Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bộ sách mới Cánh diều. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 11 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC TÔN GIÁO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nghĩa của sự bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo là gì?

  1. Là điều kiện để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc
  2. Tạo điều kiện để phát triển về kinh tế văn hóa, chính trị, văn hóa, xã hội của dất nước
  3. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc tôn giáo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 2: Sự về bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc, tôn giáo được biểu hiện như thế nào?

  1. Được nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện để có thể phát triển kinh tế
  2. Được nhà nước tạo điều kiện để mỗi dân tộc giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc của dân tộc
  3. Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc và tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của nhà nước
  4. Các dân tộc đều được tạo điều kiện để có thể vươn lên phát triển, bổ sung các kiến thức kĩ năng cần thiết

 

Câu 3: Em hãy cho biết định nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì?

  1. Là quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số,…
  2. Là quyền được tự do phát biểu các ý kiến của mình trước một cộng đồng dân tộc
  3. Là ai cũng được nhận các quyền lợi tương tương nhau khi có bất kì một sự kiện nào trong xã hội
  4. Là các tất cả các dân tộc chỉ được tham gia vào các hoạt động riêng do nhà nước quy định cho từng dân tộc

 

Câu 4: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo đối ở Việt Nam là quyền như thế nào?

  1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam là quyền cơ bản được Hiến pháp ghi nhận  
  2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam là một quyền không phải ai cũng có khả năng được tiếp cận
  3. Là một đặc quyền đặc biệt không phải ai cũng được phép tiếp cận
  4. Là sự ưu ái đặc biệt với công dân là người Việt Nam

 

Câu 5: Ý nghĩa của quyền bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc và tôn giáo?

  1. Trẻ em của các vùng kinh tế chậm phát triển không có cơ hội được đến trường
  2. Các vùng không có điều kiện, trẻ em phải tham gia vào làm việc cùng gia đình
  3. Trẻ em trên cả nước đến độ tuổi đều được đến trường
  4. Trẻ em trong tình trạng thất học ngày một gia tăng

 

Câu 6: Em đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình
  2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân
  3. Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo là nghĩa vụ của nhà nước
  4. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế là các dân tộc đều được dùng tiếng nói, chữ viết của mình

 

Câu 7: Các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sẽ bị xử lí như thế nào?

  1. Không bị phạt vì đây là một hành vi ít xảy ra
  2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện các hành vi vi phạm sẽ phải nhận các hình thức phạt tương ứng
  3. Bị xử phạt giam giữ có thời hạn
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

 

Câu 8: “Các dân tộc đều có quyền giữ gìn, sử dụng tiếng nói, chữ viết, nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc mình” là biểu hiện bình đẳng về mặt nào giữa các dân tộc?

  1. Bình đẳng về kinh tế
  2. Bình đẳng về chính trị
  3. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  4. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

 

Câu 9: Khi biết con trai M có tình cảm với H, mẹ M đã phản đối kịch liệt và ngăn cấm hai người đến với nhau do H không cùng tôn giáo với bà. Theo em, mẹ H đã vi phạm vào quyền bình đẳng nào của công dân?

  1. Quyền bình đẳng về truyền thống
  2. Quyền bình đẳng về gia đình
  3. Quyền bình đẳng về tôn giáo
  4. Quyền bình đẳng về dân tộc

 

Câu 10: Lớp học nội trú của H có nhiều bạn là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện sống thiếu thốn nên các bạn trong lớp H đã thực hiện quyên góp sách vở, gạo, rau để giúp các bạn có thêm được một phần nào chia sẻ, tiếp tục công việc học hành của mình. Theo em, các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền gì giữa các dân tộc và nó được thể hiện qua điều gì?

  1. Các bạn đã thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc, điều đó được thể hiện qua sự đùm bọc giúp đỡ của các bạn học sinh với nhau
  2. Các bạn học sinh đã thể hiện tốt quyền được đi học của công dân, được thể hiện qua việc các bạn đã rất chăm chỉ học tập
  3. Các bạn học sinh đã thực hiện rất tốt quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của người dân vì đã giúp đỡ bạn học trong khi bạn gặp khó khăn
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

A

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

C

C

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Em hãy cho biết một số quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo được nhà nước quy định là gì?

  1. Chỉ có quyền bình đẳng về chính trị
  2. Chỉ được quyền bình đẳng về giáo dục và đào tạo
  3. Chỉ có quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  4. Bình đẳng về chính trị, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa giáo dục

 

Câu 2: Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện qua các việc làm nào?

  1. Nhà nước chỉ cung cấp các quyền lợi cho các vùng trọng điểm để phát triển kinh tế
  2. Nhà nước đảm bảo và tạo điều kiện để các dân tộc có cơ hội phát triển về kinh tế
  3. Nhà nước không quan tâm được hết đối với các vùng kinh tế nhỏ lẻ không đem lại những lợi nhuận cao cho đất nước
  4. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư mạnh cho các vùng kinh tế trọng điểm Quốc gia

 

Câu 3: Theo em sự bình đẳng về tôn giáo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của người dân thuộc những tín ngưỡng khác nhau?

  1. Tạo nên sự đồng nhất giữa người dân trong một quốc gia, không có sự cách biệt
  2. Bình đẳng về quyền lợi, tiếng nói chung cho mọi người trong toàn xã hội
  3. Sự bình đẳng về quyền lợi cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 4: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo đối ở Việt Nam là quyền như thế nào?

  1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam là quyền cơ bản được Hiến pháp ghi nhận  
  2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam là một quyền không phải ai cũng có khả năng được tiếp cận
  3. Là một đặc quyền đặc biệt không phải ai cũng được phép tiếp cận
  4. Là sự ưu ái đặc biệt với công dân là người Việt Nam

 

Câu 5: Ý nghĩa của quyền bình đẳng về giáo dục giữa các dân tộc và tôn giáo?

  1. Trẻ em của các vùng kinh tế chậm phát triển không có cơ hội được đến trường
  2. Các vùng không có điều kiện, trẻ em phải tham gia vào làm việc cùng gia đình
  3. Trẻ em trên cả nước đến độ tuổi đều được đến trường
  4. Trẻ em trong tình trạng thất học ngày một gia tăng

 

Câu 6: Các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sẽ bị xử lí như thế nào?

  1. Không bị phạt vì đây là một hành vi ít xảy ra
  2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện các hành vi vi phạm sẽ phải nhận các hình thức phạt tương ứng
  3. Bị xử phạt giam giữ có thời hạn
  4. Tất cả các đáp án đều đúng

 

Câu 7: Vì sao cần tạo ra sự bình đẳng giữa các dân tộc và tôn trong một Quốc gia?

  1. Để tạo dựng được hình tượng tốt đẹp về một Quốc gia dân tộc
  2. Để tạo điều kiện cho mỗi người không phân biệt đều có cơ hội phát triển, phát huy được các điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hóa tốt đẹp
  3. Để các vùng miền đều có được sự hỗ trợ để phát triển về kinh tế
  4. Để các dân tộc đều có tiếng nói chung trong các sự kiện mang tính Quốc gia đất nước

 

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

  1. Người dân không phân biệt tầng lớp xã hội đều được nhận nền giáo dục như nhau
  2. Khi tham gia vào việc kinh doanh các chủ thể kinh doanh đều sẽ nhận được các hỗ trợ của nhà nước theo như luật pháp hiện hành đã quy định
  3. Tất cả các công dân khi đủ điều kiện đều sẽ được tham gia bầu cử
  4. Nhà nước ưu tiên cho phát triển các văn hóa có sức ảnh hưởng lớn đối với các du khách nước ngoài

 

Câu 9: Học sinh cần làm gì để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo?

  1. Tìm hiểu về các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo
  2. Tuyên truyền các quy định của pháp luật tới mọi người
  3. Vận động người khác biết và không vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 10: Khi biết con trai M có tình cảm với H, mẹ M đã phản đối kịch liệt và ngăn cấm hai người đến với nhau do H không cùng tôn giáo với bà. Theo em, mẹ H đã vi phạm vào quyền bình đẳng nào của công dân?

  1. Quyền bình đẳng về truyền thống
  2. Quyền bình đẳng về gia đình
  3. Quyền bình đẳng về tôn giáo
  4. Quyền bình đẳng về dân tộc

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

B

D

A

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

D

D

C

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

Câu 2: Khi biết con trai M có tình cảm với H, mẹ M đã phản đối kịch liệt và ngăn cấm hai người đến với nhau do H không cùng tôn giáo với bà. Theo em, mẹ H đã vi phạm vào quyền bình đẳng nào của công dân?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hóa, không phân biệt chủng tộc, màu da… đều dược Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

Công dân Việt Nam thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên đất nước Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

 

 

 

3 điểm

 

 

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Mẹ của H đã vi phạm vào quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Mẹ H không nên ngăn cấm chuyện tình cảm của con chỉ vì tôn giáo, Nhà nước ta đã quy định tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, dân tộc đều được hưởng các quyền và nghĩa vụ như nhau.

 

1,5 điểm

 

 

2,5 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1: Hãy nêu nội dung cơ bản của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Câu 2: Chị B là người công giáo, chị muốn tham gia vào các cơ quan công quyền của Nhà nước nhưng lại ngại về việc chị là người công giáo không được phép tham gia. Theo em, nếu là người công giáo thì công dân có được tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Nội dung cơ bản của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn - giáo theo quy định của pháp luật.

+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo;

+ Các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, chấp hành pháp luật,...

- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được nhà nước bảo đảm; các cơ sở - tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ. Các tôn giáo bình đẳng như nhau, tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

 

 

 

1,5 điểm

 

1,5 điểm

 

1,5 điểm

 

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định ai cũng có thể tham gia vào cơ quan công quyền của Nhà nước nếu có đủ khả năng và các yêu cầu cần thiết, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo.

 

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý nghĩa của sự bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo là gì?

  1. Là điều kiện để xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc
  2. Tạo điều kiện để phát triển về kinh tế văn hóa, chính trị, văn hóa, xã hội của dất nước
  3. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc tôn giáo
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

Câu 2: Em hãy cho biết định nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì?

  1. Là quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số,…
  2. Là quyền được tự do phát biểu các ý kiến của mình trước một cộng đồng dân tộc
  3. Là ai cũng được nhận các quyền lợi tương tương nhau khi có bất kì một sự kiện nào trong xã hội
  4. Là các tất cả các dân tộc chỉ được tham gia vào các hoạt động riêng do nhà nước quy định cho từng dân tộc

 

Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai?

  1. Người dân không phân biệt tầng lớp xã hội đều được nhận nền giáo dục như nhau
  2. Khi tham gia vào việc kinh doanh các chủ thể kinh doanh đều sẽ nhận được các hỗ trợ của nhà nước theo như luật pháp hiện hành đã quy định
  3. Tất cả các công dân khi đủ điều kiện đều sẽ được tham gia bầu cử
  4. Nhà nước ưu tiên cho phát triển các văn hóa có sức ảnh hưởng lớn đối với các du khách nước ngoài

 

Câu 4: Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện điều gì?

  1. Bình đẳng giữa các vùng miền
  2. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi
  3. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị
  4. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Câu 2: Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu số đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện điều gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều được bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

 

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Việc người dân tộc thiểu số làm các chức vụ trong cơ quan công quyền của nhà nước thể hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc về mặt chính trị, điều này đã được Nhà nước và pháp luật quy định rõ ràng.

 

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Em hãy cho biết một số quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo được nhà nước quy định là gì?

  1. Chỉ có quyền bình đẳng về chính trị
  2. Chỉ được quyền bình đẳng về giáo dục và đào tạo
  3. Chỉ có quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  4. Bình đẳng về chính trị, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa giáo dục

 

Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo đối ở Việt Nam là quyền như thế nào?

  1. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam là quyền cơ bản được Hiến pháp ghi nhận  
  2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam là một quyền không phải ai cũng có khả năng được tiếp cận
  3. Là một đặc quyền đặc biệt không phải ai cũng được phép tiếp cận
  4. Là sự ưu ái đặc biệt với công dân là người Việt Nam

 

Câu 3: Em đồng tình với nhận định nào sau đây?

  1. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình
  2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân
  3. Thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo là nghĩa vụ của nhà nước
  4. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế là các dân tộc đều được dùng tiếng nói, chữ viết của mình

 

Câu 4: Lớp học nội trú của H có nhiều bạn là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện sống thiếu thốn nên các bạn trong lớp H đã thực hiện quyên góp sách vở, gạo, rau để giúp các bạn có thêm được một phần nào chia sẻ, tiếp tục công việc học hành của mình. Theo em, các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền gì giữa các dân tộc và nó được thể hiện qua điều gì?

  1. Các bạn đã thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc, điều đó được thể hiện qua sự đùm bọc giúp đỡ của các bạn học sinh với nhau
  2. Các bạn học sinh đã thể hiện tốt quyền được đi học của công dân, được thể hiện qua việc các bạn đã rất chăm chỉ học tập
  3. Các bạn học sinh đã thực hiện rất tốt quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của người dân vì đã giúp đỡ bạn học trong khi bạn gặp khó khăn
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Những hành vi vi pham về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo sẽ bị xử lý như thế nào?

Câu 2: Trong kì bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều được tham gia bầu cử. Điều này thể hiện quyền bình đẳng gì giữa các dân tộc?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Hành vi vu phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

 

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Quyền được tham gia bầu cử của công dân từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt tôn giáo, dân tộc được tham gia bầu cử thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

 

3 điểm

 

Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 cánh diều (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án kinh tế pháp luật 11 cánh diều

Từ khóa: Đề kiểm tra kinh tế pháp luật 11 cánh diều, đề kiểm tra 15 phút bộ kinh tế pháp luật 11 cánh diều, bộ đề trắc nghiệm tự luận giáo dục kinh tế và pháp luật 11 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay