Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra lịch sử 11 cánh diều. Cấu trúc của đề thi gồm: tự luận, trắc nghiệm, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả kĩ thuật. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo lịch sử 11 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác


 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

    Câu 1. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở quốc gia nào là tiêu biểu nhất?

  1. I-ta-li-a.
  2. Mỹ.
  3. Anh.
  4. Đức.

    Câu 2. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ vào:

  1. Những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX.
  2. Nửa sau thế kỉ XIX.
  3. Cuối thế kỉ XVIII.
  4. Đầu thế kỉ XIX.

    Câu 3. Hình ảnh dưới đây mang ý nghĩa gì?

  1. Quyền lực của các công ty độc quyền Mỹ, cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản.
  2. Nhà Trắng là cơ quan quyền lực nhất nước Mỹ.
  3. Nơi làm việc của Tổng thống Mỹ - đại diện cho quyền lực của nhà nước tư bản Mỹ.
  4. Tư bản Mỹ nuốt chửng người dân nghèo.

    Câu 4. Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất được ban hành vào thời gian nào?

    A. 10/1917.

 

    B. 25/10/2917.

 

    C. 12/1922.

    D. Năm 1924

    Câu 5. Mâu thuẫn xã hội dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp là:

  1. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, đặc biệt là tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến chuyên chế.
  2. Mẫu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân với tăng lữ, quý tộc.
  3. Mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân.
  4. Mẫu thuẫn giữa tư sản với chủ nô.

    Câu 6. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc?

  1. Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây cơ bản hoàn thành việc xâm lược, đặt ách thống trị ở châu Á.
  2. Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi.
  3. Từ thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm lược các nước Mỹ La-tinh, biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
  4. Cuối thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi cơ bản hoàn thành.

    Câu 7. Sự phát triển chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu giai đoạn 1950 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX có nét chính gì?

  1. Nhân dân các nước Đông Âu đứng lên lật đổ chế độ tư sản – địa chủ; xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
  2. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
  3. Các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu.
  4. Cả A, B, C đều sai.

    Câu 8. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh?

  1. Năm 1940, Mông Cổ định hướng phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.
  2. Tháng 10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  3. Năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam và thực hiện thống nhất đất nước (1976), Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  4. Tháng 12/1954, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Câu 9. Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là:

  1. Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
  2. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường.
  3. Xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.
  4. Mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu.

    Câu 10. Hệ quả của việc ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa là:

  1. Hình thành các tổ chức lũng đoạn.
  2. Tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài.
  3. Nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

    Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

  1. Nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh với nhau và đánh bại kẻ thù chung (1920).
  2. Năm 1921, nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, chính trị.
  3. Đại hội lần thứ nhất các nước Xô viết toàn Liên bang họp ở Mat-xco-va (12/1922) đã nhất trí thông qua bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên xô).
  4. Năm 1924 bản Hiến pháp đầu tiên của Liên xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

    Câu 12. Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?

  1. Các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối chính sách, cải tổ.
  2. Sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị, xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
  3. Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội.
  4. Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực.

    Câu 13. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

  1. Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
  2. Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào độc lập ở Mỹ La-tinh.
  3. Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
  4. Là cuộc cách mạng nêu lên yêu cầu giải phóng dân tộc.

    Câu 14. Hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế được gọi là:

  1. Chủ nghĩa tư bản tự do.
  2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
  3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại.
  4. Cả A, B, C đều sai.

    Câu 15. 4 nước cộng hòa Xô viết đầu tiên gia nhập Liên xô là:

  1. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ.
  2. U-crai-na, Nga, Lít-va, Lát-vi-a.
  3. Tát-gi-ki-xtan, A-déc-bai-gian, Môn-đô-va, Ca-dắc-xtan.
  4. Nga, Ngoại Cáp-ca-dơ, Lát-vi-a, Môn-đô-va.

    Câu 16. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

  1. Đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, xã hội. Trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
  2. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.
  3. Uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

    Câu 17. Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là:

  1. Thổ dân da đỏ.
  2. Nô lệ.
  3. Thị dân.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

    Câu 18. Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:

  1. Là một hệ thống khép kín.
  2. Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
  3. Lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn cao.
  4. Sức sản xuất tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.

    Câu 19. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?

  1. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản.
  2. Tạo nên sức mạnh tổng hợp để Liên xô tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại xâm.
  3. Chứng minh học thuyết Mác Lê-nin là đúng đắn, khoa học.
  4. Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên xô rộng lớn.

    Câu 20. Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc có ý nghĩa gì?

  1. Khẳng định đường lối cải cách của Trung Quốc là đúng đắn.
  2. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
  3. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

    Câu 21. Câu nói “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” là của nhà tư tưởng tiêu biểu nào của Trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp?

  1. Vôn-te.
  2. Mông-te-xki-ơ.
  3. Rút-xô.
  4. Thô-mát Giép-phéc-sơn.

    Câu 22. Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:

  1. Tiềm ẩn những khủng hoảng mang tính toàn cầu (khủng hoàng tài chính – tiền tệ, khủng hoảng môi trường).
  2. Chưa có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế. Chưa có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội hoàn chỉnh.
  3. Chưa tạo ra được những nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế.
  4. Trình độ sản xuất khác nhau ở mỗi thời kì.

    Câu 23. Năm 2003, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ. Con tàu đó có tên là gì?

  1. Thần Châu 5.
  2. Thần Châu 14.
  3. Thần Châu 3.
  4. Thần Châu 15.

    Câu 24. Năm 1917, nước Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt, nổi bật là:

  1. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng.
  2. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (3,0 điểm)

  1. Trình bày những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
  2. Nêu hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

    Câu 2 (1,0 điểm). Có quan điểm cho rằng: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây”. Nêu ý kiến của em về vấn đề này.

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

A

B

B

D

C

D

 

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

D

B

B

C

B

A

D

 

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

B

C

D

B

A

A

C

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

a. Những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay:

- Trung Quốc: đường lối cải cách tiếp tục được triển khai với chủ trương phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc.

- Việt Nam: qua hơn ba thập kỉ kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước đã vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

- Lào: sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Kinh tế Lào đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

- Cu-ba: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục được duy trì, có những dấu hiệu cải cách nhất định về kinh tế - xã hội, nhưng không có nhiều thành tựu đột phá. Cu-ba đang ở trong tình trạng cấm vận từ bên ngoài.

=> Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba trên các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, cải thiện chỉ số phát triển con người, ổn định chính trị xã hội,...nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, chứng minh sức sống của chủ nghĩa xã hội.

 b. HS nêu một số  hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

                

 

 

0, 5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

HS nêu ý kiến về quan điểm cho rằng: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây” trên một số nội dung sau:

- Không đồng ý với quan điểm.

- Giải thích:

+ Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều sự điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển. Với những thành tựu đạt được, có quan điểm cho rằng bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đổi không còn như trước đây, không còn là chế độ bóc lột mà là chủ nghĩa tư bản nhân văn, nhân đạo, chủ nghĩa tư bản có ý thức.

+ Tuy nhiên, những điều chỉnh, thay đổi của chủ nghĩa tư bản vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ, nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong khuôn khổ của chế độ tư bản. Trong lòng xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn tồn tại những mâu thuẫn, bất cập…, bản chất chế độ bóc lột vẫn đang hiện hữu.

à Không đồng ý với quan điểm.

 

 

 

0, 5 điểm

 

0,25 điểm

 

 

 

 

0,25 điểm

 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

4

 

1

 

1

 

 

 

6

0

1,5

Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

5

 

1

 

1

 

 

1

7

1

2,75

Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

3

 

1

 

1

 

 

 

5

0

1,25

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

4

 

1

1 ý

1

1 ý

 

 

6

1

4,5

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1 ý

4

1 ý

0

1

24

2

10,0

Điểm số

4

0

1

1 ý

1

1 ý

0

1

24

2

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

 3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THPT .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN

VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1

13

 

 

1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

Nhận biết

- Nêu được đất nước có sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa tiêu biểu nhất.

- Xác định được mâu thuẫn xã hội dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp.

- Xác định được mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản.

- Nêu được động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản.

 

4

 

C1, C5, C9, C17

Thông hiểu

- Xác định được thông tin không đúng khi nói về ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

 

1

 

C13

Vận dụng

Nêu được tên của nhà tư tưởng tiêu biểu của Trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp.

 

1

 

C21

2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

Nhận biết

- Xác định được thời gian chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ.

- Nêu được hệ quả của việc ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa.

- Nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản độc quyền.

- Xác định được đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- Xác định được thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

 

5

 

C2, C10, C14, C18, C22

Thông hiểu

- Xác định được thông tin không đúng khi nói về quá trình xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc.

 

1

 

C6

Vận dụng

Nêu được ý nghĩa của bức tranh biếm họa.

 

1

 

C3

Vận dụng cao

Trình bày được ý kiến cá nhân về quan điểm: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây”.

1

 

 

C1

CHỦ ĐỀ 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

1

11

 

 

3. Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

Nhận biết

- Xác định được thời gian Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất được ban hành.

- Nêu được ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa Xô viết đối với thế giới.

- Xác định được mâu thuẫn gay gắt, nổi bật của Nga trong năm 1917.

 

3

 

C4,

C19, C24

Thông hiểu

- Xác định được thông tin không đúng khi nói về sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

 

1

 

C11

Vận dụng

- Kể được tên 4 nước cộng hòa Xô viết đầu tiên gia nhập Liên xô.

 

1

 

C15

4. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

Nhận biết

- Nêu được nét chính của sự phát triển chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu giai đoạn 1950 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Xác đinh được nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

- Trình bày được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay ở Việt Nam.

- Nêu được ý nghĩa thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

 

4

 

C7, C12, C16, C20

Thông hiểu

- Xác định được thông tin không đúng khi nói về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.

- Trình bày được những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.

 

 

 

 

1 ý

1

 

 

 

 

C1a

C8

Vận dụng

- Nêu được tên con tàu đưa Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ  vào năm 2003.

- Nêu được hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

 

 

 

 

1 ý

1

 

 

 

 

 

 

 

 

C1b

C23

Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận
Đề thi lịch sử 11 cánh diều có ma trận

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Đề tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Cấu trúc đề: Ma trận đặc tả + trắc nghiệm + tự luận + đáp án và thang chấm điểm
  • Có khoảng 20 đề gồm: Giữa kì 1 + cuối kì 1 + giữa kì 2 + cuối kì 2

=> Khi đặt sẽ nhận đề thi ngay và luôn

PHÍ ĐỀ THI:

  • Văn, toán: 250k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

CÁCH TẢI: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận đề thi

=> Giáo án lịch sử 11 cánh diều

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 lịch sử 11 cánh diều, đề thi cuối kì 1 lịch sử 11 cánh diều, đề thi lịch sử 11 sách cánh diều, đề thi lịch sử 11 sách cánh diều mới

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay