Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời CĐ 1 Hoạt động: Luyện tập - Vận dụng

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 1 Hoạt động: Luyện tập - Vận dụng. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học trong Chuyên đề 1, hoàn thành bài tập 1, 2 phần Luyện tập – SGK tr.21.
  3. Sản phẩm:

- Bảng hệ thống kiến thức về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê trung hưng theo mẫu.

- Những điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn.

  1. Tổ chức thực hiện:

Bài tập 1 – phần Luyện tập, SGK tr.21

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, hoàn thành nhiệm vụ:

Hoàn thành bảng hệ thống kiến thức về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê trung hưng theo mẫu:

Thời kì

Kiến trúc

Điêu khắc

Đặc điểm

Thời Lê sơ

 

 

 

Thời Mạc

 

 

 

Thời Lê trung hưng

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê trung hưng, hoàn thành bảng theo mẫu vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi nêu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê trung hưng theo bảng mẫu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Thời kì

Kiến trúc

Điêu khắc

Đặc điểm

Thời Lê sơ

- Kinh thành Đông Kinh.

- Lam Kinh (cung điện, lăng tẩm các vua Lê).

- Rồng đá (thềm điện Kính Thiên ở Đông Kinh; thềm cung điện ở Lam Kinh).

- Hoa văn trang trí chạm khắc trên gạch, ngói, đá, gỗ, gốm dùng trong các công trình kiến trúc.

- Tượng quan hầu, tượng thú ở các lăng mộ vua Lê (Lam Kinh).

- Phong cách kiến trúc uy nghi, bề thế, khuôn thước, mẫu mực, chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Nho giáo.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tập trung ở các cung điện, lăng tẩm.

- Kiến trúc chùa tháp và điêu khắc Phật giáo không phát triển mạnh như thời Lý – Trần.

 

Thời Mạc

- Cung điện, lăng mộ ở Dương Kinh, Hải Phòng.

- Thành nhà Mạc (Lạng Sơn).

- Đình Tây Đằng (Hà Nội).

 

- Tượng Mạc Thái Tổ (chùa Trà Phương, Hải Phòng).

- Phù điêu Thái hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn (chùa Trà Phương, Hải Phòng).

- Phù điêu ở đình làng Tây Đằng.

- Kiến trúc tôn giáo (chùa, đạo quán) và kiến trúc dân gian (hệ thống đình làng) là đặc trưng nổi bật. Các công trình có quy mô vừa phải, sử dụng các chất liệu chính là gỗ, đá, chất nung.

- Chủ đề điêu khắc hướng đến mô tả những người dân lao động, thế giới thiên nhiên gần gũi, gắn bó với con người.

- Phong cách sáng tác hướng đến lối tả thực, giàu nhân văn.

- Văn hóa dân gian trở thành đối tượng, nguồn cảm hứng sáng tác của nghệ sĩ.

Thời Lê trung

 hưng

- Phủ chúa Trịnh.

- Chùa Tây Phương (Hà Nội), chùa Keo (Thái Bình).

- Đình làng Chu Quyến (Hà Nội).

 

- Tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh).

- Tượng Phật Tuyết Sơn (chùa Tây Phương, Hà Nội).

- Các tác phẩm chạm gỗ trên các đình làng Hương Canh, Ngọc Canh (Vĩnh Phúc), Chu Quyến (Hà Nội).

- Kiến trúc Phật giáo phát triển về số lượng, nghệ thuật xây dựng và trang trí, tạo dựng bản sắc kiến trúc dân tộc.

- Kiến trúc đình làng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật dân gian.

- GV chuyển sang bài tập mới.

Bài tập 2 – phần Luyện tập SGK tr.21

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Nêu những điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về nghệ thuật thời thời Lê trung hưng, thời Nguyễn và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những điểm mới trong nghệ thuật thời Lê trung hưng và thời Nguyễn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Những điểm mới của nghệ thuật:

+ Thời Lê trung hưng:

  • Xu hướng hòa nhập giữa nghệ thuật cung đình và nghệ thuật dân gian, thể hiện qua việc các chủ đề trang trí, chạm khắc trong kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, hình tượng rồng chạm khắc ở đình làng.
  • Tính nhân văn và tính dân tộc thể hiện đậm nét. Đời sống của các tầng lớp xã hội được phản ánh sinh động, mang đậm tính dân gian.
  • Nghệ thuật trang trí, điêu khắc, âm nhạc, hội họa hướng tới việc thể hiện những chủ đề gần gũi với đời sống con người.
  • Có sự chọn lọc những yếu tố mới tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa, phương Tây.

+ Thời Nguyễn:

  • Nghệ thuật thời Nguyễn đã cải biến và phát huy mạnh mẽ mẽ, thuyết phục giá trị tinh hoa của dân tộc.
  • Kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa, âm nhạc có sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống, yếu tố cách tân, phản ánh quá trình lao động, sáng tác không ngừng của nhân dân.Các công trình nghệ thuật hài hòa với thiên nhiên, có kết cấu tổng thể chặt chẽ, ý tưởng sáng tạo, phương pháp biểu đạt mạch lạc, quy chuẩn.
  • Kiến trúc, điêu khắc, hội họa có sự tiếp thu thành tựu nghệ thuật Trung Hoa và phương Tây.
  • Bước đầu thể hiện tính chuyên nghiệp qua khả năng tổ chức các hoạt động nghệ thuật.

- GV chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố liên hệ, vận dụng kiến thức đã học về lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam vào cuộc sống.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học trong Chuyên đề 1, hoàn thành bài tập phần Vận dụng – SGK tr.21.
  4. Sản phẩm: Kế hoạch bảo tồn và quảng bá một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc hoặc của địa phương.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS làm 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện: Từ nội dung chuyên đề và sưu tầm thêm tài liệu từ sách, báo, internet, lập kế hoạch bảo tồn và quảng bá một loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc hoặc của địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc theo nhóm, liên hệ thực tế tại địa phương để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học trong Chuyên đề 1.

- Hoàn chỉnh bài tập trong phần Vận dụng SGK tr.21

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chuyên đề 2 – Chiến tranh và hòa bình trong thế kỉ XX.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1 - LICH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2 - CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3 – DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay