Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 MĨ THUẬT 11 KẾT NỐI TRI THỨC

LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MĨ THUẬT

  • Giáo án mĩ thuật 11 Lí luận và lịch sử mĩ thuật Kết nối bài 1 Khái quát về lí luận mĩ thuật
  • Giáo án mĩ thuật 11 Lí luận và lịch sử mĩ thuật Kết nối bài 2 Tìm hiểu tác giả trong lĩnh vực mĩ thuật
  • Giáo án mĩ thuật 11 Lí luận và lịch sử mĩ thuật Kết nối bài 3 Phân tích tác phẩm mĩ thuật

KIẾN TRÚC

  • Giáo án mĩ thuật 11 Kiến trúc Kết nối bài 1 Khái quát về không gian nội thất
  • Giáo án mĩ thuật 11 Kiến trúc Kết nối bài 2 Thiết kế nội thất

HỘI HỌA

  • Giáo án mĩ thuật 11 Hội họa Kết nối bài 1 Kĩ thuật vẽ màu nước
  • Giáo án mĩ thuật 11 Hội họa Kết nối bài 2 Tranh màu nước

THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

  • Giáo án mĩ thuật 11 Đồ họa Kết nối bài 1 Khái quát về tranh in nối
  • Giáo án mĩ thuật 11 Đồ họa Kết nối bài 2 Thực hành tranh in nổi

ĐIÊU KHẮC

  • Giáo án mĩ thuật 11 Điêu khắc Kết nối bài 1 Khái quát về tượng tròn
  • Giáo án mĩ thuật 11 Điêu khắc Kết nối bài 2 Thực hành làm tượng chân dung bằng chất liệu đất

=> Xem nhiều hơn: Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 11 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án word bài: THIẾT KẾ ĐỒ TRANG SỨC THỦ CÔNG BẰNG VẬT LIỆU SẴN CÓ

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: THIẾT KẾ ĐỒ TRANG SỨC THỦ CÔNG BẰNG VẬT LIỆU SẴN CÓ

(11 tiết)

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân biệt được tính thẩm mĩ và tính ứng dụng thông qua sản phẩm đồ trang sức.
  • Biết về tính đa dạng của vật liệu trong thực hiện đồ trang sức.
  • Biết về đặc điểm của đồ trang sức thủ công.
  • Biết sử dụng ngôn ngữ tạo hình để thể hiện được ý tưởng thiết kế đồ trang sức.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thực hiện được phác thảo thiết kế và hoàn thiện đồ trang sức từ vật liệu sẵn có. Trong đó, thể hiện sự kết hợp giữa tính thẩm mĩ và tính ứng dụng.
  • Biết thực hành một số kĩ thuật đơn giản trong thực hiện đồ trang sức thủ công.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành niềm yêu thích đối với lĩnh vực thiết kế trang sức và biết ứng dụng vào cuộc sống.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 11.
  • Một số sản phẩm thiết kế đồ trang sức của HS, chuyên gia,...
  • Các tư liệu hình ảnh thiết kế đồ trang sức từ vật liệu sẵn có,...
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Mĩ thuật 11.
  • Giấy vẽ A4, bút chì, màu nước, màu dạ, màu sáp, thước, tẩy,...
  • Vật liệu sẵn có và dụng cụ để chế tác đồ trang sức đơn giản.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết và hiểu về sự đa dạng của đồ trang sức thủ công, từ chất liệu cho đến kiểu dáng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và thuyết trình về công cụ, kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức thủ công.
  3. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Các vật liệu sẵn có và công cụ thường được sử dụng trong chế tác đồ trang sức.

+ Nhóm 2: Kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức.

- GV lưu ý HS khi tìm hiểu và chuẩn bị phần thuyết trình:

+  Điều gì tạo nên ấn tượng cho sản phẩm đồ trang sức thủ công? (vật liệu, kiểu dáng,...)

+ Cách lựa chọn, kết hợp vật liệu trong chế tác đồ trang sức thủ công cần lưu ý gì?

+ Việc sử dụng công cụ, kĩ thuật trong chế tác đồ trang sức cần lưu ý gì để đảm bảo tính an toàn và thẩm mĩ.

+ Chuẩn bị các hình ảnh liên quan đến bài viết.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, chuẩn bị nội dung cho bài thuyết trình của nhóm mình.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời các nhóm trình bày phần thuyết trình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết phần thuyết trình của HS:

+ Nhóm 1: Các vật liệu sẵn có và công cụ thường được sử dụng trong chế tác đồ trang sức: dây chun/ thun; hạt nhựa; cành cây khô;...

+ Nhóm 2: Kĩ thuật cơ bản trong chế tác đồ trang sức: kĩ thuật mở và đóng vòng tròn; kĩ thuật tết dây; kĩ thuật hàn kim loại; kĩ thuật đính hạt;...

- GV nhấn mạnh: Thiết kế trang sức từ vật liệu sẵn có vừa mang tính độc đáo, tính thẩm mĩ vừa mang tính độc nhất.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

HOẠT ĐỘNG 2: NHẬN BIẾT

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết được đặc điểm của đồ trang sức thủ công (tính truyền thống, tính độc đáo, tính kinh tế).

- Biết được sự khác nhau giữa đồ trang sức thủ công và đồ trang sức sản xuất hàng loạt.

- Hiểu được cách lựa chọn vật liệu và kĩ thuật trong thiết kế trang sức.

- Biết và thực hành chế tác đồ trang sức thủ công theo các bước gợi ý cơ bản.

  1. Nội dung:

- Đặc điểm của đồ trang sức thủ công.

- Một số đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có.

- Một số lưu ý khi lựa chọn vật liệu trong thiết kế trang sức và một số kĩ thuật thực hiện đồ trang sức thủ công.

- Các bước cơ bản trong thực hiện sản phẩm đồ trang sức thủ công.

- Thiết kế tạo mẫu một đồ trang sức từ vật liệu sẵn có.

  1. Sản phẩm:

- Tư duy về thiết kế đồ trang sức đơn giản từ vật liệu sẵn có.

- Sản phẩm đồ trang sức từ vật liệu sẵn có đơn giản.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Một vài đặc điểm của đồ trang sức thủ công

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị phần thuyết trình theo nội dung:

+ Nhóm 1: Tính truyền thống của đồ trang sức thủ công.

+ Nhóm 2: Tính độc đáo của đồ trang sức thủ công.

+ Nhóm 3: Tính kinh tế của đồ trang sức thủ công.

+ Nhóm 4: Sự khác biệt giữa đồ trang sức thủ công và đồ trang sức sản xuất hàng loạt.

- GV yêu cầu HS chuẩn bị các hình ảnh sản phẩm thiết kế đồ trang sức từ vật liệu sẵn có:

+ Bản vẽ thiết kế.

+ Sản phẩm hoàn thiện.

+ Video clip các bước thực hiện đồ trang sức đơn giản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận, chuẩn bị:

+ Sản phẩm (hình ảnh, sản phẩm vật) đồ trang sức tương ứng với từng đặc điểm của đồ trang sức thủ công.

+ Tư liệu minh chứng về luận điểm của nhóm nêu ra.

+ Tìm hiểu nội dung của các nhóm khác để đặt câu hỏi liên quan.

- HS chuẩn bị các hình ảnh sản phẩm thiết kế đồ trang sức từ vật liệu sẵn có theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát việc tham gia hoạt động học trên lớp của HS:

+ Sự tham gia của mỗi thành viên trong nhóm.

+ Sự tham gia của HS trong lớp.

+ Sự tích cực đặt câu hỏi, trả lời trong phần thảo luận.

+ Bản vẽ thiết kế, vật liệu – đồ dùng trong thực hành.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trình bày phần thuyết trình.

- GV mời HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

NHẬN BIẾT

1. Một vài đặc điểm của đồ trang sức thủ công

- Tính truyền thống:

+ Được truyền qua nhiều thế hệ và được xem là kỉ vật của dòng họ, gia đình.

+ Thể hiện biểu tượng văn hóa đại diện cho truyền thống của một số dân tộc.

- Tính độc đáo:

+ Biểu thị trình độ thẩm mĩ và kĩ thuật chế tác đạt tới đỉnh cao.

+  Mỗi sản phẩm thể hiện nét riêng biệt rất riêng.

- Tính tinh tế: Những món đồ tinh xảo được tạo ra bằng sự tỉ mỉ, khéo léo.

 

Nhiệm vụ 2: Một số đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS giới thiệu những sản phẩm đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có đã sưu tầm.

- GV trình chiếu cho HS xem những đồ trang sức từ vật liệu sẵn có:

 
 
 

- GV trình chiếu video clip về một số đồ trang sức từ vật liệu sẵn có:

https://www.youtube.com/watch?v=nRyi7DmX8r8 (0:07 – 2:10)

- GV đặt câu hỏi để HS thảo luận:

+ Các vật liệu thường được sử dụng làm đồ trang sức thủ công là gì?

+ Với những vật liệu này, các em hình dung sẽ dùng những kĩ thuật nào để chế tác (ghép, nối, uốn,...)?

+ Ở địa phương em có thể sử dụng những vật liệu sẵn có nào để chế tác đồ trang sức thủ công?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình minh họa SGK, xem video clip GV chuẩn bị và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Một số đồ trang sức làm từ vật liệu sẵn có

- Vòng tay làm từ dây chun/ thun.

- Vòng cổ làm từ hạt nhựa.

- Vòng cổ làm từ cành cây khô.

Nhiệm vụ 3: Một số lưu ý khi lựa chọn vật liệu trong thiết kế trang sức

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lưu ý HS khi chọn vật liệu sử dụng trong phần thực hành làm đồ trang sức thủ công ở phần sau.

- GV tổ chức cho HS thực hành một số kĩ thuật phù hợp với vật liệu đã lựa chọn.

Lưu ý:

+ Cần gia công vật liệu sẵn có để đảm bảo an toàn khi sử dụng (nhẵn, mịn, không có tạp chất gây dị ứng, mẩn ngứa khi tiếp xúc với da).

+ Nghiên cứu tìm hiểu để có sự kết hợp giữa các vật liệu với nhau một cách hài hòa (mặt trang trí kế với dây đeo, phần trang trí với phần bảo vệ,...).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thực hiện.

- GV mời HS khác đóng góp ý kiến, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Một số lưu ý khi lựa chọn vật liệu trong thiết kế trang sức

- Nhà thiết kế cần quan tâm đến tính cách của người dùng:

+ Sang trọng, thanh lịch: phù hợp với ngọc trai, kim loại đính đá quý.

+ Cá tính, mạnh mẽ, thích phá cách: phù hợp với trang sức làm bằng gỗ, da, kim loại có kiểu dáng lạ mắt, độc lạ,...

+ Nữ tính: phù hợp với trang sức có kiểu dáng thanh mảnh, nhiều họa tiết.

Nhiệm vụ 4: Một số kĩ thuật thực hiện trang sức thủ công

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video clip các nghệ nhân sử dụng các kĩ thuật phức tạp trong gia công vật liệu, chế tác đồ trang sức để HS hiểu thêm về công việc liên quan:

https://www.youtube.com/watch?v=2ZRhKrXK8uY&t=53s

- GV tổ chức cho HS thực hành một số kĩ thuật đơn giản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thực hiện.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

4. Một số kĩ thuật thực hiện trang sức thủ công

- Kĩ thuật mở và đóng vòng tròn: thường sử dụng làm nhẫn đeo tay.

- Kĩ thuật tết dây: thường được sử dụng trong kết hợp hai loại dây để làm dây đeo cho dây chuyền đeo cổ hay đeo tay.

- Kĩ thuật hàn kim loại: dùng để liên kết các kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.

- Kĩ thuật đính hạt: dùng để gắn đá hay vật liệu khác lên mặt dây chuyền.

 

Nhiệm vụ 5: Các bước cơ bản trong thực hiện sản phẩm trang sức thủ công

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước cơ bản trong thực hiện sản phẩm trang sức thủ công. Ở mỗi bước, GV cho HS phân tích những hình ảnh minh họa trong SGK tr.22-24 và kết hợp thực hành để có những kĩ năng cơ bản sử dụng công cụ trong tạo hình sản phẩm:

- GV hướng dẫn HS đọc phần viết mô tả, hướng dẫn cách sử dụng trong SGK tr.25, GV kết hợp định hướng cho HS cần phải viết giới thiệu vẻ đẹp, ý tưởng sản phẩm đồ trang sức sau khi thực hiện, giúp mọi người biết, hiểu đúng về sản phẩm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả thực hành trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

5. Các bước cơ bản trong thực hiện sản phẩm trang sức thủ công

- Xác định loại trang sức muốn thực hiện và tìm ý tưởng;

- Vẽ phác thảo và đưa ra phương án thực hiện;

- Lựa chọn và gia công vật liệu phù hợp với thiết kế;

- Lắp ghép các vật liệu để tạo hình sản phẩm;

- Hoàn thiện sản phẩm;

- Viết bản mô tả sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng.

Nhiệm vụ 6: Kết hợp đồ trang sức với trang phục

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích và trả lời câu hỏi: Đồ trang sức sử dụng vào việc gì và kết hợp với trang phục như thế nào?

- GV yêu cầu HS thực hành: Thiết kế và tạo mẫu một đồ trang sức phù hợp với bộ trang phục em yêu thích bằng vật liệu sẵn có.

- GV định hướng phần thực hành theo các nội dung sau:

+ Ý tưởng thiết kế cần khai thác vẻ đẹp từ thiên nhiên, cuộc sống và cần phù hợp với bộ trang phục mình yêu thích (theo đúng yêu cầu của nhiệm vụ ở phần này).

+ Lựa chọn vật liệu trong thực hành cần phù hợp với thực tế và theo các kĩ thuật thực hiện mình đã biết. Tránh lựa chọn những vật liệu quý, hiếm và quá khả năng thực hiện của bản thân, cũng như điều kiện tổ chức của nhà trường.

+ Vì phần thực hành làm mẫu đồ trang sức nên không cần quá cầu kì và điều quan trọng là thể hiện được sự hiểu biết của HS đối với lĩnh vực thiết kế đồ trang sức.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, tìm hiểu và trả lời câu hỏi.

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày câu trả lời.

- GV hướng dẫn, tư vấn HS khi thực hiện bản vẽ thiết kế mẫu trang sức.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nội dung mới.

6. Kết hợp đồ trang sức với trang phục

- Trang phục rộng, nhiều họa tiết: chọn trang sức đơn giản, tinh tế.

- Trang phục đơn giản phù hợp với trang sức có nhiều họa tiết cầu kì, tỉ mỉ.

- Trang sức và quần áo, phụ kiện cùng tông màu.

- Trang phục và quần áo cùng phong cách.

- Trang sức và quần áo theo mùa.

=> Xem nhiều hơn: 

II. GIÁO ÁN Powerpoint mĩ thuật 11 KÌ 1 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint bài: THỰC HÀNH TRANH IN NỔI

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MÔN MĨ THUẬT

BÀI 2: THỰC HÀNH TRANH IN NỔI

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Khám phá
  2. Nhận biết
  3. Thực hành
  4. Vận dụng

PHẦN 1. KHÁM PHÁ

Tìm hiểu và thuyết trình về một số nội dung liên quan đến phương pháp in đơn sắc và in màu qua những ván khắc dân gian Đông Hồ

THẢO LUẬN THEO NHÓM

NHÓM 1

  • Phân biệt bản in đen trắng và in màu.
  • Nêu đặc điểm bản in đen trắng và bản in màu.
  • Trình bày những vật liệu và phương tiện (dụng cụ) cần thiết để thực hiện tranh in khắc nổi.

NHÓM 2

  • Nêu tên những dòng tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam sử dụng phương pháp in nổi.
  • Tìm hiểu một dòng tranh khắc gỗ dân gian nhóm thích.

NHÓM 3

  • Nêu tên một vài tác phẩm đồ họa tranh in đen trắng và in màu tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới.
  • Lựa chọn giới thiệu một tác giả hoặc tác phẩm in khắc gỗ hiện đại với thầy cô và các bạn trong lớp.

Kết luận

In đen trắng: Phương pháp in đơn sắc, thể hiện nét, mảng hoặc kết hợp nét và mảng.

In màu:    

  • Tạo ván in nét và in màu trên cùng một bản khắc.
  • Tách riêng ván in nét và màu thành hai bản khắc riêng biệt.

In màu:

  • Ván in màu 1
  • Ván in màu 2
  • Ván in màu 3
  • Ván in màu 4
  • Bản nét

Những vật liệu để thực hiện tranh in khắc nổi: Gỗ, Formex, Thạch cao, Giấy, Giấy điệp, Bìa cứng, Bìa carton, Giấy màu

Phương tiện (dụng cụ) để thực hiện tranh in khắc nổi: Dao khắc, Dao trổ, Con lăn màu, Dao mỏng, Cây đục bán nguyệt, Bút lông,Bảng vẽ

Những dòng tranh khắc gỗ dân gian Việt Nam sử dụng phương pháp in nổi

Tranh Ngũ Hổ - Tranh Hàng Trống

Tranh Đức thánh Trần - Tranh Kim Hoàng

Tranh Gà dạ xướng - Tranh dân gian Đông Hồ

Giới thiệu về tranh Kim Hoàng

  • Gồm đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời.
  • Có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống.
  • In trên nền giấy đỏ, giấy hồng điều, hoặc giấy vàng tàu.

Một vài tác phẩm đồ họa tranh in đen trắng và in màu tiêu biểu ở Việt Nam và thế giới

  • The Lost Cause, Engraving, Currier & Ives (1871)
  • “The four horsemen of the apocalypse", Albrecht Durer
  • Phong cảnh, khắc gỗ,Trần Hồng Giang
  • Chợ biển, khắc gỗ, Nguyễn Hoàng Tuấn

PHẦN 2. NHẬN BIẾT

Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị trước khi thực hành

Quan sát các hình ảnh minh họa và liệt kê được những vật liệu, dụng cụ để thực hiện tranh in nổi:

  • Vật liệu tạo ván in: Ván MDF, Bản khắc, Bìa các-tông, Bản trổ, Ván cao su, Bản khắc
  • Dụng cụ khắc ván in: Dùng dao khắc để tạo nét
  • Vật liệu in: Giấy điệp, giấy gió
  • Màu in: Màu goát và màu in sử dụng trong tranh in nổi
  • Các dụng cụ khác: Dụng cụ cơ bản trong tranh in nổi

Vật liệu tạo ván in

Lựa chọn vật liệu tạo ván in:

  • Chọn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, cao su, thạch cao, bìa cứng,...
  • Mỗi vật liệu có ưu, nhược điểm riêng trong quá trình khắc, in và tạo hiệu quả thẩm mĩ khác nhau.

Dụng cụ khắc ván in

  • Một số loại dao cơ bản: dao trổ, dao lòng máng, dao bẹt, dao chữ V,...
  • Dao trổ: loại cơ bản và phổ biến nhất, dùng để khắc đường thẳng và mũi nhọn.
  • Dao lòng máng: hình dạng chữ “U”, chữ “V”, dùng để loại bỏ những phần không in từ các khu vực xung quanh.

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Mĩ thuật 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án mĩ thuật 11 kết nối tri thức

Từ khóa: giáo án Mĩ thuật 11 kết nối tri thức, tải giáo án mĩ thuật 11 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 mĩ thuật 11 kết nối, tải giáo án word và điện tử mĩ thuật 11 kì 2 KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay