cuộc thi theo kế hoạch, chương trình đã thiết kế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết, kiến thức được học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho các HS trình bày trước lớp:

Gợi ý trả lời:

Bài tập 1:

Ý kiến

Lựa chọn

Giải thích

A. Thuê mướn lao động được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh

Đồng tình

Pháp luật lao động đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các hoạt động thuê mướn lao động. Người thuê mướn lao động phải tuân thủ các quy phạm pháp luật về tuyển dụng, hợp đồng lao động, trả lương và các quyền lợi khác của người lao động.

B. Quan hệ pháp luật lao động chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động.

Đồng tình

Hợp đồng lao động là một tài liệu pháp lí giữa người lao động và người sử dụng lao động, ghi lại các điều kiện làm việc như lương, thời gian làm việc, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên. Hợp đồng lao động được coi là cơ sở quan trọng để giải quyết các tranh chấp pháp lí liên quan đến quan hệ lao động.

C. Năng lực pháp luật lao động của người lao động là khả năng pháp luật quyết định cho họ có quyền tuyển chọn và sử dụng lao động.

Không đồng tình

Việc tuyển chọn và sử dụng lao động là năng lực của người sử dụng lao động.

D. Người sử dụng lao động là cá nhân 18 tuổi có khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.

Không đồng tình

Người sử dụng lao động là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, người sử dụng lao động là cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên.

E. Pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động với người giúp việc trong gia đình.

Đồng tình

Pháp luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và lao động là người giúp việc gia đình theo các Điều 162, 163, 164, 165 Bộ luật Lao động năm 2019.

Bài tập 2:

Trường hợp

Nguyên tắc

a. Người sử dụng lao động không được phép trừ lương hằng tháng của người lao động khi người lao động vi phạm nội quy lao động.

Bảo vệ người lao động.

b. Doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải trả một khoản tiền vì đã làm mất thiết bị của doanh nghiệp theo nội quy lao động.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

c. Người lao động không phải giao nộp bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ cho người sử dụng lao động giữ.

Bảo vệ người lao động.

d. Hợp đồng lao động được giao kết bằng văn bản thì được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản.

- Bảo vệ người lao động.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động.

e. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc thì được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Bảo vệ người lao động.

Bài tập 3:

  1. a) Nếu sử dụng bằng tốt nghiệp không phải của mình để xin việc, anh P sẽ là người không trung thực, vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động (khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động). Hành vi này sẽ bị xử lí vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
  2. b) Nói với chị Q về những quy định của pháp luật liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động, giải thích rằng việc sa thải nhân viên nữ khi mang thai là vi phạm pháp luật lao động (khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động). Nhấn mạnh với chị Q về việc đối xử công bằng và tôn trọng quyền lợi của mọi nhân viên. Phân tích để chị Q hiểu chỉ có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng với nữ nhân viên mang thai khi nữ nhân viên đó có chỉ định tạm nghỉ của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền (khoản 2 Điều 138 Bộ luật Lao động) và phải nhận lại khi hết thời hạn tạm hoãn.
  3. c) Đưa ra các dẫn chứng rõ ràng về tác động tiêu cực của việc cắt giảm tiền lương, tiền thưởng đến tinh thần làm việc và hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhấn mạnh đến quy định của pháp luật liên quan đến việc chỉ có quyền cắt giảm lương, thường khi người lao động làm việc không có hiệu suất. Có thể đề xuất với chị H các giải pháp phù hợp để giảm thiểu chi phí hoặc tăng doanh thu hoặc tìm kiếm những khuyến mãi, ưu đãi từ nhà cung cấp hoặc tìm kiếm đối tác để hợp tác phát triển,…

Bài tập 4:

HS sử dụng bài viết ở Hoạt động 2.

Gợi ý trả lời:

Bảo vệ việc làm cho người lao động

Trong các quy định của pháp luật lao động, nội dung của nguyên tắc bảo vệ người lao động không chỉ bao hàm trong việc bảo vệ sức lao động, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, mà còn được pháp luật lao động biểu hiện trên nhiều phương diện: Việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, danh dự, nhân phẩm...

Bảo vệ người lao động trước hết là giải quyết và bảo vệ việc làm cho họ, để cho họ duy trì cuộc sống. Chính vì vậy, pháp luật lao động có những quy định nền tảng về quyền có việc làm cho người lao động, theo đó tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định người lao động có quyền: “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử”.

Pháp luật cũng ghi nhận trách nhiệm của Nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động theo đó: “Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm” (Khoản 2 Điều 9 Bộ luật Lao động năm 2012).

Bên cạnh đó, nguyên tắc bảo vệ việc làm cho người lao động còn được thể hiện ở quy định: Việc tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động trong một số trường hợp chỉ được thực hiện khi phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.

Bài tập 5:

Gợi ý trả lời:

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Một số vấn đề của pháp luật lao động về hợp đồng lao động.

 

 

 

 

 

Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập kinh tế pháp luật 11 sách cánh diều, giáo án chuyên đề giáo dục kinh tế và pháp luật 11 cánh diều, giáo án KTPL chuyên đề 11 sách cánh diều

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay