Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối Bài 2: Thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật (P1)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11 bộ sách Kết nối tri thức Bài 2: Thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.
Xem: => Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối Bài 2: Thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật (P1)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 3: THỰC HÀNH VỀ TRANH BỐ CỤC 2 (10 TIẾT)
BÀI 2: THỰC HÀNH VẼ TRANH BỐ CỤC NHÂN VẬT (PHẦN 1)
(6 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Thông qua bài học này, giúp HS:
Biết lựa chọn đề tài và chất liệu để thể hiện tranh bố cục nhân vật.
Sử dụng được các nguyên lí cân bằng, tương phản, nhịp điệu, chính phụ, tỉ lệ, nhấn mạnh,…và các yếu tố tạo hình để tạo được tranh bố cục nhân vật.
Thể hiện được quan điểm cá nhân trong phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ thuật.
Có ý thức tìm hiểu, sáng tạo và phát huy những giá trị thẩm mĩ của thế hệ họa sĩ đi trước.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Nhận thức và tư duy lịch mĩ thuật: Thể hiện được quan điểm cá nhân trong phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ thuật.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Biết lựa chọn đề tài và chất liệu để thể hiện tranh bố cục nhân vật; Thể hiện được quan điểm cá nhân trong phân tích và đánh giá sản phẩm mĩ thuật.
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu, sáng tạo và phát huy những giá trị thẩm mĩ của thế hệ họa sĩ đi trước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV Chuyên đề học tập Mĩ thuật 11.
Kế hoạch bài dạy.
Một số ảnh chụp, bài mẫu thực hành vẽ tranh bố cục nhân vật.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
Sách chuyên đề học tập Mĩ thuật 11.
Đồ dùng học tập, giấy vẽ, tẩy, bút chì, …
Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học Thực hành vẽ tranh bố cục.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thảo luận và chỉ ra các nguyên lí: chính – phụ, cân bằng, tương phản, chuyển động,…trong tác phẩm Đan Len của họa sĩ Trần Văn Cẩn và Tổ đan mây của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh theo cảm nhận.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật.
c. Sản phẩm:
- HS nêu cảm nhận về các nguyên lí trong tác phẩm Đan Len của họa sĩ Trần Văn Cẩn và Tổ đan mây của họa sĩ Nguyễn Phan.
- HS trình bày các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hai tác phẩm: Đan Len của họa sĩ Trần Văn Cẩn Tổ đan mây của họa sĩ Nguyễn Phan. - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ cụ thể sau: + Nhóm 1, 2: Chỉ ra các nguyên lí: chính – phụ, cân bằng, tương phản, chuyển động,…trong tác phẩm Đan Len của họa sĩ Trần Văn Cẩn theo cảm nhận. + Nhóm 3, 4: Chỉ ra các nguyên lí: chính – phụ, cân bằng, tương phản, chuyển động,…trong tác phẩm Tổ đan mây của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh theo cảm nhận. - GV hướng dẫn HS cả lớp đọc thông tin SGK tr.56, rút ra kết luận và trả lời câu hỏi: Trình bày các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, tìm hiểu về các nguyên lí trong 2 tác phẩm và rút ra kết luận về các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS: + Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm. + Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong nhóm. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 nhóm nêu cảm nhận về các nguyên lí trong hai tác phẩm. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật. - GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu các nguyên lí tạo hình trong xây dựng bố cục nhân vật - Nguyên lí chính - phụ: Là sự thể hiện yếu tố chính (mảng chính/ nhân vật chính) trong tranh và có sự hỗ trợ của các yếu tố phụ (mảng phụ/ nhân vật phụ). + Yếu tố chính có diện tích to, được miêu tả tập trung, rõ nét. + Yếu tố phụ có diện tích nhỏ hơn, ít được tập trung hơn, nhẹ nhàng hơn nhằm tôn yếu tố chính. - Nguyên lí cân bằng: + Là sự ổn định về mặt thị giác, mỗi khu vực cho thấy một lượng thông tin về hình ảnh được sắp xếp, phân bố đồng đều của đối tượng. + Có 2 dạng chính về cân bằng:
àThường gây ra sự buồn tẻ nên ít được sử dụng.
à Tạo sự thú vị và đa dạng nên thường được sử dụng. - Nguyên lí tương phản: + Là sự sắp xếp các thành tố mang tính chất đối lập, tạo ra ấn tượng mạnh đề hấp dẫn thị giác. + Nhờ sự tương phản, tương hỗ, bổ sung của các cặp đối lập mà tác phẩm có sự cân bằng. - Nguyên lí chuyển động/ nhịp điệu: Là sự nhắc lại một cách có chủ đích đối với các yếu tố hình khối, màu sắc, đậm nhạt...
- Ngoài các nguyên lí nêu trên, còn một số nguyên lí khác như nhân mạnh, tỉ lệ, đơn giản, đồng nhất,... có thể áp dụng khi thực hiện xây dựng tranh bố cục nhân vật. |
PHỤ LỤC:
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM ĐAN LEN (HỌA SĨ TRẦN VĂN CẨN) VÀ TỔ ĐAN MÂY (HỌA SĨ NGUYỄN PHAN CHÁNH)
Đan len – họa sĩ Trần Văn Cẩn | - Tác giả đã vẽ năm người phụ nữ và hai em bé, tạo ra một bố cục hoàn chỉnh. Ngay chính giữa tranh là hình ảnh một cô gái đang chăm chú với công việc đan len với dáng dấp hết sức thư nhàn. Bên phải tranh là nhóm hai cô gái đứng ngoài say sưa nói chuyện nhưng vẫn không quên công việc của mình đang làm. Động mà lại không động, động ở đôi bàn tay thoăn thoắt đan len và không động với một dáng ngồi hết sức thoải mái, là những dáng đứng rất tự nhiên. - Họa sĩ lồng vào hình ảnh một bà mẹ đang ngồi dạy con học. Tuy không thấy bóng dáng một người đàn ông nhưng người xem vẫn thấy được khung cảnh của một gia đình đang tất bật chuẩn bị chờ mùa đông đến. à Qua cách chọn nhân vật và những công việc họ làm, tác giả đã khéo léo nói lên được phần nào hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam đảm việc nhà, chăm lo hạnh phúc gia đình, điều này càng góp phần làm tăng giá trị ý nghĩa của bức tranh. - Màu vàng của vàng thật được dát mỏng lên trên bề mặt tranh. Màu trắng được bố trí theo nhịp điệu rất vui mắt, trắng đi từ ô cửa đến tà áo dài của cô gái và xuống đến nền gạch. Độ đậm được bố trí rải rác khắp mặt tranh chạy theo một đường tròn. Tông chủ đạo của bức tranh là màu đỏ với nhiều sắc độ khác nhau của son xen lẫn các độ trắng của trứng để đấy không gian ra xa. Màu nóng trong sơn mài chiếm ưu thế hơn hẳn so với màu lạnh. Mùa đông lạnh lẽo nhưng tranh sơn mài mang đến cho người xem một cảm giác vô cùng ấm áp và làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ. - Năm dáng phụ nữ được bố cục theo một đường chuyển động bao quát toàn tranh, đó là những đường lượn của tóc, mảng quân và hình thể của chân tay. Để bố trí cho khoảng trống còn lại của bức tranh tác giả đã xây dựng hình ảnh đầu hồi của một ngôi nhà cổ Việt Nam trên tròn, dưới vuông được nhìn ra vườn và mở rộng về hai phía trước. - Cách lựa chọn đồ vật đưa vào tranh của tác giả cho thấy Trần Văn Cẩn thực sự tinh tế và yêu những thứ đã xưa cũ. Đó là hàng hiên đầu hồi, những mặt gạch rất Việt Nam, là chiếc chõng tre, chiếc mành treo trên hàng hiên. Tất cả những đồ vật đó đã thể hiện quan niệm của người nghệ sĩ và thực sự đã ăn sâu vào con người mang tâm hồn Việt Nam bình dị. - Chất cảm là một yếu tố vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Chất cảm đánh giá sự rung cảm và tình cảm người họa sĩ đặt trong bức tranh. Trong bức tranh, miêu tả một mảng quần, không đơn giản là một màu đen kịt mà trong đó vẫn có đậm nhạt và nét để làm mềm mại hơn chất quần áo. Có những lúc tác giả tả chất bằng màu nhưng để thay đổi và làm phong phú hơn vẫn là tả chất bằng hình. Đó chính là hình của những viên gạch lát nền nhà. Lựa chọn một số điểm sáng nhất để kéo nền gạch trên tường xuống và phủ cánh gián lên phần gạch gần mép tranh nhất để tạo sự khác nhau về chất trên cùng một đồ vật. - Trong bức tranh nổi bật là hiện thực trang trí. Thực mà lại không thực, sắp xếp những mảng hình bằng đường nét và đậm nhạt. Cái thực trong tranh rất quan trọng, vẽ mà không thực thì người xem sẽ không thể nhận ra mình vẽ gì nhưng nếu thiếu đi sự sáng tạo mà dựa hoàn toàn vào cái thực thì lại khô cứng. Trong tranh, cái cây thực sự là một cái cây với màu xanh của lá, màu nâu của than đặt trong tương quan không hợp sẽ làm giảm đi thẩm mỹ của bức tranh. Chính vì thế, người nghệ sĩ đã tinh đòi, lựa chọn màu sắc để đưa vào trong tranh kết hợp với chất liệu. Đó chính là cái đẹp sáng tạo. Kết luận: Qua bức tranh này cho thấy nhãn quan thẩm mỹ của tác giả đã gần như đạt đến độ toàn bích, từ cách lựa chọn chất liệu đề tài, nhân vật để thể hiện,và cách xử lý bề mặt tác phẩm. Trần Văn Cẩn thực sự xứng đáng là một trong tứ danh họa hiện Việt Nam. Những tác phẩm của ông không những có giá trị về mặt nghệ thuật mà còn là tài sản rất đáng giá trong kho tàng mỹ thuật Việt Nam. |
Tổ đan mây – họa sĩ Nguyễn Phan Chánh |
|
Hoạt động 2: Một số dạng thức bố cục tranh nhân vật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có kiến thức về các dạng bố cục nhân vật trong tranh.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình SGK tr.49– 51 và thảo luận nội dung liên quan đến các dạng sắp xếp bố cục nhân vật.
- GV hướng dẫn HS thảo luận về các dạng bố cục trong tranh nhân vật.
c. Sản phẩm:
- HS có kiến thức về các dạng bố cục nhân vật trong tranh và chuẩn kiến thức của GV.
- HS hình thành ý tưởng thể hiện SPMT.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình SGK tr.49 – 51: + Bố cục theo dạng hình tròn: + Bố cục theo dạng hình vuông, chữ nhật: + Bố cục theo dạng hình tam giác: + Bố cục theo dạng đối lập/tương phản: + Bố cục theo dạng nhịp điệu/chuyển động: - GV chia HS thành 5 nhóm (4 – 6 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Đặc điểm tranh bố cục hình tròn là gì? + Đặc điểm tranh bố cục hình chữ nhật là gì? + Đặc điểm tranh bố cục hình tam giác là gì? + Đặc điểm tranh bố cục theo dạng đối lập/tương phản là gì? + Đặc điểm tranh bố cục nhịp điệu là gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu về các dạng thức bố cục tranh nhân vật. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS: + Sự tham gia của mỗi thành viên theo cặp. + Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận: + Bố cục hình tròn thường tạo sự liên tưởng đến những yếu tố xoay tròn, chuyển động có trong quy luật tự nhiên. Dạng bố cục này thường được sử dụng để phản ánh các nội dung đề tài vui chơi, lễ hội, tạo nên cảm giác đoàn kết, gắn bó, quây quần, tập trung, quy tụ, tạo ra sự đồng nhất, chặt chẽ và trọn vẹn. + Bố cục hình chữ nhật chứa đựng các yếu tố ngang bằng, xổ thẳng, tạo cảm giác cân bằng và ổn định. Dạng bố cục này phù hợp với các đề tài thể hiện tính quy củ, có tổ chức hoặc tạo sự cân bằng trên/dưới/trái/phải, có trật tự trước/sau, do đó thường được sử dụng vào các đề tài lịch sử hoặc sự kiện có tính chất trang nghiêm. + Bố cục tam giác có đỉnh hướng lên có thể tạo ra tính ổn định một cách hiệu quả vì có đáy rộng. Dạng bố cục này thường được sử dụng để phản ánh các nội dung thuộc đề tài sinh hoạt, lịch sử, tạo ra kết cấu vững chãi, dễ quy mảng trong những tranh đông người để tránh sự hỗn loạn hay lộn xộn. + Tranh bố cụ theo dạng đối lập thường sử dụng các cặp đối lập mạnh về kích thước và đường định hướng (thẳng/xiên, cong, ngoằn ngoèo,...). Dạng bố cục này phù hợp với đề tài chiến tranh. + Tranh bố cục nhịp điệu không có một nguyên tắc cụ thể nào nhưng tạo được sự uốn lượn, chuyển động mềm mại. Ví dụ:
- GV yêu cầu HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV kết luận: Ngoài các dạng bố cục cơ bản nêu trên, còn nhiều hình thức sắp xếp bố cục khác. Việc sắp xếp theo dạng bố cục nào phụ thuộc vào ý tưởng và nội dung cần truyền đạt của họa sĩ. Xây dựng bố cục tranh nhân vật, cần lưu ý đến các nguyên lí: cân bằng, chuyển động, tương phản, nhịp điệu, nhấn mạnh, tỉ lệ,... - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Một số dạng thức bố cục tranh nhân vật - Bố cục theo dạng hình tròn: + Là dạng bố cục cơ bản, mang tính đồng nhất, chặt chẽ và trọn vẹn. + Tạo cảm giác mềm mại, nhịp nhàng, uyển chuyển giữa các nét, mảng hình, mảng màu và đậm nhạt trong toàn bộ bức tranh. - Bố cục theo dạng hình vuông, chữ nhật: + Chứa đựng các yếu tố ngang, thẳng trong một phạm vi nhất định. + Tạo ra sự cân xứng, nghiêm chỉnh – là cơ sở cho sự ngay ngắn, phải trái, vuông vúc,... và cho cảm giác tĩnh. + Phù hợp với các loại đề tài có tính tổ chức xã hội, tính sáng tạo riêng biệt của con người và tính nhân văn. - Bố cục theo dạng hình tam giác (hình tháp): + Tạo ý niệm về sự chắc chắn, tin tưởng và khỏe khoắn. + Có hiệu quả tạo nên một bố cục chặt chẽ, hài hòa. - Bố cục theo dạng đối lập/tương phản: + Mang tính triết học. + Vừa là sự đối lập, vừa là sự chuyển hóa, bù đắp cho nhau để tạo sự cân bằng, hài hòa. + Đó là các cặp đối lập như ngang – dọc, cao – thấp, to – nhỏ, vuông – tròn, động – tĩnh,... + Đây là bố cục mà các họa sĩ, nhà điêu khắc hay sử dụng. - Bố cục theo dạng nhịp điệu/chuyển động: + Sự tuần hoàn theo quy luật của tự nhiên, có tính chất lặp lại theo nhịp điệu chuyển động. + Những nhịp điệu này có thể là hình, mảng, màu sắc, đậm nhạt,... tạo nên sự vận động tự nhiên của con người. |
B. LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cách xây dựng phác thảo tranh bố cục nhân vật.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh SGK tr.52 và trình bày các bước xây dựng phác thảo tranh bố cục nhân vật.
c. Sản phẩm:
- HS biết các bước xây dựng bố cục nhân vật và tạo hòa sắc, đậm – nhạt.
- HS thực hiện được phác thảo một sản phẩm tranh bố cục nhân vật.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây