Giáo án công nghệ 3 kết nối bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công

Giáo án bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công sách công nghệ 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án công nghệ 3 kết nối bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

BÀI 7: DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU LÀM THỦ CÔNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công.
  • Lựa chọn được vật liệu làm thủ công phù hợp, đúng yêu cầu.
  • Sử dụng các dụng cụ làm thủ công đúng cách và an toàn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: sử dụng các dụng cụ và vật liệu phù hợp để trang trí thêm góc học tập và giúp hỗ trợ việc học tập hiệu quả.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: nhận biết và mô tả được các vật liệu, dụng cụ. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: nhận ra những tình huống mất an toàntrong sử dụng các dụng cụ, vật liệu làm thủ công nói riêng và dụng cụ, vật liệu trong sinh hoạt nói chung và đề xuất được các giải pháp phù hợp.
  • Năng lực công nghệ:
  • Hiểu biết công nghệ: Kể được tên một số vật liệu, dụng cụ đơn giản để làm thủ công. Lựa chọn được vật liệu làm thủ công phù hợp, đúng yêu cầu.
  • Sử dụng công nghệ: Sử dụng các dụng cụ làm thủ công đúng cách và an toàn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: ham học hỏi, tìm tòi để mở rộng hiểu biết và vận dụng kiến thức đã học về dụng cụ, vật liệu vào học tập và cuộc sống hằng ngày trong gia đình.
  • Trách nhiệm: có ý thức bảo quản, giữ gìn dụng cụ, vật liệu trong gia đình. Có ý thức sắp xếp dụng cụ, vật liệu gọn gàng.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Vật liệu, dụng cụ: giấy màu, kéo, com-pa, hồ dán, bút chì, thước kẻ, bút màu,…
  • Một số sản phẩm thủ công mẫu.
  • Các tranh giáo khoa về bài Dụng cụ và vật liệu làm thủ công.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Công nghệ 3 KNTT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vật liệu và dụng cụ để làm các sản phẩm thủ công. Kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế cho HS ngay từ đầu tiết học.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số sản phẩm thủ công:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các sản phẩm thủ công trong những hình ảnh em vừa quan sát được làm từ vật liệu gì?

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công là những yếu tố chính để tạo ra những sản phẩm thủ công. Dụng và vật liệu đồng thời là những yếu tố quan trọng của công nghệ. Ở lớp 1, lớp 2, các em đã được làm quen với các vật liệu thủ công qua một số môn học như Mĩ thuật, Hoạt động trải nghiệm,....Ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về việc tạo ra các sản phẩm thủ công nói riêng và các sản phẩm công nghệ nói chúng. Chúng ta cùng vào Bài 7: Dụng cụ và vật liệu làm thủ công.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về về dụng cụ và vật liệu làm thủ công

a. Mục tiêu

- HS hình thành kiến thức khái quát về một số loại vật dụng để làm thủ công phổ biến dùng cho HS cấp tiểu học.

- HS biết một số cách tạo hình cơ bản với một số vật liệu thủ công.

b. Cách thức tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1 SGK tr.35 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu tên các vật liệu và dụng cụ trong Hình 1?

 

- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét đánh giá.

Hoạt động thực hành

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ngoài các vật liệu và dụng cụ làm thủ công trong Hình 1, em hãy kể tên thêm các vật liệu, dụng cụ khác mà em biết.

- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét đánh giá.

Hoạt động khám phá

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2, 3, 4 SGK tr.36 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát và gọi tên một số cách tạo hình cơ bản với vật liệu thủ công trong các hình dưới đây:

a) Dùng tay tạo hình: xé, nặn, gấp

b) Dùng kéo cắt tạo hình: cắt đường thẳng, cắt đường cong, cắt các đoạn khác nhau

c) Dùng vật liệu hỗ trợ dán, dính: dán bằng hồ dán giấy, dán bằng keo sữa, dán bằng băng dính

 

- GV hướng dẫn HS: Ví dụ

+ Dùng tay nặn tương ướng với Hình 2a.

+ Dùng kéo cắt đường cong tương ứng với Hình 3c.

+ Dán bằng hồ dán giấy tương ứng với Hình 4b.

- GV mời đại diện một số HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách lựa chọn vật liệu làm thủ công

a. Mục tiêu: HS lựa chọn được vật liệu thủ công phù hợp và đúng yêu cầu.

b. Cách thức tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hướng dẫn HS quan sát Hình 5 SGK tr.37 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát Hình 5 và cho biết vật liệu nào có tính chất mềm, cứng, thấm nước, không thâm nước?

- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động thực hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hướng dẫn HS quan sát Hình 6 SGK tr.37 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát các sản phẩm thủ công trong Hình 6 và cho biết chúng được làm từ những vật liệu nào?

- GV hướng dẫn HS:

+ Nhận biết những tính chất giống và khác nhau của vật liệu sẽ tạo ra được các sản phẩm thủ công khác nhau.

+ HS thảo luận cá nhân, chia sẻ kết quả thảo luận trong nhóm và thống nhất kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận:

+ Vật liệu làm thủ công có nhiều loại.

+ Khi lựa chọn vật liệu làm thủ công, cần chọn loại có tính chất phù hợp, an toàn, không độc hại và tận dụng vật liệu tái chế.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách sử dụng dụng cụ làm thủ công

a. Mục tiêu: HS lựa chọn được vật liệu thủ công phù hợp và đúng yêu cầu.

b. Cách thức tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 7 SGK tr.38 và thực hiện nhiệm vụ: Em cùng bạn thảo luận về ảnh hưởng của việc sử dụng dụng cụ mất an toàn trong các tình huống ở Hình 7?

 

- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động thực hành

- GV hướng dẫn HS đọc SGK tr39.40 để thực hành sử dụng com-pa, keo, hồ dán, giấy thủ công cắt, dán hình tròn.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các bước cắt, dán hình tròn và những lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn khi sử dụng các dụng cụ như com-pa, kéo, cách sử dụng vật liệu hồ dán sao cho phù hợp.

- GV mời một số HS trả lời, HS khác nhận xét, đánh giá.

 

 

- GV quan sát, hỗ trợ để đảm bảo HS thực hiện an toàn và đúng các bước.

- GV tổ chức cho HS trao đổi, đưa ra một số tiêu chí và đánh giá sản phẩm của mình, mức độ sử dụng dụng cụ đúng cách và an toàn trong quá trình thực hành.

- GV chỉ ra một số lỗi HS gặp phải để HS rút kinh nghiệm trong quá trình sử dụng dụng cụ và vật liệu thủ công.

- GV kết luận:

+ Khi làm thủ công, chúng ta cần chọn dụng cụ vừa với tay cầm, hạn chế dụng cụ có đầu sắc nhọn.

+ Trong quá trình sử dụng dụng cụ thủ công cần tập trung, không đùa nghịc để tránh làm người khác bị thương.

+ Sau khi sử dụng xong, chúng ta cần cất dụng cụ vào hộp hoặc bao đựng và để ở nơi an toàn.

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

- HS trả lời: Các sản phẩm thủ công được làm từ giấy bìa, đất sét, giấy màu, len,...

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS quan sát Hình 1.

 

- HS trả lời:

+ Vật liệu:

 

a. Giấy màu

b. Hồ dán

c. Dây buộc

d. Bìa cứng

e. Ruy băng

+ Dụng cụ:

g. Kéo

h. Thước kẻ

i. Màu vẽ

k. Compa

l. Bút chì

 

- HS lắng nghe GV.

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS quan sát Hình 2, 3, 4.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 2a: Dùng tay nặn.

+ Hình 2b: Dùng tay gấp giấy.

+ Hình 2c: Dùng tay xé giấy.

+ Hình 3a: Dùng kéo cắt các đoạn khác nhau.

+ Hình 3b: Dùng kéo cắt đường thẳng.

+ Hình 3c: Dùng kéo cắt đường cong.

+ Hình 4a: Dán bằng băng dính.

+ Hình 4b: Dán bằng hồ dán giấy.

+ Hình 4c: Dán bằng keo sữa.

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 5.

 

- HS trả lời: Tính chất của một số vật liệu:

+ Ống hút giấy: mềm, thấm nước.

+ Formex: cứng, không thấm nước.

+ Que gỗ: cứng, không thấm nước.

+ Dây buộc: mềm, thấm nước.

+ Đất sét: mềm, thấm nước.

+ Giấy bìa: cứng, thấm nước.

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 6.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:  Các vật liệu tạo nên các sản phẩm thủ công trong Hình 6:

+ Hình a: đất sét.

+ Hình b: giấy màu.

+ Hình c: giấy màu, dây buộc.

+ Hình d: lõi giấy vệ sinh, bìa cứng, giấy màu.

- HS lắng nghe, tiếp thu, kết hợp đọc mục Ghi nhớ SGK tr.37.

 

 

- HS thảo luận theo cặp đoi, quan sát Hình 7.

 

- HS trả lời:

+ Hình a (Dùng dụng cụ không phù hợp với vật liệu): có thể làm hỏng dụng cụ, vật liệu, người sử dụng bị thương.

+ Hình b (Chọn dụng cụ quá to so với tay cầm): gây khó khăn khi sử dụng.

+ Hình c (Không tập trung khi sử dụng dụng cụ): làm bị thương chính mình và người xung quanh.

+ Hình d (Không cất gọn dụng cụ sau khi dùng xong): làm bị thương chính mình và người xung quanh.

 

- HS đọc SGK.

 

- HS trả lời: Các bước cắt, dán hình tròn và những lưu ý cần thiết để đảm bảo an toàn

+ Bước 1: Vẽ đường tròn.

Lưu ý:

·        Chọn com-pa có đầu kim không quá sắc nhọn.

·        Khi sử dụng com-pa cần tập trung và cẩn thận.

·        Cất gọn com-pa sau khi sử dụng.

+ Bước 2: Cắt hình tròn.

Lưu ý: Khi sử dụng kéo, không đùa nghịch, cất gọn kéo sau khi sử dụng.

+ Bước 3: Dán hình tròn

Lưu ý:

·        Bôi hồ dán vừa đủ lên mặt dán, không nên cho quá nhiều hồ dán có thể làm hỏng giấy dán.

·        Đạy nắp lọ hồ dán khi không dùng nữa, tránh làm hồ bị hỏng, bị đổ ra ngoài.

- HS thực hành theo sự hướng dẫn của GV.

- HS trao đổi, thảo luận.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Giáo án bài 1: Tự nhiên và công nghệ
 

Bài giảng điện tử công nghệ 3 kết nối tri thức bài 5: Sử dụng máy thu hình

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN HAI: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

Giáo án điện tử bài 9: Làm biển báo giao thông

Chat hỗ trợ
Chat ngay