Giáo án và PPT đồng bộ Lịch sử 11 cánh diều
Lịch sử 11 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Lịch sử 11 cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU
BÀI 13: VIỆT NAM VÀ BIỂN ĐÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
- Nêu được Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử.
- Trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử: Thông qua khai thác các nguồn sử liệu để trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác nguồn thông tin, quan sát hình ảnh để phân tích được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm; nêu được Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử;; nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
3. Phẩm chất
- Trân trọng những thành quả đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử, sẵn sàng tham gia đóng góp vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Việt Nam.
- Bồi dưỡng các phẩm chất: khách quan, trung thực, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV Lịch sử 11, Giáo án
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Hình ảnh, lược đồ có liên quan đến nội dung bài học Việt Nam và Biển Đông.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về Biển Đông.
b. Nội dung:
- GV cho HS quan sát hình ảnh về Biển Đông và Hình 1 - hoạt động đua thuyền truyền thống trong Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi).
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trình bày những hiểu biết của em về Biển Đông.
+ Theo em, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi) được nhân dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức hằng năm có ý nghĩa gì?
c. Sản phẩm: HS trình bày hiểu biết thực tế của bản thân về Biển Đông, ý nghĩa của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi) và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về Biển Đông và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi).
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trình bày những hiểu biết của em về Biển Đông.
+ Theo em, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi) được nhân dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức hằng năm có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh về Biển Đông và Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi) và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày hiểu biết của bản thân về Biển Đông và ý nghĩa của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Quảng Ngãi).
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức:
+ Một số thông tin về Biển Đông:
- Biển Đông là tên riêng mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh, nghĩa là biển ở phía Nam Trung Quốc), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km².
- Đây là biển lớn thứ tư thế giới, là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa một vài quốc gia trong vùng. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ. Các nước tranh chấp thường xuyên thông báo về các vụ va chạm giữa các tàu hải quân.
+ Ý nghĩa của Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa: Lễ khai lề thế lính Hoàng Sa nhằm tri ân, tưởng niệm những người lính của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (được thành lập từ thế kỉ XVII) đã có công khai phá, cắm mốc chủ quyền và bảo vệ biển đảo của Việt Nam, đặc biệt là chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vậy Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược như thế nào đối với Việt Nam ? Quá trình xác lập chủ quyền, quản lí liên tục và cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa diễn ra như thế nào? Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Việt Nam và Biển Đông.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng và an ninh.
- Nêu được tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1a, 1b, kết hợp quan sát Hình 2 SHS tr.84, 85 và một số hình ảnh GV cung cấp để trả lời câu hỏi:
+ Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng và an ninh.
+ Nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh; các ngành kinh tế trọng điểm và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh: - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1a SHS tr.84 và trả lời câu hỏi: Trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng và an ninh. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát một số hình ảnh Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh. - HS khai thác thông tin mục 1a để tìm hiểu về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 2 SHS tr.84 và một số hình ảnh về Biển Đông trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm: - GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1b, kết hợp khai thác hình ảnh GV trình chiếu và thực hiện nhiệm vụ sau: Nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát GV trình chiếu một số hình ảnh về Biển Đông trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. - HS thảo luận theo nhóm, nêu tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo bảng mẫu. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm. - GV kết luận: Là vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng, tài nguyên phong phú, Biển Đông góp phần quan trọng vào việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như giao thông hàng hải, công nghiệp khai khoáng, khai thác tài nguyên sinh vật biển, nuôi trồng thủy sản, du lịch,... - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam a. Về quốc phòng, an ninh - Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía, đường bờ biển dài khoảng 3260 km, có khoảng 4000 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Hợp thành hệ thống đảo bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền. Là cửa ngõ, tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền từ xa. - Nằm trên tuyến giao thông biển huyết mạch, địa bàn chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bảo vệ an ninh hàng hải, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. - Là con đường giao thương giữa các khu vực trong cả nước và giữa Việt Nam với thị trường khu vực và quốc tế. Giúp Việt Nam giao lưu và hội nhập với các nền văn hoá khác. Tạo ra cơ hội, thách thức trong việc bảo vệ quốc phòng, an ninh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hoá.
b. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm Bảng tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông đối với Việt Nam trong phát triển các ngành kinh tế trọng điểm: đính kèm bên dưới hoạt động. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
CHỦ ĐỀ 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
(TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
BÀI 7: KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC
TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
I. CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
- Việt Nam nằm ở khu vực có vị trí địa chiến lược như thế nào?
- Trình bày vai trò của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Chiến tranh bảo vệ tổ quốc có tác động đến những khía cạnh, lĩnh vực nào?
- Phân tích ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
II. MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN THẮNG LỢI TIÊU BIỂU
- Trình bày một số nét chính về cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán (938).
- Tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân Tống (981)?
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống (1075 – 1077) có những đặc điểm gì?
- Khái quát quá trình kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (1258 – 1288).
- Trình bày quá trình kháng chiến chống quân Nguyên (1258).
- Tóm tắt cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1278 – 1288).
- Nêu quá trình của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785).
- Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789).
- Những nguyên nhân chính nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam? Nêu dẫn chứng cụ thể.
III. MỘT SỐ CUỘC KHÁNG CHIẾN KHÔNG THÀNH CÔNG
- Cuộc kháng chiến chống quân Triệu vào khoảng thời gian nào? Nêu nội dung chính của cuộc kháng chiến.
- Trình bày nội dung chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh (đầu thế kỉ XV).
- Tóm tắt nội dung chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (nửa sau thế kỉ XIX).
- Chỉ ra và giải thích những nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Lịch sử 11 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,... đã tạo ra:
A. Những chuyển biến to lớn về kinh tế – xã hội, làm thay đổi bộ mặt của các này và khẳng định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản
B. Tiền để để tiến tới hình thành hệ thống tư tưởng chủ nghĩa xã hội.
C. Cơ hội cho các nước đói nghèo khi đó thay đổi và vươn mình trở thành các cường quốc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, dẫn tới việc:
A. Một bộ phận lớn công nhân vô sản trở thành tầng lớp tư sản
B. Tăng cường phát minh, sáng chế ra các sản phẩm công nghệ mới, giáo dục cũng từ đó mà được nâng cao
C. Tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Chủ nghĩa đế quốc là:
A. Hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
B. Hệ quả gián tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài
C. Hệ quả trực tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường.
D. Hệ quả gián tiếp của việc tái thiết trật tự thế giới mới giữa các siêu cường
Câu 4: Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập hệ thống thuộc địa ở:
A. Châu Á
B. Châu Phi
C. Khu vực Mỹ Latin
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Trong số các nước đế quốc, nước nào được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”?
A. Anh
B. Pháp
C. Mỹ
D. Đức
Câu 6: Đâu là một thuộc địa của Pháp?
A. Canada
B. Ấn Độ
C. Kazakhstan
D. Algeria
Câu 7: Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì:
A. Tự do cạnh tranh
B. Hình thành độc quyền
C. Áp bức bóc lột của chính quyền đối với giai cấp tư sản
D. Áp bức đè nén của giai cấp tư sản đối với chính quyền.
Câu 8: Trong khoảng 3 thập kỉ (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX), việc sử dụng những nguồn năng lượng mới cùng nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật đã:
A. Kìm hãm sự phát triển của các công ty nhỏ so với các công ty lớn ở các nước tư bản.
B. Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
C. Cho các nước xã hội chủ nghĩa nhiều cơ hội hơn để giành chiến thắng trước các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Tổ chức độc quyền là:
A. Một tập hợp các công ty chuyên về nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm liên quan đến độc dược.
B. Một hình thức tổ chức quân sự dưới dạng liên minh các công ty kinh doanh hàng hoá nhằm củng cố cho nhà nước.
C. Sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung vào tay mình phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hoá nhằm thu lợi nhuận cao
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 10: Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm gì?
A. Có Sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở những thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ
B. Có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất
C. Không ngừng điều chỉnh để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Lực lượng tư bản tài chính ở các nước tư bản chuyển vốn ra kinh doanh bên ngoài dưới hình thức:
A. Cho vay hoặc đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, phát triển giao thông vận tải.
B. Gửi tiết kiệm.
C. Hỗ trợ các nước kém phát triển trong việc khai hoá văn mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Trong những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đâu không phải một hình thức đó?
A. Đấu tranh thống nhất đất nước ở Italy (1859 – 1870)
B. Cải cách nông nô ở Nga (1861)
C. Cải cách ruộng đất ở Thổ Nhĩ Kì (1890 – 1896)
D. Nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865)
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về quá trình xâm lược châu Á của các nước đế quốc?
A. Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).
B. Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.
C. Trung Quốc bị đế quốc Mỹ độc chiếm.
D. Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
Câu 14: Câu nào sau đây không đúng về quá trình xâm lược châu Phi và khu vực Mỹ Latin của các nước đế quốc?
A. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số thương điểm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi.
B. Đến đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản hoàn thành.
C. Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các nước ở khu vực Mỹ Latin, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
D. Đến đầu thế kỉ XX, các nước Mỹ Latin đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành trướng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.
Câu 15: Ở châu Á, cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu từ năm 1868, đã đưa Nhật Bản:
A. Từ một nước phong kiến trở thành nước vô sản chủ nghĩa
B. Từ một nước phong kiến trở thành nước tư bản chủ nghĩa
C. Từ một nước cộng sản chủ nghĩa trở thành một nước tư bản chủ nghĩa
D. Từ một nước với chế độ quân chủ lập hiến trở thành một nước với chế độ cộng hoà tổng thống.
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng?
A. Ở châu Âu, sau Cách mạng tư sản Anh và đặc biệt là Cách mạng tư sản Pháp, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập.
B. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh vào nửa đầu thế kỉ XVIII
C. Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII
D. Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Italy, Đức vào nửa sau thế kỉ XIX
Câu 2: Hình ảnh sau đây mô tả sự kiện gì?
A. Lễ đăng quang Hoàng đế nước Đức thống nhất (01/1871) tại Cung điện Versailles (Pháp)
B. Lễ đăng quang Hoàng đế nước Đức thống nhất (01/1871) tại Cung điện Berlin (Đức)
C. Lễ thành lập Quốc hội Đức (05/1832) tại Berlin (Đức)
D. Lễ tuyên bố nền độc lập của Cộng hoà Đức (05/1832) tại Munich (Đức)
Câu 3: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX
B. Đầu thế kỉ XX
C. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
D. Giữa thế kỉ XIX – cuối thế kỉ XX
Câu 4: “Điều quan trọng là chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại và phát triển được nếu không thường xuyên mở rộng phạm vi thống trị của nó, không khai phá những xứ sở mới và không lôi cuốn các xứ sở không phải tư bản chủ nghĩa vào cơn lốc kinh tế thế giới.”
Đây là quan điểm của ai?
A. Hồ Chí Minh
B. Karl Marx
C. F. Engels
D. V. I. Lenin
Câu 5: Nước Pháp ở thời kì mở rộng và phát triển chủ nghĩa tư bản được gọi là:
A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi
C. Chủ nghĩa thâu tóm quyền lực
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI LỊCH SỬ 11 CÁNH DIỀU
Bộ đề Lịch sử 11 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở quốc gia nào là tiêu biểu nhất?
A. I-ta-li-a.
B. Mỹ.
C. Anh.
D. Đức.
Câu 2. Chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và Bắc Mỹ vào:
A. Những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX.
B. Nửa sau thế kỉ XIX.
C. Cuối thế kỉ XVIII.
D. Đầu thế kỉ XIX.
Câu 3. Hình ảnh dưới đây mang ý nghĩa gì?
A. Quyền lực của các công ty độc quyền Mỹ, cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản.
B. Nhà Trắng là cơ quan quyền lực nhất nước Mỹ.
C. Nơi làm việc của Tổng thống Mỹ - đại diện cho quyền lực của nhà nước tư bản Mỹ.
D. Tư bản Mỹ nuốt chửng người dân nghèo.
Câu 4. Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất được ban hành vào thời gian nào?
A. 10/1917.
B. 25/10/2917.
C. 12/1922.
D. Năm 1924.
Câu 5. Mâu thuẫn xã hội dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp là:
A. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, đặc biệt là tư sản và quý tộc mới với các thế lực phong kiến chuyên chế.
B. Mẫu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân với tăng lữ, quý tộc.
C. Mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân.
D. Mẫu thuẫn giữa tư sản với chủ nô.
Câu 6. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc?
A. Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây cơ bản hoàn thành việc xâm lược, đặt ách thống trị ở châu Á.
B. Nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé châu Phi.
C. Từ thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm lược các nước Mỹ La-tinh, biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.
D. Cuối thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi cơ bản hoàn thành.
Câu 7. Sự phát triển chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu giai đoạn 1950 – đầu những năm 70 của thế kỉ XX có nét chính gì?
A. Nhân dân các nước Đông Âu đứng lên lật đổ chế độ tư sản – địa chủ; xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
B. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
C. Các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 8. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh?
A. Năm 1940, Mông Cổ định hướng phát triển đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội.
B. Tháng 10/1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. Năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam và thực hiện thống nhất đất nước (1976), Việt Nam đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Tháng 12/1954, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 9. Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản là:
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường.
C. Xóa bỏ chế độ phong kiến, xác lập nền dân chủ tư sản.
D. Mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu.
Câu 10. Hệ quả của việc ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất của các nước tư bản chủ nghĩa là:
A. Hình thành các tổ chức lũng đoạn.
B. Tiến hành xuất khẩu tư bản ra nước ngoài.
C. Nâng cao hiệu quả công cuộc khám phá và chinh phục thiên nhiên của con người.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 11. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh với nhau và đánh bại kẻ thù chung (1920).
B. Năm 1921, nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, chính trị.
C. Đại hội lần thứ nhất các nước Xô viết toàn Liên bang họp ở Mat-xco-va (12/1922) đã nhất trí thông qua bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên xô).
D. Năm 1924 bản Hiến pháp đầu tiên của Liên xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 12. Nguyên nhân khách quan nào dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?
A. Các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc đề ra và thực hiện các đường lối chính sách, cải tổ.
B. Sự chống phá của các thế lực thù địch nhằm làm thay đổi chế độ chính trị, xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
C. Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức đã làm suy giảm sự nhiệt tình của quần chúng và động lực phát triển của xã hội.
D. Những hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ và sửa chữa tích cực.
Câu 13. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?
A. Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
B. Góp phần thúc đẩy phong trào chống phong kiến ở châu Âu và phong trào độc lập ở Mỹ La-tinh.
C. Nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
D. Là cuộc cách mạng nêu lên yêu cầu giải phóng dân tộc.
Câu 14. Hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế được gọi là:
A. Chủ nghĩa tư bản tự do.
B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền.
C. Chủ nghĩa tư bản hiện đại.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 15. 4 nước cộng hòa Xô viết đầu tiên gia nhập Liên xô là:
A. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ.
B. U-crai-na, Nga, Lít-va, Lát-vi-a.
C. Tát-gi-ki-xtan, A-déc-bai-gian, Môn-đô-va, Ca-dắc-xtan.
D. Nga, Ngoại Cáp-ca-dơ, Lát-vi-a, Môn-đô-va.
Câu 16. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
A. Đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế, xã hội. Trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
B. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh.
C. Uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 17. Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là:
A. Thổ dân da đỏ.
B. Nô lệ.
C. Thị dân.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 18. Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:
A. Là một hệ thống khép kín.
B. Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng để tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
C. Lực lượng lao động có trình độ, chuyên môn cao.
D. Sức sản xuất tùy thuộc vào nhu cầu của thị trường.
Câu 19. Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa Xô viết có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?
A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ tư sản lâm thời của giai cấp tư sản.
B. Tạo nên sức mạnh tổng hợp để Liên xô tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại xâm.
C. Chứng minh học thuyết Mác Lê-nin là đúng đắn, khoa học.
D. Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên xô rộng lớn.
Câu 20. Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định đường lối cải cách của Trung Quốc là đúng đắn.
B. Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị - xã hội ổn định, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.
C. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 21. Câu nói “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích” là của nhà tư tưởng tiêu biểu nào của Trào lưu Triết học ánh sáng ở Pháp?
A. Vôn-te.
B. Mông-te-xki-ơ.
C. Rút-xô.
D. Thô-mát Giép-phéc-sơn.
Câu 22. Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:
A. Tiềm ẩn những khủng hoảng mang tính toàn cầu (khủng hoàng tài chính – tiền tệ, khủng hoảng môi trường).
B. Chưa có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế. Chưa có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội hoàn chỉnh.
C. Chưa tạo ra được những nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế.
D. Trình độ sản xuất khác nhau ở mỗi thời kì.
Câu 23. Năm 2003, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu đưa con người bay vào vũ trụ. Con tàu đó có tên là gì?
A. Thần Châu 5.
B. Thần Châu 14.
C. Thần Châu 3.
D. Thần Châu 15.
Câu 24. Năm 1917, nước Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt, nổi bật là:
A. Mâu thuẫn giữa các dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
a. Trình bày những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
b. Nêu hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 2 (1,0 điểm). Có quan điểm cho rằng: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây”. Nêu ý kiến của em về vấn đề này.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | B | A | B | B | D | C | D |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
A | D | B | B | C | B | A | D |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
D | B | C | D | B | A | A | C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | a. Những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay: - Trung Quốc: đường lối cải cách tiếp tục được triển khai với chủ trương phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc. - Việt Nam: qua hơn ba thập kỉ kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước đã vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. - Lào: sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Kinh tế Lào đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. - Cu-ba: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục được duy trì, có những dấu hiệu cải cách nhất định về kinh tế - xã hội, nhưng không có nhiều thành tựu đột phá. Cu-ba đang ở trong tình trạng cấm vận từ bên ngoài. => Những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba trên các lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, cải thiện chỉ số phát triển con người, ổn định chính trị xã hội,...nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, chứng minh sức sống của chủ nghĩa xã hội. b. HS nêu một số hành động cụ thể mà em có thể làm để đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
|
0, 5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | HS nêu ý kiến về quan điểm cho rằng: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây” trên một số nội dung sau: - Không đồng ý với quan điểm. - Giải thích: + Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều sự điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển. Với những thành tựu đạt được, có quan điểm cho rằng bản chất của chủ nghĩa tư bản đã thay đổi không còn như trước đây, không còn là chế độ bóc lột mà là chủ nghĩa tư bản nhân văn, nhân đạo, chủ nghĩa tư bản có ý thức. + Tuy nhiên, những điều chỉnh, thay đổi của chủ nghĩa tư bản vẫn chưa phá vỡ được khuôn khổ, nền tảng của chế độ tư bản chủ nghĩa. Đó là những điều chỉnh, những sự chuyển biến trong khuôn khổ của chế độ tư bản. Trong lòng xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn tồn tại những mâu thuẫn, bất cập…, bản chất chế độ bóc lột vẫn đang hiện hữu. à Không đồng ý với quan điểm. |
0, 5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm |
TRƯỜNG THPT.........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản | 4 | 1 | 1 | 6 | 0 | 1,5 | |||||
Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản | 5 | 1 | 1 | 1 | 7 | 1 | 2,75 | ||||
Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết | 3 | 1 | 1 | 5 | 0 | 1,25 | |||||
Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay | 4 | 1 | 1 ý | 1 | 1 ý | 6 | 1 | 4,5 | |||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 4 | 1 ý | 4 | 1 ý | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 4 | 0 | 1 | 1 ý | 1 | 1 ý | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN | 1 | 13 | ||||
1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản | Nhận biết | - Nêu được đất nước có sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa tiêu biểu nhất. - Xác định được mâu thuẫn xã hội dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp. - Xác định được mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản. - Nêu được động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản. | 4 | C1, C5, C9, C17 |
--------------- Còn tiếp ---------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án lịch sử 11 cánh diều
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ lịch sử 11 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Lịch sử 11 cánh diều, soạn lịch sử 11 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT