Giáo án công nghệ 3 kết nối bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình

Giáo án bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình sách công nghệ 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án công nghệ 3 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 3 kết nối bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: AN TOÀN VỚI MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ TRONG GIA ĐÌNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống không an toàn cho người từ môi trường công nghệ trong gia đình.
  • Báo cho người lớn biết khi có sự cố, tình huống mất an toàn xảy ra.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu nhận từ các tình huống trong thực tiễn. Nêu được các thức giải quyết vấn đề đơn giản theo hướng dẫn.
  • Năng lực công nghệ:
  • Nhận thức công nghệ: nhận ra được sự khác biệt của môi trường tự nhiên và môi trường sống do con người tạo ra.
  • Sử dụng công nghệ: nhận biết và phòng tránh được những tình huống nguy hiểm trong môi trường công nghệ trong gia đình.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: thường xuyên hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức về an toàn khi sử dụng một số sản phẩm công nghệ vào đời sống hằng ngày.
  • Trách nhiệm: có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Các tranh giáo khoa về bài An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình.
  • Video giới thiệu một số tình huống không an toàn khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Công nghệ 3 KNTT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS bước đầu nhận ra được con người sống trong môi trường có nhiều sản phẩm công nghệ, do đó, con người cần phải có kiến thức và kĩ năng để sử dụng các sản phẩm công nghệ một cách an toàn.

b. Cách thức tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa khởi động bài học SGK tr.29.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy giúp bạn nữ trong bức tranh trả lời câu hỏi “Khi sử dụng sản phẩm công nghệ, cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn”.

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá,

- GV dẫn dắt vào bài học: Những sản phẩm công nghệ được sử dụng trong gia đình đem đến cho con người rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên, nó cũng có những mặt trái, gây ảnh hưởng cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho con người. Mặc dù, ngay từ khi được sinh ra, con người chúng ta đã sống trong môi trường công nghệ, được tiếp xúc với công nghệ nhưng đa số các em lại chưa được trang bị những hiểu biết nhất định để có thể sử dụng các thiết bị công nghệ an toàn. Để có những hiểu biết và kĩ năng trong môi trường công nghệ an toàn, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu tròng bài học ngày hôm nay – Bài 6: An toàn trong môi trường công nghệ. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhận biết một số tình huống không an toàn

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số tình huống không an toàn có thể xảy ra, từ đó có ý thức phòng tránh.

b. Cách thức tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hướng dẫn HS quan sát Hình 1 SGK tr.29 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Hãy cho biết các nhân vật trong hình có thể gặp nguy hiểm gì?

- GV hướng dẫn HS:

+ Nhận biết, mô tả tình huống.

+ Phán đoán tình huống có thể xảy ra những nguy hiểm với các nhận vật trong hình.

- GV mời đại diện các cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét đánh giá.

- GV lưu ý HS:

+ Sau khi nhận biết được những nguy hiểm có thể xảy ra với các nhận vật trong hình, em cần rút kinh nghiệm cho bản thân mình.

+ Những tình huống không an toàn có thể xảy ra rất đa dạng và có những nguy cơ tiềm ẩn. Sản phẩm công nghệ trở nên mất an toàn khi:

·        Bị hỏng.

·        Bị thay đổi hình dạng (bình bị vỡ).

·        Mất an toàn khi đang sử dụng (ấm nước đang đun).

·        Mất an toàn có thể tiềm ẩn mà mắt thường không nhìn ngay ra được (điện giật, bình ga rò rỉ,...).

+ Việc đảm bảo an toàn khi sử dụng các sản phẩm công nghệ là rất quan trọng.

Hoạt động thực hành

- GV cho HS tự đọc những thẻ mô tả những tình huống có thể gây bỏng, gây điện giật có thể dẫn đến nguy hiểm.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy lựa chọn và sắp xếp các thẻ tình huống có thể gây bỏng, hoặc gây điện giật để hoàn thiện bảng theo mẫu gợi ý dưới đây:

Tình huống có thể gây bỏng

Tình huống có thể gây điện giật

?

?

?

?

- GV mời đại diện một số cặp đôi lên bảng và gắn thẻ trên bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động mở rộng thông tin cho em

- GV hướng dẫn HS quan sát một số nhãn cảnh báo dán trên các thiết bị hoặc đặt tại các khu vực nguy hiểm SGK tr.30.

- GV hướng dẫn HS trong khi quan sát:

+ Rất nhiều sản phẩm có nguy cơ mất an toàn.

+ Vì vậy, trong thực tế, người ta có sử dụng các kí hiệu, nhãn cảnh báo được dán trên bao bì, thiết bị hoặc đặt ở các khu vực nguy hiểm để cảnh báo trước.

- GV kết luận: Nếu sử dụng sản phẩm công nghệ không đúng cách có thể gây hại cho sản phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về an toàn khi sử dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình

a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số cách sử dụng sản phẩm công nghệ đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người, làm tăng tuổi thọ cho sản phẩm và tiết kiệm năng lượng.

b. Cách thức tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 2 SGK tr.31 và thực hiện nhiệm vụ: Hãy thảo luận về những lưu ý khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình?

 

 

 

- GV hướng dẫn HS thảo luận: Mô tả nội dung của từng hình.

+ Các nhân vật trong hình đang làm gì, có những sản phẩm công nghệ nào trong hình.

+ Các sản phẩm công nghệ khi sử dụng cần lưu ý điều gì.

+ Các nhân vật trong hình đã làm đúng chưa.

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV hướng dẫn HS tự đọc mục Ghi nhớ SGK tr.32 để soát lại một lần nữa những lưu ý sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình mình an toàn, tiết kiệm năng lượng.

Hoạt động thực hành

- GV cho HS liên hệ những tình huống trong hình với thực tế diễn ra ở nhà mình và chia sẻ với các bạn trong lớp các thành viên trong gia đình đã thực hiện điều gì giống và không giống với những điều ghi chú.

- GV mời một số HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mời 1-2 HS nói thêm về các sản phẩm công nghệ khác chưa được nhắc tới trong hình.

- GV kết luận:

+ Khi sử dụng sản phẩm công nghệ, cần phải lưu ý sao cho đảm bảo sức khỏe của con người.

+ Cần phải sử dụng sản phẩm công nghệ sao cho tiết kiệm năng lượng.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh minh họa.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Khi sử dụng sản phẩm công nghệ, để đảm bảo an toàn, cần lưu ý:

+ Không nên cắm nhiều đồ điện cùng một lúc vào ổ cắm.

+ Không dùng điện thoại di động trong điều kiện thiếu ánh sáng quá lâu.

+ Đóng tủ lạnh sau khi lấy đồ.

+ Chỉnh điều hòa ở mức nhiệt phù hợp.

+ Không ngồi gần và xem ti vi quá lâu.

+ Điều chỉnh âm thanh vừa đủ khi xem ti vi, nghe đài.

(HS không nhất thiết phải trả lời được ngay. GV ghi nhận tất cả phát biểu của HS).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát tranh minh họa.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời: Những nguy hiểm mà các nhân vật có thể gặp phải trong hình:

+ Hình 1a: bạn nhỏ đang tắm khi bình nóng lạnh chưa tắt, có thể bị điện giật.

+ Hình 1b: bạn nhỏ đang bật lửa gần bình gas, nếu bị rò rỉ ga, có thể gây cháy nổ rất nguy hiểm.

+ Hình 1c: bạn nhỏ đang nhặt các mảnh thủy tinh (sành) vỡ bằng tay, không đeo găng tay, có thể dẫn đến đứt tay.

+ Hình 1d: bạn nhỏ đưa tay đến gần ấm nước đang sôi, có thể dẫn đến bị bỏng.

+ Hình 1e: bạn nhỏ đang dùng đồ vật chọc vào ổ điện, có thể bị điện giật.

+ Hình 1g: bạn nhỏ đang nghịch dao, có thể bị đứt tay.

 

 

- HS đọc thẻ mô tả những tình huống có thể gây bỏng, gây điện giật.

 

 

 

- HS làm việc theo cặp đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS gắn thẻ lên bảng lớp:

 

- HS quan sát.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, kết hợp đọc mục Ghi nhớ SGK tr.30.

 

- HS quan sát Hình 2.

 

- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Lưu ý khi sử dụng sản phẩm công nghệ trong gia đình:

+  Hình a: Không nên cắm nhiều đồ dùng điện cùng một lúc vào ổ cắm.

+ Hình b: Không dùng điện thoại di động trong điều kiện thiếu ánh sáng quá lâu.

+ Hình c: Đóng tủ lạnh ngay sau khi lấy đồ.

+ Hình d: Nên để điều hoà từ 26 đến 28oC.

+ Hình e: Không nên ngồi gần và xem ti vi quá lâu.

+ Hình g: Điều chỉnh âm thanh vừa đủ khi nghe đài.

- HS tự đọc.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Giáo án bài 1: Tự nhiên và công nghệ
 

Bài giảng điện tử công nghệ 3 kết nối tri thức bài 5: Sử dụng máy thu hình

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN HAI: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

Giáo án điện tử bài 9: Làm biển báo giao thông

Chat hỗ trợ
Chat ngay