Giáo án công nghệ 3 kết nối bài 4: Sử dụng máy thu thanh

Giáo án bài 4: Sử dụng máy thu thanh sách công nghệ 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 3 kết nối bài 4: Sử dụng máy thu thanh

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

 Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: SỬ DỤNG MÁY THU THANH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được tác dụng của máy thu thanh.
  • Mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh dựa vào sơ đồ khối.
  • Kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một số chương trình phù hợp với lứa tuổi HS trên đài phát thanh.
  • Chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Năng lực công nghệ:
  • Nhận thức công nghệ: nêu được tác dụng của máy thu thanh; mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và máy thu thanh dựa vào sơ đồ khối; kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một số chương trình phù hợp với lứa tuổi HS trên đài phát thanh.
  • Sử dụng công nghệ: chọn được kênh phát thanh, thay đổi âm lượng theo ý muốn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ vận dụng kiến thức đã học về máy thu thanh vào cuộc sống hằng ngày trong gia đình.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Máy thu thanh: 04 chiếc.
  • 04 hình ảnh tương ứng với 4 bước ở Hình 4 SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Công nghệ 3 KNTT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- HS huy động sự hiểu biết, kinh nghiệm của mình liên quan tới máy thu thanh.

- Gợi sự tò mò và tạo tâm thế học tập cho HS vào nội dung bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh minh họa khởi động bài học và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh và cho biết tên của món quà đó.

- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu hiểu biết của mình về máy thu thanh.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Máy thu thanh đã có từ rất lâu. Khi ti vi, máy tính chưa ra đời, máy thu thanh là thiết bị được sử dụng rất phổ biến để nghe tin tức, giải trí. Các em sẽ được tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng máy thu thanh trong bài học ngày hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 4 – Sử dụng máy thu thanh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng của máy thu thanh

a. Mục tiêu: HS trình bày được tác dụng của máy thu thanh.

b. Cách thức tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát Hình 1 SGK tr.19 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết Minh, Hoa, ông bà đang sử dụng máy thu thanh để làm gì?

- GV hướng dẫn HS ghi kết quả thảo luận nhóm vào vở.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

- GV kết luận:

+ Máy thu thanh (còn gọi là ra-đi-ô) dùng để nghe các chương trình phát thanh.

+ Nội dung các chương trình phát thanh thường là: tin tức, thông tin giải trí và một số chương trình giáo dục.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa đài phát thanh và đài thu thanh

a. Mục tiêu: HS mô tả được mối quan hệ đơn giản giữa đài phát thanh và đài thu thanh.

b. Cách thức tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SGK tr.20 và thực hiện nhiệm vụ ở hộp chức năng Khám phá dưới Hình 2, ghi kết quả thảo luận vào vở: Em hãy quan sát Hình 2, tìm từ thích hợp và hoàn thiện câu dưới đây để thể hiện mối quan hệ giữa máy thu thanh và đài phát thanh?

- GV gợi ý cho HS khai thác Hình 2:

+ Các chương trình phát thanh được sản xuất ở đâu?

+ Quan sát kí hiệu mũi tên để biết máy thu thanh thu nhận các chương trình phát thanh từ đâu?

+ Ai sẽ là người đọc các chương trình phát thanh?

GV mời đại diện 1 - 2 cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác trả lời, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc mục Thông tin cho em SGK tr.20 để HS hiểu thêm thông tin về Đài tiếng nói Việt Nam.

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về Đài tiếng nói Việt Nam:

Hoạt động 3: Tìm hiểu về một số chương trình phát thanh

a. Mục tiêu: HS kể tên và nêu được nội dung phát thanh của một số chương trình phù hợp với lứa tuổi HS trên đài phát thanh.

b. Cách thức tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin về một số kênh truyền thanh, chương trình phát sóng ở Hình 3 SGK tr.21.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả thảo luận vào vở: Em hãy đọc thông tin trong Hình 3 và cho biết tên chương trình phát thanh phù hợp với lứa tuổi học sinh?

 

- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Khi đi trên đường, bố mẹ/người thân của em thường nghe chương trình phát thành nào trên ô tô?

+ Ông bà em thường nghe chương trình phát thanh nào?

+ Tại sao cùng một thời điểm ông bà, bố mẹ cùng nghe radio nhưng nội dung chương trình lại khác nhau?

- GV kết luận:

+ Đài phát thanh thường phát nhiều kênh phát thanh khác nhau.

+ Mỗi kênh phát thanh gồm nhiều chương trình phát thanh với nội dung đa dạng, phù hợp với nhiều lứa tuổi.

Hoạt động thực hành

- GV cho HS thực hành tìm hiểu về tên và nội dung các chương trình phát thanh có trong Hình 3 SGK tr.21 mà em thích.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp . HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét đánh giá.

 

 

 

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về cách sử dụng máy thu thanh

a. Mục tiêu: HS chọn được kênh, điều chỉnh được âm thanh của máy thu thanh theo ý muốn.

b. Cách thức tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 4 và cho biết các bước cần thực hiện khi sử dụng máy thu thanh?

- GV hướng dẫn HS: HS quan sát Hình 4, trả lời câu hỏi và ghi vào vở.

- GV mời 1 HS lên bảng, phát cho HS 4 hình ảnh về 4 bước điều chỉnh máy thu thanh, yêu cầu HS sắp xếp và gắn lên bảng theo đúng trình tự.

- GV nhận xét, kết luận.

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc mục Thông tin cho em SGK tr.23.

- GV kết luận: Các bước cần thực hiện khi sử dụng máy thu thanh:

+ Bước 1: Bật công tắc nguồn.

+ Bước 2: Điều chỉnh âm lượng.

+ Bước 3: Chọn kênh phát thanh.

+ Bước 4: Tắt nguồn khi không sử dụng.

Hoạt động thực hành

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một máy thu thanh.

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS quan sát GV thao tác mẫu, thực hành sử dụng máy thu thanh để chọn kênh phát thanh theo các bước đã học, nghe và điền thông tin vào vở theo bảng mẫu SGK tr.23:

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

- GV theo dõi, quan sát HS thực hành trên máy thu thanh thực, điều chỉnh thao tác.

- GV mời 1 HS lên bảng thực hành trên máy thu thanh thực. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mời 1 HS điền thông tin vào bảng mẫu SGK tr.23

- GV nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện.

 

 

- GV phân tích cho HS kênh phù hợp và không phù hợp với lứa tuổi các em.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Món quà mà ông của Minh nhận được là chiếc máy thu thanh.

 

- HS trả lời: Một số hiểu biết của máy thu thanh

+ Máy thu thanh hay còn gọi là máy radio, máy nghe đài.

+ Máy thu thanh được cung cấp bằng pin hoặc dây điện cắm vào ổ cắm điện.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận, ghi kết quả thảo luận nhóm vào vở.

- HS trả lời: Minh, Hoa, ông bà đang sử dụng máy thu thanh để:

+ Hoa: nghe nhạc, giải trí.

+ Minh: học tiếng Anh.

+ Ông, bà: cập nhật thông tin thời tiết.

- HS lắng nghe, tiếp thu, kết hợp đọc mục Ghi nhớ SGK tr.19.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 2 và đọc hộp chức năng khám phá dưới 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Mối quan hệ giữa máy thu thanh và đài phát thanh:

+ Đài phát thanh là nơi sản xuất các chương trình phát thanh và phát tín hiệu truyền thanh qua ăng ten.

+ Máy thu thanh là thiết bị thu nhận các tín hiệu truyền thanh qua ăng ten và phát ra loa.

- HS đọc bài; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

- HS quan sát Hình 3.

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi, ghi kết quả thảo luận vào vở.

 

- HS trả lời: Các chương trình phát thanh phù hợp với lứa tuổi học sinh:

+ Sống an toàn

+ Ca nhạc thiếu nhi

+ Đọc truyện dài kì

+ Thiếu nhi

+ Thanh niên

+ Giáo dục từ xa.

- HS liên hệ thực tế tại gia đình, trả lời câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, kết hợp đọc mục Ghi nhớ SGK tr.21.

 

 

 

- HS tìm hiểu, thảo luận.

 

- HS trả lời.

Ví du:

+ Tên chương trình: Ca nhạc thiếu nhi.

+ Nội dung phát thanh: các bài hát thiếu nhi theo chủ đề, theo ngày lễ (tết, 20/11,...) hoặc các sự kiện quan trọng,...

 

- HS quan sát Hình 4.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Giáo án bài 1: Tự nhiên và công nghệ
 

Bài giảng điện tử công nghệ 3 kết nối tri thức bài 5: Sử dụng máy thu hình

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN HAI: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

Giáo án điện tử bài 9: Làm biển báo giao thông

Chat hỗ trợ
Chat ngay