Giáo án chuyên đề lịch sử 11 cánh diều

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập lịch sử 11 bộ sách cánh diều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức lịch sử phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề lịch sử 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHUYÊN ĐỀ 1: LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

(15 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lý về kiến trúc, điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu,…
  • Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Trần về kiến trúc, điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu,…
  • Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê sơ về kiến trúc, điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu,…
  • Liệt kê được những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc; Nêu được những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc.
  • Nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu,...; Phân tích được những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.
  • Mô tả được những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tâm tranh ảnh, tài liệu,...; Nêu được những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ, tự học: thông qua việc liệt kê được những thành tựu nghệ thuật chính thời Mạc; nêu được những điểm chính của nghệ thuật kiến trúc thời Mạc; phân tích được những điểm mới về nghệ thuật thời Lê trung hưng.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông việc nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lê trung hưng về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh ảnh, tài liệu; nêu được những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua việc mô tả được những nét cơ bản về nghệ thuật thời Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu,…; nêu được những điểm mới của nghệ thuật thời Nguyễn.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật thời Lý, Trần, Lê sơ, Lê trung hưng, Nguyễn về kiến trúc, điêu khắc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu,…
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ trong học tập, tích cực tìm tòi và khám phá kiến thức mới.
  • Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa của dân tộc và nhân loại nói chung.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Xây dựng kế hoạch theo định hướng phát triển năng lực.
  • Tranh, ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Chuyên đề học tập Lịch sử 11.
  • Tranh ảnh, tư liệu về một số công trình kiến trúc, điêu khắc tiêu biểu của các thời kì: Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích HS muốn khám phá về các thành tựu của nghệ thuật truyền thống Việt Nam ngay từ đầu bài học.
  3. Nội dung:

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 kết hợp một số hình ảnh, video liên quan đến một số bức tượng chùa Tây Phương, HS trình bày một số hiểu biết về nghệ thuật điêu khắc của ngôi chùa này.

GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Điện Thái Hòa trong Đại Nội Huế (Thừa Thiên Huế), dẫn dắt và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Việt Nam còn có những thành tựu tiêu biểu nào khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một trong các thành tựu đó.

  1. Sản phẩm:

- HS trình bày hiểu biết của bản thân về tượng chùa Tây Phương và nghệ thuật điêu khắc của ngôi chùa này.

HS trình bày hiểu biết về một trong các thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc truyền thống Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.

d.Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Quan sát Hình 1 SGK tr.4 và trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 kết hợp hình ảnh, video về một số bức Tượng La Hán chùa Tây Phương:

  
  

https://www.youtube.com/watch?v=h5GOpuzZi0k

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số hiểu biết của em về Tượng La Hán chùa Tây Phương và nghệ thuật điêu khắc của ngôi chùa này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem hình ảnh, video, vận dụng một số kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Chùa Tây Phương (Hà Nội) lưu giữ hệ thống 64 pho tượng phật giáo niên đại thế kỷ XVIII, XIX, phản ánh đậm nét đời sống, văn hóa Việt Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử. 18 vị La Hán ở đây được các nghệ nhân dân gian sáng tạo vượt qua mọi chuẩn mực, trở thành những tác phẩm kinh điển của nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.

+ Tượng La Hán là một trong những đề tài phổ biến của nghệ thuật điêu khắc kiến truyền thống Việt Nam, được khắc trên chất liệu gỗ. Qua bàn tay tài hoa của những người thợ, hình ảnh các vị La Hán trở nên sống động và gần gũi.

+ Theo quan điểm phật học, các vị La Hán chùa Tây Phương là những vị “Phật tổ kế đăng” giữ vai trò kế tiếp, đăng quang ngôi vị đứng đầu phật pháp. Hiện chùa Tây Phương đang lưu giữ 18 vị Phật tổ trong 28 vị Phật toàn giác trong quá khứ, đó là điều đặc biệt về những pho tượng La hán ở chùa Tây Phương.

+ Đây cũng là nguồn cảm hứng để nhà thơ Huy Cận viết bài thơ nổi tiếng Các vị La Hán chùa Tây Phương năm 1960.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Ai hiểu biết hơn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh Điện Thái Hòa trong Đại Nội Huế (Thừa Thiên Huế)và dẫn dắt: Hình dưới đây là một trong những thành tựu tiêu biểu về kiến trúc và điêu khắc truyền thống Việt Nam. Trải qua các thời kì từ Lý, Trần đến Nguyễn, Việt Nam còn có rất nhiều những thành tựu tiêu biểu khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật và âm nhạc.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi:

+ Việt Nam còn có những thành tựu tiêu biểu nào khác về kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật, âm nhạc?

+ Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một trong các thành tựu đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và nêu ví dụ:

CHÙA MỘT CỘT – HÀ NỘI

+ Chùa Một Cột còn có các tên gọi khác là Diên Hựu Tự hay Liên Hoa Đài. Chùa được xây dựng vào năm 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết, vua Lý Thái Tông mơ thấy Phật Bà Quan Âm đang tọa trên đài sen toả ánh hào quang và mời nhà vua lên đài sen. Tỉnh giấc, nhà vua kể với bề tôi. Nhà sư Thiển Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá như trong giấc mơ, làm toà sen để Phật Bà ngự ở trên.

+ Dưới thời Lý, chùa toạ lạc trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, ở phía tây Hoàng thành Thăng Long. Ngày nay, chùa nằm tại công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

+ Chùa Một Cột đã được phục dựng, trùng tu nhiều lần qua các thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn. Đến năm 1954, trước khi quân Pháp rút khỏi Hà Nội đã đặt thuốc nổ phá chùa. Năm 1955, Bộ Văn hoá cho dựng lại theo thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng nhưng quy mô chỉ gói gọn trong một ngôi chùa nhỏ.

  

https://www.youtube.com/watch?v=tYXe1AnQQxk

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật truyền thống Việt Nam rất đa dạng, đã có hàng nghìn năm lịch sử là một bộ phận của văn hoá Việt Nam, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy lịch sử truyền thống Việt Nam qua các triều đại có sự phát triển, khác biệt như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chuyên đề này – Chuyên đề 1 – Lịch sử nghệ thuật truyền thống Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT THỜI LÝ – TRẦN

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu về nghệ thuật thời Lý

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật kiến trúc thời Lý thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu, bảng 1, hình 2, 3, 4, thông tin trong mục I.1.a SGK tr.5, 6 và trả lời câu hỏi:

- Nêu những nét cơ bản của nghệ thuật kiến trúc thời Lý và rút ra nhận xét.

- Mô tả một công trình kiến trúc thời Lý mà em ấn tượng nhất.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét cơ bản của nghệ thuật kiến trúc thời Lý và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu, bảng 1, hình 2, 3, 4, thông tin trong mục I.1.a SGK tr.5, 6 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét cơ bản của nghệ thuật kiến trúc thời Lý và rút ra nhận xét.

Hình 4. Chùa Một Cột (Hà Nội)

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về nghệ thuật kiến trúc thời Lý do GV cung cấp (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Mô tả một công trình kiến trúc thời Lý mà em ấn tượng nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nét cơ bản của nghệ thuật kiến trúc thời Lý, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả công trình kiến trúc thời Lý mà em ấn tượng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

I. Nghệ thuật thời Lý – Trần

1. Nghệ thuật thời Lý

a. Kiến trúc

* Những nét cơ bản của nghệ thuật kiến trúc:

- Kiến trúc cung đình:

+ Kinh thành Thăng Long phát triển dưới thời vua Lý Thái Tổ. Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng trên quy mô lớn.

+ Dấu tích nghệ thuật kiến trúc thời Lý tại Hoàng Thành Thăng Long: những công trình có loại hình phong phú, quy mô rộng lớn, trang trí tinh xảo; kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ, đá, gạch, đất nung; quy hoạch thống nhất và cân xứng.

- Kiến trúc tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:

+ Hệ thống chùa, tháp được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Hệ thống đền thờ thần linh, anh hùng, người có công với làng, với nước,…

+ Các công trình chùa, tháp, đền,…được xây dựng hài hòa với cảnh quan xung quanh , tạo ra sự hòa hợp lâu dài giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên.

* Một số công trình kiến trúc tiêu biểu:

- Chùa: chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa Đọi Sơn, chùa Diên Hựu,…

- Tháp: tháp Bảo Thiên, tháp Chiêu Ân, tháp Phật Tích, tháp Sùng Thiện Diên Linh,…

- Đền: đền Đồng Cổ, đền Bà Chúa Kho,…

Dấu tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long

https://www.youtube.com/watch?v=zWVfC4ZraO0

  

Chùa Phật Tích

https://www.youtube.com/watch?v=-QTr4_1OkHs

Chùa Một Cột

https://vni.pro.vn/true360/sen

Đền Bà Chúa Kho

Tháp Báo Thiên

   

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét cơ bản của nghệ thuật điêu khắc thời Lý thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế hoặc sưu tầm tranh, ảnh, tài liệu.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS, quan sát Hình 5, 6, mục Góc khám phá và trả lời câu hỏi:

- Nêu những nét cơ bản của nghệ thuật điêu khắc thời Lý và rút ra nhận xét.

- Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Lý mà em ấn tượng nhất.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét cơ bản của nghệ thuật điêu khắc thời Lý và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS, quan sát Hình 5, 6, mục Góc khám phá và trả lời câu hỏi: Nêu những nét cơ bản của nghệ thuật điêu khắc thời Lý và rút ra nhận xét.

Hình 5. Lá đề bằng đất nung chạm hình rồng thời Lý

Hình 6. Hình tượng rồng thời Lý trên đất nung

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về nghệ thuật điêu khắc thời Lý do GV cung cấp (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Lý mà em ấn tượng nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nét cơ bản của nghệ thuật điêu khắc thời Lý, nhận xét.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả một tác phẩm điêu khắc thời Lý mà em ấn tượng nhất.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV kết luận chung: Thành tựu điêu khắc và kiến trúc thời Lý là sự kết hợp giữa các yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội với tôn giáo đương thời; sự kế thừa nghệ thuật truyền thống của người Việt và sự tiếp thu những yếu tố văn hóa bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,…)

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Điêu khắc

* Những nét cơ bản của nghệ thuật điêu khắc:

- Phát triển phong phú, đa dạng, tiêu biểu là hình tượng rồng; tượng bằng đồng, gỗ, đá, đất nung.

- Hình tượng rồng thời Lý chịu ảnh hưởng của Phật giáo, đặc điểm nổi bật: thân hình tròn, da trơn, nhỏ dần về phần đuôi. Thân rồng thường uốn lượn mềm mại, nhẹ nhàng, thanh thoát và có tư thế như đang bay.

* Một số công trình tiêu biểu: đỉnh tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm. 

 

Chuông Quy Điền

Chùa Quỳnh Lâm

https://www.youtube.com/watch?v=o7Utz2G6KU8

Điêu khắc rồng thời Lý

(chùa Phật Tích , Bắc Ninh)

Đầu ngói trang trí hoa sen

(Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội)

Tượng tiên nữ đầu người mình chim

(chùa Phật Tích, Bắc Ninh)

Tượng uyên ương gắn trên mái ngói

(Bảo tàng lịch sử quốc gia Hà Nội)

 

Giáo án chuyên đề lịch sử 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề lịch sử 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án lịch sử 11 cánh diều

Giáo án lớp 11 mới cánh diều, kết nối, chân trời

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay