Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời CĐ 3 Hoạt động 1: Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 11 bộ sách chân trời sáng tạo Chuyên đề 3 Hoạt động 1: Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 3: DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

(10 tiết)

  1. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
  2. Kiến thức

Sau chuyên đề này, HS sẽ:

  • Giải thích được khái niệm danh nhân. Nêu được nét chính về vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc.
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại. Nêu được nhận xét về những đóng góp chính của các nhà chính trị nổi tiếng Việt Nam thời cổ - trung đại. Có ý thức trân trọng những đóng góp của các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số danh nhân quân sự trong lịch sử Việt Nam. Đánh giá được vai trò của danh nhân trong lịch sử quân sự Việt Nam. Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân quân sự trong lịch sử dân tộc.
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về một số danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam. Nêu được nhận xét về những đóng góp chính của danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam thông qua ví dụ cụ thể. Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân văn hóa trong lịch sử dân tộc.
  • Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để hiểu về một số danh nhân trong lịch sử Việt Nam về lĩnh vực khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo. Nêu được nhận xét về đóng góp chính của danh nhân trong lĩnh vực khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo thông qua ví dụ cụ thể. Có ý thức trân trọng những đóng góp của danh nhân khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo trong lịch sử dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu lịch sử: Thu thập, xử lí được thông tin, sử liệu để tìm hiểu về danh nhân trong lịch sử Việt Nam; Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu được thân thế, sự nghiệp của một số nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại, danh nhân quân sự trong lịch sử Việt Nam, danh nhân văn hóa trong lịch sử Việt Nam, danh nhân trong lịch sử Việt Nam về lĩnh vực khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khai niệm danh nhân và nêu được nét chính về vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc; nêu được nhận xét về những đóng góp chính của các nhà chính trị nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam thời cổ - trung đại, các danh nhân quân sự trong lịch sử Việt Nam, các danh nhân trong lịch sử Việt Nam về lĩnh vực khoa học – công nghệ và giáo dục – đào tạo; Có ý thức trân trọng những đóng góp của các danh nhân trong lịch sử dân tộc.
  • Vận dụng kiến thức: Vận dụng được tri thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản); Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn, có khả năng tự học, độc lập trong suy nghĩ và đánh giá, giải quyết vấn đề.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: hiểu biết, tự hào và trân trọng các danh nhân Việt Nam đóng góp trong lịch sử.
  • Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, noi gương và tu dưỡng theo gương các danh nhân của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 11, Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn,…
  • Tài liệu tham khảo, tranh ảnh minh họa.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Chuyên đề học tập Lịch sử 11.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú, kích thích HS muốn khám phá về danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS đọc đoạn tư liệu trong bài kí do Trần Nhân Trung soạn khắc trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng năm 1482 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Đoạn tư liệu gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của những bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc?

- Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một số người nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  1. Sản phẩm:

- HS nêu suy nghĩ về vai trò của các bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc.

- HS trình bày hiểu biết về một số người nổi tiếng, có đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và đọc cho HS đọc tư liệu trong bài kí do Trần Nhân Trung soạn khắc trên tấm bia Tiến sĩ đầu tiên dựng năm 1482 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh và càng lớn lao, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà càng xuống thấp…”.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:

+ Đoạn tư liệu gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của những bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc?

+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về một số người nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bia Tiến sĩ dựng tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc đoạn tư liệu, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS xung phong trình bày suy nghĩ về về vai trò của những bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc và hiểu biết về một số người nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Vai trò của những bậc hiền tài trong lịch sử dân tộc:

  • Giữa hiền tài và vận mệnh đất nước có mối quan hệ khăng khít, bền chặt. Các bậc hiền tài có vai trò quyết định đến sự thịnh – suy của một đất nước. Họ không những họ đóng vai trò quyết định trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, giữ yên bề cõi mà còn có đống góp rất lớn về mặt giáo dục, kinh tế, ngoại gia, văn hóa thuật… Mỗi một hiền nhân đều là một vì sao sáng chói về đạo đức và tài năng.
  • Câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại ở xã hội thời Lê mà vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay, khi giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp kiến quốc đất nước.

+ Một số người nổi tiếng, có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung – Nguyễn Huệ, Tuệ Tĩnh, Lê Quý Đôn,…

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lịch sử dựng nước và giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước mấy nghìn năm của dân tộc đã sản sinh ra không biết bao nhiêu danh nhân. Họ chính là những hiền tài góp sức mình vào công cuộc xây dựng, bảo vệ nền độc lập và phục hưng quốc gia dân tộc. Chuyên đề này sẽ giúp các em tìm hiểu các danh nhân, hiểu và trân trọng những đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc Việt Nam. Chúng ta cùng vào Chuyên đề 3 – Danh nhân trong lịch sử Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC

Hoạt động 1.1. Tìm hiểu khái niệm danh nhân và vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Giải thích được khái niệm danh nhân.

- Nêu được vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 3.1, mục Em có biết, thông tin trong mục 1a SGK tr.38 và trả lời câu hỏi:

+ Giải thích khái niệm danh nhân.

+ Nêu một số công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước mà em biết.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục 1b SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Danh nhân có vai trò quan trọng như thế nào đối với lịch sử dân tộc.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm danh nhân, vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm danh nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Có nhiều khái niệm về danh nhân khác nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm chung, cơ bản và bao quát về danh nhân.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục 1a SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Giải thích khái niệm danh nhân.

- GV tiếp tục dẫn dắt: Các danh nhân được lịch sử dân tộc biết đến, ghi nhận và đánh giá cao trong những lĩnh vực cụ thể về chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học, giáo dục. Người được đánh giá đặc biệt thuộc nhiều lĩnh vực là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- GV trình chiếu Hình 3.1 SGK tr.38 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu một số công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước mà em biết.

- GV mở rộng kiến thức, cho HS liên hệ và trả lời câu hỏi: + Em hãy kể tên một số danh nhân khác trong lịch sử Việt Nam mà em biết.

+ Trình bày một số hiểu biết về một danh nhân cụ thể.

- GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh, video về một số danh nhân trong lịch sử dân tộc (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.38 để tìm hiểu thêm về sự vinh danh của Nhà nước dành cho các danh nhân trong lịch sử dân tộc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS giải thích khái niệm danh nhân.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước mà em biết (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS kể tên một số danh nhân khác trong lịch sử Việt Nam mà em biết (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm danh nhân.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.  

1. Khái quát về danh nhân trong lịch sử dân tộc

a. Khái niệm danh nhân

Danh nhân là người nổi tiếng, có công trạng với dân tộc và có ảnh hưởng đến xã hội. Đó là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật,… được ghi nhớ công ơn và noi theo.

Trả lời câu hỏi mở rộng:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất ở thế kỉ XX; người sáng lập, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam; người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chế độ dân chủ công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á; người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và mang lại tư do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.

Trả lời câu hỏi liên hệ, mở rộng:

Lịch sử dân tộc có nhiều nhân vật lịch sử, kiệt xuất. Tất cả 14 nhân vật kiệt xuất trong lịch sử dựng nước và giữ nước đã đi vào lòng dân tộc, được nhân dân tôn kính, thờ phụng ở rất nhiều nơi.

Huyền thoại Quốc Tổ Hùng Vương

Hai Bà Trưng

Lý Nam Đế

Ngô Quyền

Đinh Bộ Lĩnh

Lê Hoàn

Lý Công Uẩn

Lý Thường Kiệt

Trần Nhân Tông

Trần Hưng Đạo

Lê Lợi

Nguyễn Trãi

Nguyễn Huệ

Chủ tịch Hồ Chí Minh

https://www.youtube.com/results?search_query=hai+b%C3%A0+tr%C6%B0ng

https://www.youtube.com/watch?v=BvCEokUxj3E

https://www.youtube.com/watch?v=-oonZoAk57s

https://www.youtube.com/watch?v=r9jfNDdzAQ4

https://www.youtube.com/watch?v=jEcMA9fFQ4w

https://www.youtube.com/watch?v=-234M2tlpKQ

(GV cho HS xem video tùy thời gian và thực tế giảng dạy tại lớp học)

Ví dụ cụ thể: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc gắn liền với ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, để lại một dấu son chói lọi trong lịch giữ nước của dân tộc Việt Nam và mang tầm thời đại ở thế kỉ XIII. Lịch sử vốn khách quan, lòng dân là công tâm nhất. Không ai có thể phong “thánh” cho ai, mà “thánh” xuất phát từ lòng dân, sống mãi trong lòng dân. Vì vậy mà dân gian có câu “Thương dân, dân lập đền thờ”.

Nhiệm vụ 2: Vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác mục 1b SGK tr.38 và trả lời câu hỏi: Danh nhân có vai trò quan trọng như thế nào đối với lịch sử dân tộc.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), hoàn thành bảng mẫu về những đóng góp của danh nhân trong bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước (chính trị, kinh tế, văn hóa).

Tên/Vai trò

Kháng chiến ngoại xâm giành và giữ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ

Xây dựng và phát triển đất nước (chính trị, kinh tế, văn hóa)

Danh nhân

tiêu biểu

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, liên hệ vận dụng và trả lời câu hỏi: Lựa chọn một danh nhân mà em biết và nêu vai trò của họ đối với lịch sử.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo, internet, trả lời câu hỏi và hoàn thành bảng mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nêu vai trò của danh nhân đối với lịch sử dân tộc.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu đóng góp của danh nhân trong bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước (chính trị, kinh tế, văn hóa) theo bảng mẫu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng, nêu vai trò của danh nhân mà em biết với lịch sử dân tộc (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc: Trong suốt chiều dài lịch sử, danh nhân có vai trò quan trọng trong sự nghiệp giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc

- Để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử của dân tộc, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và văn hóa của dân tộc.

- Là nhà chính trị đề ra các quyết sách để phát triển quốc gia dân tộc.

- Là nhà văn hóa sáng tạo nghệ thuật.

- Là nhà quân sự có tài thao lược, chỉ huy nhiều trận đánh chống ngoại xâm, lập chiến công hiển hách.

- Là nhà khoa học có những phát minh, sáng chế mới, thúc đẩy khoa học, kĩ thuật phát triển.

 

Bảng những đóng góp của danh nhân trong bảo vệ, xây dựng

và phát triển đất nước (chính trị, kinh tế, văn hóa)

Tên/Vai trò

Kháng chiến ngoại xâm giành và giữ độc lập, toàn vẹn

 lãnh thổ

Xây dựng và phát triển đất nước (chính trị, kinh tế, v

ăn hóa)

Danh nhân

tiêu biểu

Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Quang Trung – Nguyễn Huệ, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh,…

Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Hải Thượng Lãn Ông,…

 

Trả lời câu hỏi liên hệ, vận dụng (ví dụ cụ thể)

LÝ THƯỜNG KIỆT (1019 – 1105)

Tài năng, phẩm chất của Lý Thường Kiệt

Tài năng quân sự, khả năng lãnh đạo tài ba

     Lý Thường Kiệt là nhà tướng tài ba của lịch sử Việt Nam với khả năng lãnh đạo xuất sắc và tài năng quân sự vượt trội. Ông có khả năng định hướng chiến lược, tạo ra những phương án tấn công và phòng thủ hiệu quả và giỏi sử dụng địa hình, lợi dụng điểm yếu của địch để tạo ra sự vượt trội trong chiến đấu. Ngoài ra, ông còn là một lãnh đạo kiên trì, quyết tâm, đức hạnh, nhân từ, luôn tôn trọng giá trị của sự sống và trân trọng mạng sống của binh lính dưới quyền chỉ huy của mình. Với tài năng và phẩm chất vĩ đại đó, Lý Thường Kiệt đã thành công trong nhiều cuộc chiến và để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Việt Nam, trở thành một tấm gương lãnh đạo xuất sắc để được người sau này học tập và gương mẫu để tôn vinh.

 Tinh thần kiên trung, sức chịu đựng trong đấu tranh vì dân tộc 

     Lý Thường Kiệt được biết đến với tinh thần kiên trung và sức chịu đựng trong đấu tranh vì dân tộc. Ông đã không ngừng đấu tranh để bảo vệ đất nước, giữ gìn chủ quyền và độc lập của dân tộc. Những cuộc chiến của ông đều được dẫn dắt bằng sự tận tụy, sự hy sinh và sự quyết tâm không ngừng nghỉ. Ngay cả khi đối mặt với những tình huống nguy hiểm nhất, ông vẫn luôn kiên cường và không chùn bước, không sợ hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ tinh thần đoàn kết của dân tộc. Tinh thần kiên trung và sức chịu đựng của Lý Thường Kiệt đã giúp ông giành được nhiều chiến thắng quan trọng trong lịch sử Việt Nam và để lại di sản vô giá cho thế hệ sau.

Khu di tích đền thờ Lý Thường Kiệt (Tam Giang, Yên Phong), tỉnh Bắc Ninh

 Tinh thần liêm chính, vì lợi ích chung của đất nước

     Tinh thần liêm chính và vì lợi ích chung của đất nước là một trong những phẩm chất vĩ đại của Lý Thường Kiệt. Ông luôn tôn trọng đạo đức và luật pháp, không bao giờ vi phạm nguyên tắc và luôn đặt lợi ích của đất nước lên hàng đầu. Bằng sự liêm chính và tôn trọng đạo đức, ông đã giành được lòng tin của dân chúng và tạo ra sự đoàn kết trong quân đội. Ông không bao giờ chấp nhận bất kỳ thỏa hiệp nào khi đối đầu với kẻ thù và luôn giữ vững nguyên tắc của mình, đó là bảo vệ lợi ích chung của đất nước. Tinh thần liêm chính và vì lợi ích chung của đất nước của Lý Thường Kiệt đã trở thành một tấm gương lấy làm gương để học tập và theo đuổi trong cuộc sống, đặc biệt đối với những người trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý.

 Vai trò của Lý Thường Kiệt trong lịch sử Việt Nam

     Lý Thường Kiệt là nhân vật lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ông đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển và bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước. Với tài năng quân sự và tài ba lãnh đạo, ông đã giành được nhiều chiến thắng quan trọng trên chiến trường, đóng góp vào việc bảo vệ đất nước và giữ gìn sự an ninh, trật tự của đất nước.

     Ông cũng được coi là một trong những nhà ngoại giao tài ba nhất của lịch sử Việt Nam. Ông đã có những đóng góp đáng kể trong việc ngoại giao, xây dựng và tăng cường mối quan hệ với các nước láng giềng cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Ông cũng đã đưa ra những chính sách kinh tế và xã hội phù hợp với thời đại, giúp đất nước phát triển và thịnh vượng hơn.

Tem thư kỉ niêm 1000 năm sinh

Lý Thường Kiệt

     Với tài năng, phẩm chất và những đóng góp to lớn của mình, Lý Thường Kiệt đã để lại di sản vô giá cho lịch sử Việt Nam và trở thành một người anh hùng được người dân yêu mến, tôn vinh.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1 - LICH SỬ NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2 - CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3 – DANH NHÂN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chat hỗ trợ
Chat ngay