Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Mĩ thuật 11 KNTT.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 1 MĨ THUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Lí luận và Lịch sử mĩ thuật) Bài 1: Khái quát về lí luận mĩ thuật
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Lí luận và Lịch sử mĩ thuật) Bài 2: Tìm hiểu tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Lí luận và Lịch sử mĩ thuật) Bài 3: Phân tích tác phẩm mĩ thuật

HỘI HỌA

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Hội hoạ) Bài 1: Kĩ thuật vẽ màu nước
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Hội hoạ) Bài 2: Tranh màu nước

ĐỒ HỌA TRANH IN

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Đồ hoạ tranh in) Bài 1: Khái quát về tranh in nổi
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Đồ hoạ tranh in) Bài 2: Thực hành tranh in nổi

THIẾT KẾ MĨ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện) Bài 1: Khái quát về video clip
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện) Bài 2: Thiết kế video clip theo chủ đề

THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế đồ hoạ) Bài 1: Khái quát về thiết kế xuất bản phẩm
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế đồ hoạ) Bài 2: Thiết kế bìa sách

THIẾT KẾ THỜI TRANG

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế thời trang) Bài 1: Khái quát về thiết kế phụ kiện thời trang
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế thời trang) Bài 2: Thiết kế mẫu phụ kiện thời trang bằng các chất liệu khác nhau

THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế công nghiệp ) Bài 1: Khái quát về lĩnh vực thiết kế trang sức
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế công nghiệp) Bài 2: thiết kế đồ trang sức thủ công bằng vật liệu sẵn có

THIẾT KẾ MĨ THUẬT SÂN KHẤU, ĐIỆN ẢNH

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh) Bài 1: Thiết kế mĩ thuật điện ảnh
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh) Bài 2: Thiết kế mĩ thuật bối cảnh phim hoạt hình

ĐIÊU KHẮC

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Điêu khắc) Bài 1: Khái quát về tượng tròn
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Điêu khắc) Bài 2: Thực hành làm tượng chân dung bằng chất liệu đất

KIẾN TRÚC

  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Kiến trúc) Bài 1: Khái quát về không gian nội thất
  • Giáo án Mĩ thuật 11 kết nối (Kiến trúc) Bài 2: Thiết kế nội thất

 => Xem nhiều hơn: Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 11 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: Thiết kế video clip theo chủ đề

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: THIẾT KẾ VIDEO CLIP THEO CHỦ ĐỀ

(11 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết lựa chọn chủ đề, phương tiện có sẵn để thực hành, sáng tạo video clip.
  • Thực hiện được thao tác với phương tiện sẵn có để làm video clip.
  • Hiểu được các công đoạn tạo một video clip theo chủ đề.
  • Hình thành khả năng tìm tòi, sáng tạo và sự yêu thích đối với quá trình thực hiện video clip.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết lựa chọn và sử dụng phương tiện để thực hành, sáng tạo video clip ở mức đơn giản.
  • Thực hiện được thao tác với phương tiện sẵn có để làm video clip.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành khả năng tìm tòi, sáng tạo và yêu thích đối với quá trình thực hiện.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số video clip về chủ đề quê hương, đất nước,...
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Máy quay phim (nếu có), điện thoại di động có chức năng quay phim.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 11.
  • Tư liệu hình ảnh, video clip về chủ đề mình yêu thích.
  • Chuẩn bị điện thoại di động có chức năng quay video (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số yếu tố tác động đến kết quả hiệu quả của video clip như: ảnh tĩnh, động, đồ họa, hoạt hình, bảng chữ, âm thanh, âm nhạc,...
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem và phân tích về những yếu tố cấu thành một video clip.
  3. Sản phẩm: Nhận biết về những yếu tố trên video clip.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video clip đã chuẩn bị:

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=TFbgCCSZo-c (0:00-1:50).

- GV yêu cầu HS phân tích các yếu tố cấu thành như:

+ Ảnh tĩnh (nếu có);

+ Ảnh động.

+ Đồ họa.

+ Hoạt hình (nếu có).

+ Chữ.

+ Âm thanh.

+ Âm nhạc (nếu có).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đưa ra phân tích những yếu tố cấu thành trong video đã xem.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời một số HS phân tích các yếu tố cấu thành trong video clip đã được xem.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh:

+ Video clip thú vị là có nội dung, điểm nhấn tạo cho người xem hứng thú, không nhất thiết phải có cấu trúc đầy đủ thành phần.

+ Các yếu tố cấu thành video clip phải có sự ăn nhập: hình ảnh – âm thanh, kênh hình – kênh chữ,...

- GV kết luận: Video clip được thực hiện bằng cách ghép nối các hình ảnh tĩnh, động, đồ hoạ, hoạt hình, bảng chữ, âm thanh, âm nhạc,... thành một chuỗi hình ảnh, âm thanh theo trình tự nào đó để trần thuật, miêu tả, trình bày, kể chuyện,... về một vấn đề của cuộc sống. Video clip hướng tới một hoặc nhiều nhóm đối tượng (lứa tuổi) khác nhau, đưa đến người xem nhận thức, cảm xúc thẩm mĩ, thông điệp mà người làm video clip muốn truyền tải.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS làm rõ hơn các yếu tố tác động đến bức ảnh như: cầm thiết bị chụp ảnh đúng cách; bố cục; khoảnh khắc; ý tưởng; cách thể hiện;...
  2. Nội dung:

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thực hành:

+ Phân loại video clip.

+ Các bước sáng tác, thực hiện video clip.

  1. Sản phẩm: Sản phẩm video clip đơn giản.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Phân loại video clip

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi: cho 2 nhóm HS xem đoạn trích ngắn của một số video clip, sau đó yêu cầu HS phân biệt sự khác nhau về đối tượng thể hiện chính trong các video clip.

Link video:

1.https://video.vnexpress.net/thoi-su

2.https://www.youtube.com/watch?v=wC7N4xz7B8w

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.17 và trả lời các câu hỏi:

+ Tại sao cần biết về sự phân loại video clip?

+ Việc xác định đúng đối tượng thể hiện trong video clip có ý nghĩa thế nào?

+ Em thích thể loại video clip nào? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi, xem video và phân biệt sự khác nhau về đối tượng thể hiện chính trong các video clip.

- HS đọc thông tin SHS và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày sự phân biệt về đối tượng thể hiện chính trong các video clip:

+ Video 1: Đây là video clip thời sự, dành cho đông đảo khán giả trong cộng đồng.

+ Video 2: Đây là video clip quảng bá du lịch Việt Nam, hướng đến nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi sau khi đọc thông tin SGK.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV nhấn mạnh: Để có được video clip hoàn chỉnh, có sức hút đông đảo người xem hoặc theo dõi, cần xác định rõ đối tượng thưởng thức nội dung và tìm hình thức thể hiện phù hợp.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

NHẬN BIẾT

1. Phân loại video clip

Có một số loại video clip sau:

- Video clip tin tức, thời sự, những vấn đề xã hội,...

- Video clip trình bày các vấn đề khoa học, kĩ thuật,...

- Video clip quảng bá du lịch, thương mại của ngành, đơn vị, doanh nghiệp,...

- Video clip nghệ thuật, giải trí.

- Video clip đề tài thiếu niên, nhi đồng, học sinh,...

 

Nhiệm vụ 2: Các bước sáng tác, thực hiện video clip

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

2. Các bước sáng tác, thực hiện video clip

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MĨ THUẬT 11 KÌ 1 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint bài: Kĩ thuật vẽ màu nước

MỜI CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

BÀI 1.

KĨ THUẬT VẼ MÀU NƯỚC

NỘI DUNG BÀI HỌC

Khám phá

Nhận biết

Thảo luận

Vận dụng

KHÁM PHÁ

Quan sát một số hình ảnh về chất liệu màu nước:

Chất liệu màu nước

Một số loại màu nước

MÀU NƯỚC

  • Là một trong những chất liệu tạo hình phổ biến trong nghệ thuật hội họa.
  • Chất liệu này được làm từ các hạt sắc tố được nghiền mịn, thường là dạng bột, kết hợp với chất kết dính gốc nước tinh chế và gôm Arabic.

MỘT SỐ LOẠI MÀU NƯỚC

Các thể loại màu nước hiện nay gồm dạng tuýp, dạng bánh, dạng hộp.

Tuýp màu nước

Dạng màu nước đặc, được đóng gói trong các tuýp nhỏ. Khi dùng lấy một lượng nhỏ và pha loãng với nước tao ra cường độ màu phù hợp

Hộp màu nước

Dạng màu được ép thành viên nén khô, đựng trong hộp khác nhau tiện lợi mang đi. Khi sử dụng cần làm ướt bút và lấy màu.

QUAN SÁT MỘT SỐ TRANH ẢNH

Tranh màu nước

Tranh than - chì

Tranh bột màu

Tranh sơn dầu

THẢO LUẬN NHÓM

Trình bày cảm nhận về sự khác biệt giữa tranh màu nước với tranh chất liệu khác:

Nhóm 1

Tranh màu nước so với tranh chì – than.

Nhóm 2

Tranh màu nước so với tranh màu bột.

Nhóm 3

Tranh màu nước so với tranh sơn dầu.

Một số yếu tố khi so sánh:

Bố cục tranh.

Đối tượng diễn tả trong tranh.

Khả năng diễn tả của chất liệu.

Tranh màu nước: vẽ từ nhạt đến đậm dần, người vẽ màu nước rất hạn chế dùng đến màu trắng vì đã có màu trắng của giấy.

Tranh màu bột: có thể chồng nhiều lớp màu và vẽ ở dạng khô hay ướt đều được. Màu bột có thể sửa, có thể “rửa” tranh để vẽ bài mới.

Tranh sơn dầu: dùng các bột sắc tố trộn cùng tạo nên một hỗn hợp sệt quánh và lâu khô.

Tranh than chì: chỉ có hai màu đen trắng được hòa quyện với nhau, kết hợp kỹ thuật tô, đánh bóng, tẩy xóa tạo nên một không gian sống động và đầy màu sắc, có hồn thật.

KẾT LUẬN

  • Màu nước là một trong những chất liệu tạo hình phổ biến trong nghệ thuật hội hoạ.
  • Được làm từ các hạt sắc tố được nghiền mịn, thường là dạng bột, kết hợp với chất kết dính gốc nước tinh chế và gôm Arabic.
  • Khi sử dụng, màu được pha trộn, hoà tan với nước tạo ra dung dịch có màu sắc.
  • Chất liệu màu nước sử dụng thực hành, sáng tạo trong hội hoạ thường vẽ mỏng nhưng vẫn biểu đạt sắc độ rực rỡ và tinh tế

NHẬN BIẾT

Nhiệm vụ 1: Bút vẽ màu nước

  • Chất liệu màu nước thường được vẽ với các loại bút vẽ mềm, được làm bằng sợi tổng hợp hoặc lông thú.
  • Để hiệu quả khi vẽ màu nước, họa sĩ chuẩn bị nhiều loại bút khác nhau về hình dáng và kích thước.

QUAN SÁT HÌNH ẢNH

Các loại bút thường được sử dụng  trong thể hiện chất liệu màu nước

Đọc nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi: Theo công năng sử dụng, bút vẽ màu nước thường được chia thành những loại nào?

Vẽ mảng rộng, sử dụng các loại bút vẽ:

  • Lớn, tròn (Round).
  • Phăng, dẹt (Flat).
  • Bản rộng (Fan, Mop),... Có cỡ từ 8 mm trở lên để tạo ra nét lớn và có khả năng giữ nước nhiều hơn.

Để vẽ các chỉ tiết nhỏ sử dụng các loại bút vẽ: đầu bút nhọn, mảnh và cỡ dưới 4 mm.

Vẽ hình và diện thông thường, sử dụng các loại bút vẽ: phù hợp với khả năng sử dụng (là dạng bút vẽ tròn, phẳng có kích thước vừa phải).

Nhiệm vụ 2: Một số hiệu ứng do bút vẽ đem lại

Em hãy nêu nhận xét về hiệu ứng của nét do các loại bút vẽ được sử dụng trong chất liệu màu nước.

Ở mỗi loại cọ trong điều kiện chứa màu và cách dùng bút khác nhau sẽ cho hiệu ứng khác nhau:

  • Nét tròn cơ bản.
  • Nét tròn cỡ vừa.
  • Nét tròn cỡ nhỏ.
  • Nét dẹt cỡ lớn…

Nhiệm vụ 3: Vật liệu bề mặt trong chất liệu màu nước

 ..............

=> Xem nhiều hơn: 

 

Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Từ khóa: giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức, tải giáo án mĩ thuật 11 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 mĩ thuật 11 kết nối tri thức, tải giáo án word và điện tử mĩ thuật 11 mĩ thuật kì 1 KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay