Giáo án công nghệ 3 kết nối bài 9: Làm biển báo giao thông

Giáo án bài 9: Làm biển báo giao thông sách công nghệ 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: LÀM BIỂN BÁO GIAO THÔNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ý nghĩa của một số biển báo giao thông.
  • Lựa chọn được vật liệu phù hợp.
  • Lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được một số biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình theo các bước cho trước.
  • Có ý thức tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giao tiếp và hợp tác: phát triển năng lực làm việc nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: làm được biển báo giao thông tự chọn, lựa chọn và sử dụng vật liệu khác trong quá trình làm biển báo tự chọn.
  • Năng lực công nghệ:
  • Thiết kế kĩ thuật: phác thảo được các bước để làm một biển báo giao thông tự chọn, bước đầu nhận thức được muốn làm một sản phẩm cần có phác thảo về quy trình thức hiện.
  • Sử dụng công nghệ: thực hiện được một số thao tác kĩ thuật đơn giản với các dụng cụ.
  • Đánh giá công nghệ: đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí.
  1. Phẩm chất
  • Tiết kiệm vật liệu, có ý thức sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phương.
  • Có ý thức giữ vệ sinh, an toàn trong quá trình làm sản phẩm.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Vật liệu, dụng cụ đủ số lượng theo nhóm HS bao gồm: giấy màu đỏ, giấy trắng, bìa màu, que gỗ, đất nặn,…
  • Tranh quy trình làm biển báo giao thông trong SGK phóng to.
  • Một biển báo sản phẩm mẫu (như hình vẽ trong SGK).
  • Vật liệu tại địa phương: que tre, que gỗ, súng bắn keo, keo sữa, tấm nhựa,…
  1. Đối với học sinh
  • SHS Công nghệ 3 KNTT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- HS có tâm thế thoải mái trước khi tham gia vào một chủ đề học tập mới.

- HS có thể thể hiện vốn hiểu biết của mình về nội dung và ý nghĩa của một số biển báo giao thông.

b. Cách thức tiến hành

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh, ai đúng.

- GV hướng dẫn HS cách chơi: GV giơ từng tranh vẽ biển báo giao thông và gọi HS giơ tay phát biểu nhanh nhất về ý nghĩa của các biển báo giao thông. HS trả lời đúng sẽ nhận được một tràng pháo tay của cả lớp.

 

 

 

Biển báo

Ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông. Luật Gia thông đường bộ quy định có 5 loại biển báo giao thông, bao gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển phụ. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của một số biển báo giao thông, cũng như lựa chọn và sử dụng được dụng cụ đúng cách, an toàn để làm được một số biển báo giao thông quen thuộc dưới dạng mô hình, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 9: Làm biển báo giao thông.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về biển báo giao thông

a. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của từng nhóm giao thông và ý nghĩa của một số biển báo thuộc các nhóm biển báo cấm, nhóm biển báo nguy hiểm, nhóm biển chỉ dẫn.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, hướng dẫn HS quan sát Hình 1 SGK tr.46 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Biển báo giao thông dùng để làm gì?

+ Các biển báo giao thông trong Hình 1 có hình dáng, màu sắc và ý nghĩa như thế nào?

- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động thực hành

- GV chia HS thành các nhóm.

- GV cho mỗi nhóm HS lựa chọn và sắp xếp các biển báo giao thông ở Hình 1 SGK tr.46 vào bảng mẫu:

Biển báo cấm

Biển báo nguy hiểm

Biển chỉ dẫn

?

?

?

?

?

?

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm chung của các biển báo trong từng nhóm.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em thường nhìn thấy biển báo nào trong các biển báo vừa tìm hiểu?

+ Em nhìn thấy ở đâu?

+ Khi nhìn thấy biển báo, người tham gia giao thông cần làm gì?

Hoạt động 2: Làm mô hình biển báo giao thông

2.1. Quan sát mẫu biển báo giao thông

a. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm biển cấm đi ngược chiều, màu sắc, hình dáng, kích thước các bộ phận của biển báo.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho HS phiếu học tập.

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 SGK tr.47 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát mẫu biển báo cấm đi ngược chiều và cho biết hình dạng, màu sắc, kích thước các bộ phận của biển báo.

- GV chuẩn bị thêm cho HS sản phẩm mẫu để HS lên đo, tìm hiểu kích thước của biển báo, cầm biển báo để quan sát và nêu các vật liệu được sử dụng.

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời. Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV hướng dẫn HS đưa ra các yêu cầu kĩ thuật của một sản phẩm biển báo:

+ Màu sắc thế nào?

+ Hình dạng thế nào?

+ Kích thước thế nào?

+ Tính thẩm mĩ.

- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

2.2. Lựa chọn vật liệu và dụng cụ

a. Mục tiêu: HS lựa chọn được vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm biển báo cấm đi ngược chiều.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ như Hình 3 SGK tr.48:

 

 

 

 

 

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Hãy lựa chọn các vật liệu, dụng cụ trong Hình 3 để làm biển cấm đi ngược chiều và lập bảng theo gợi ý dưới đây:

Tên bộ phận

Vật liệu/ Dụng cụ

Số lượng

Biển báo

Giấy màu thủ công

01 tờ

?

?

?

- GV hướng dẫn HS:

+ Mỗi nhóm chọn vật liệu và dụng cụ để làm biển báo.

+ HS cần lấy đúng vật liệu, dụng cụ, đảm bảo tiết kiệm.

+ Đối với các dụng cụ sắc nhọn, cần chú ý đảm bảo an toàn.

2.3. Thực hành

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu được các bước làm mô hình biển báo và làm được biển báo cấm đi ngược chiều theo quy trình được hướng dẫn.

b. Cách tiến hành

- GV cho mỗi nhóm HS đọc SGK tr.48-50, trao đổi, tìm hiểu các bước làm biển báo.

- GV gợi ý cho HS câu hỏi thảo luận:

+ Quy trình làm biển báo gồm mấy bước?

+ Có bước nào mà em còn thấy khó, chưa hiểu?

+ Em đã nắm được hết những kí hiệu kĩ thuật chưa?

- GV cho HS thực hành làm biển báo theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi: (Biển báo giao thông tính theo thứ tự từ trên xuống dưới)

+ Cấm tất cả các loại xe sử dụng còi.

+ Cấm tất cả các loại xe cơ giới và xe máy đi qua, trừ các xe ưu tiên.

+ Sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông.

+ Gần tới đoạn đường thường có gia súc thả rông.

+ Đường dành cho người đi bộ.

+ Xe cộ đi đến vị trí cắm biển đó thì phải ấn còi.

+ Cầu vượt qua đường cho người đi bộ.

+ Nơi có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát Hình 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Biển báo giao thông dùng để để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông.

+ Hình dáng, màu sắc và ý nghĩa của các biển báo giao thông Hình 1:

·        Hình a. Biển cấm đi ngược chiều

§  Hình tròn nền đỏ, chi tiết màu trắng.

§  Ý nghĩa: báo đường cấm tất cả các loại xe (cơ giới và thô sơ) đi vào theo chiều đặt biển, trừ các xe được ưu tiên theo quy định.

·        Hình b. Biển giao nhau với đường sắt có rào chắn

§  Hình tam giác, màu vàng viền đỏ, chi tiết màu đen.

§  Ý nghĩa: báo trước sắp đến chỗ giao nhau giữa đường bộ và đường sắt có rào chắn kín hay rào chắn nửa kín và có nhân viên ngành đường sắt điều khiển giao thông.

·        Hình c. Biển bến xe buýt

§  Hình chữ nhật, nền màu xanh dương nhạt, chi tiết màu đen nằm trong khung vuông.

§  Ý nghĩa: chỉ dẫn chỗ dừng đỗ xe buýt cho khách lên xuống.

·        Hình d. Biển cấm xe đạp

§  Hình tròn viền đỏ, nền trắng, chi tiết màu đen.

§  Ý nghĩa: báo đường cấm xe đạp đi qua, không có giá trị cấm những người dắt xe đạp.

·        Hình e. Biển nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật

·        Hình vuông, nền màu xanh dương nhạt, chi tiết màu trắng.

·        Ý nghĩa: chỉ dẫn nơi đỗ xe của người khuyết tật.

·        Hình g. Biển đi chậm

·        Hình tam giác, màu vàng viền đỏ, chi tiết màu đen.

·        Ý nghĩa: nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm.

·        Hình h. Biển cấm người đi bộ

§  Hình tròn viền đỏ, nền trắng, chi tiết màu đen.

§  Ý nghĩa: báo đường cấm người đi bộ qua lại.

·        Hinh i. Biển giao nhau với đường ưu tiên

§  Hình tam giác ngược, màu vàng viền đỏ

§  Ý nghĩa: báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.

·        Hình k. Biển vị trí người đi bộ sang ngang

§  Hình vuông, nền màu xanh dương nhạt, chi tiết màu trắng nằm trong khung tam giác.

§  Ý nghĩa: chỉ dẫn cho người đi bộ và người lái xe biết nơi dành cho người đi bộ sang ngang.

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận và điền kết quả vào bảng mẫu.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Biển báo cấm

Biển báo nguy hiểm

Biển chỉ dẫn

Cấm đi ngược chiều (a)

Giao nhau với đường sắt có rào chắn (b)

Bến xe buýt (c)

Cấm xe đạp (d)

Đi chậm (g)

Nơi đỗ xe dành cho người khuyết tật (e)

Cấm người đi bộ (h)

Giao nhau với đường ưu tiên (i)

Vị trí người đi bộ sang ngang (k)

- HS trả lời.

 

- HS trả lời: Khi nhìn thấy biển báo, người tham gia giao thông cần thực hiện các hiệu lệnh hiển thị trên biển báo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm nhỏ, nhận phiếu học tập và quan sát Hình 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát sản phẩm mẫu.

 

 

- HS trả lời: Hình dạng, màu sắc, kích thước các bộ phận của biển báo:

 

+ Phần biển báo:

·        Hình tròn, đường kính 6cm.

·        Chi tiết hình chữ nhật, chiều dài 4cm, chiều rộng 1cm.

·        Nền đỏ, chi tiết màu trắng.

+ Phần cột biển báo:

·        Hình chữ nhật, chiều dài 15cm.

·        Có sọc trắng đỏ.

+ Phần đế biển báo: hình khối tròn.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS trả lời: Yêu cầu kĩ thuật của một sản phẩm biển báo

+ Đúng kích thước, màu sắc.

+ Cân đối và chắc chắn.

 

- HS quan sát vật liệu và dụng cụ.

 

- HS lựa chọn dụng cụ theo nhóm và điền vào bảng mẫu.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Giáo án bài 1: Tự nhiên và công nghệ
 

Bài giảng điện tử công nghệ 3 kết nối tri thức bài 5: Sử dụng máy thu hình

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN HAI: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

Giáo án điện tử bài 9: Làm biển báo giao thông

Chat hỗ trợ
Chat ngay