Giáo án công nghệ 3 kết nối bài 10: Làm đồ chơi

Giáo án bài 10: Làm đồ chơi sách công nghệ 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của công nghệ 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: LÀM ĐỒ CHƠI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết và sử dụng an toàn một đồ chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi.
  • Làm được một số đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.
  • Tính toán được chi phí để làm đồ chơi đó.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: sử dụng các dụng cụ và vật liệu phù hợp để làm được một số đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: nhận biết và mô tả được các vật liệu, dụng cụ. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: sử dụng các dụng cụ, vật liệu làm để sáng tạo đồ chơi an toàn, phù hợp với lứa tuổi.
  • Năng lực công nghệ:
  • Kể tên được một số đồ chơi thường gặp.
  • Nhận biết và phòng tránh được một số tình huống chơi đồ chơi không an toàn trong cuộc sống.
  • Nêu được các bộ phận chính của xe đồ chơi mẫu.
  • Chọn đúng, đủ số lượng các vật liệu và dụng cụ để làm xe đồ chơi.
  • Làm được một xe đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.
  • Tính toán được chi phí để làm đồ chơi đó.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức chơi đồ chơi an toàn.
  • Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn làm đồ chơi trong cuộc sống.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh/slide hình ảnh, một số đồ chơi như Hình 1 SGK.
  • Tấm pho-mếch, giấy màu, que tre, ống hút giấy, màu vẽ, kéo, bút chì, com-pa, thước kẻ, băng dính.
  • Một số đồ chơi yêu thích
  1. Đối với học sinh
  • SHS Công nghệ 3 KNTT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu

- HS có hứng thú, hào hứng trước khi bước vào bài học mới.

- HS thể hiện vốn hiểu biết của mình về đồ chơi.

b. Cách thức tiến hành

- GV mời 2-3 HS lên bảng giới thiệu về đồ chơi yêu thích của mình trước lớp.

- GV gợi ý cho cá HS khác trong lớp đặt câu hỏi với các bạn trên bảng lớp:

+ Bạn có được đồ chơi này từ đâu?

+ Bạn thường chơi đồ chơi này ở đâu và vào lúc nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đã là trẻ con chắc hẳn các em đều rất thích đồ chơi và chơi các loại đồ chơi phải không nào? Đồ chơi có rất nhiều loại, hình dáng và màu sắc khác nhau. Để nhận biết và sử dụng an toàn một đồ chơi đơn giản, phù hợp với lứa tuổi, làm được một số đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn cũng như tính toán được chi phí để làm đồ chơi đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Làm đồ chơi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thế giới đồ chơi của em

a. Mục tiêu:

- HS gọi đúng tên đồ chơi có trong Hình 1 SGK.

- Nhận biết được một số đồ chơi không an toàn.

- HS biết cách chơi đồ chơi an toàn.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, hướng dẫn HS quan sát Hình 1 SGK tr.54 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy tìm các thẻ tên dưới đây để gọi tên các đồ chơi trong Hình 1 cho phù hợp.

 

 

- GV hướng dẫn HS thảo luận:

+ Đồ chơi được làm bằng vật liệu gì?

+ Cách chơi đồ chơi này như thế nào?

+ Bạn chơi đồ chơi này ở đâu hoặc chơi vào lúc nào?

+ Việc chơi đồ chơi này mang lại lợi ích gì cho bạn?

- GV mời đại diện một số cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét đánh giá.

- GV kết luận: Đồ chơi trẻ em rất đa dạng, phong phú: đồ chơi trí tuệ, đồ chơi vận động, đồ chơi truyền thống và đồ chơi hiện đại.

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 2 SGK tr.55 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy quan sát Hình 2 và cho biết các bạn chơi đồ chơi có an toàn không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS thảo luận:

+ Các bạn trong hình đang chơi gì?

+ Theo em, các bạn chơi đồ chơi như vậy có an toàn không?

+ Nếu em là bạn đó, em sẽ chơi đồ chơi thế nào cho an toàn?

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời. Đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV kết luận:

+ Em nên chơi đồ chơi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời lượng và đúng cách.

+ Em hãy thực hiện thông điệp 4Đ để đảm bảo an toàn khi chơi đồ chơi.

Hoạt động thực hành

- GV tổ chức mời 1 số HS chia sẻ trước lớp cách chơi đồ chơi an toàn của mình.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách làm xe đồ chơi

a. Mục tiêu:

- HS nêu được đặc điểm của xe đồ chơi: màu sắc, hình dạng, kích thước, bộ phận của xe.

- HS lựa chọn được vật liệu, dụng cụ phù hợp để làm xe đồ chơi.

- HS làm được mô hình xe đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.

- Phát triển các năng lực giao tiếp, phân tích, đánh giá thông qua các hoạt động trình bày, giới thiệu, phân tích và đánh giá các sản phẩm hoàn thiện.

- HS vận dụng các kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề để áp dụng vào việc sáng tạo thêm bộ phận mới cho xe đồ chơi.

b. Cách tiến hành

2.1. Tìm hiểu sản phẩm mẫu

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 3 SGK tr.56 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát xe đồ chơi mẫu trong Hình 3, nhận xét về hình dạng, màu sắc và kích thước của xe?

- GV mời 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các yêu cầu kĩ thuật của một sản phẩm xe đồ chơi.

 

 

 

2.2. Tìm hiểu lựa chọn vật liệu và dụng cụ

Hoạt động khám phá

- GV chuẩn bị các vật liệu như Hình 4 SGK tr.57:

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị các dụng cụ làm thủ công cá nhân.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy lựa chọn các vật liệu, dụng cụ trong Hình 4 để làm xe đồ chơi và lập bảng theo gợi ý dưới đây:

PHIẾU HỌC TẬP

Quan sát xe đồ chơi mẫu và hoàn thành bảng vật liệu và dụng cụ sau

Tên bộ phận

Vật liệu/

dụng cụ

Số lượng

Thân xe

Tấm pho-mếch to

01 tấm

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

?

- GV mời đại diện các nhóm lên chọn vật liệu và dụng cụ để làm xe đồ chơi.

- GV lưu ý HS:

+ Lấy vật liệu đúng, đủ, sử dụng tiết kiệm.

+ Đối với các dụng cụ sắc nhọn, em cần đảm bảo an toàn.

2.3. Thực hành

Hoạt động thực hành

- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.

- GV làm mẫu từng bước như hướng dẫn SGK tr.58, 59 SGK.

+ Bước 1: Làm bánh xe và trục bánh xe.

+ Bước 2: Làm thân xe.

+ Bước 3: Hoàn thiện.

- GV quan sát HS ở từng nhóm làm việc để hỗ trợ và đánh giá quá trình thực hành của từng HS.

- GV tổ chức cho HS cùng nhận xét và chia sẻ cách cải tiến sản phẩm với bạn.

2.4. Giới thiệu sản phẩm

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm trước lớp.

- GV hướng dẫn HS:

+ Mỗi nhóm chuẩn bị sẵn các nội dung thuyết trình để giới thiệu chi tiết về sản phẩm đã thực hiện.

+ Các nhóm còn lại phân tích, đánh giá, nhận xét về các sản phẩm được trưng bày theo yêu cầu, những ưu điểm, kinh nghiệm có thể học hỏi từ nhóm bạn.

- GV yêu cầu các nhóm đánh giá sản phẩm theo mẫu phiếu đánh giá:

2.5. Vận dụng

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: Suy nghĩ và lắp thêm bộ phận giúp xe đồ chơi tự chuyển động được.

- GV gợi ý cho HS: Tham khảo các gợi ý trong Hình 10 SGK tr60.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị trước một đồ chơi mà mình yêu thích (hình ảnh, tranh vẽ về đồ chơi đó) giới thiệu trước lớp với các bạn.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Tên các đồ chơi trong Hình 1:

a. Đồ chơi lắp ráp

b. Cờ vua

c. Ru-bich (Rubik)

d. Gấu bông

e. Ô tô điều khiển

g. Diều giấy

h. Quả bóng đá

i. Chong chóng

k. Đèn ông sao.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 2.

 

 

- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Các bạn trong Hình 2 chơi đồ chơi không an toàn vì:

+ Hình a: Hai bạn chơi ô tô khi trời mưa, ngập nước có khả năng bị trượt, ngã, bị thương những bộ phận quan trọng như tay, chân, đầu,...

+ Hình b: Các bạn thả diều gần khu vực có đường điện cao thế có thể làm diều mắc vào đường dây điện khiến các bạn bị giật.

+ Hình c: Bạn nam thức muộn chơi đồ chơi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm rối loạn giờ giấc sinh hoạt.

+ Hình d: Bạn trai ném đồ chơi vào đầu bạn gái có thể khiến bạn bị thương.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS dùng đồ chơi mà mình đã chuẩn bị để nói về địa điểm, thời điểm, thời lượng và cách chơi đồ chơi an toàn.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát Hình 3 và trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Hình dạng, màu sắc và kích thước của xe:

+ Thân xe:

·        Hình chữ nhật, chiều dài 15cm, chiều rộng 10cm.

·        Màu trắng, xanh và có sọc hai sọc đỏ.

+ Trục bánh xe:

·        Hình ống dài 18cm, phần ở giữa dài 14cm.

·        Có sọc trắng đỏ.

+ Bánh xe:

·        Hình tròn, đường kính 4cm.

·        Màu trắng và đỏ.

- HS trả lời: Yêu cầu kĩ thuật của một sản phẩm xe đồ chơi

+ Đúng kích thước.

+ Chắc chắn.

+ Bánh xe chuyển động được.

+ Trang trí đẹp.

 

 

- HS quan sát Hình 4.

 

- HS chuẩn bị dụng cụ.

- HS chia thành các nhóm, hoàn thành Phiếu học tập.

 

PHIẾU HỌC TẬP

Quan sát xe đồ chơi mẫu và hoàn thành bảng vật liệu và dụng cụ sau

Tên bộ phận

Vật liệu/

dụng cụ

Số lượng

Thân xe

Tấm pho-mếch to

01 tấm

Bánh xe

Tấm pho-mếch hình vuông

04 tấm

Trục bánh xe

Que tre, ống hút giấy

02 que/02 cái

Trang trí

Giấy màu, bút chì, thước kẻ, com-pa, màu vẽ, băng dính.

02 tờ

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
  • Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:

  • 800k/học kì - 900k/cả năm

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Công nghệ 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD PHẦN MỘT: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG

Giáo án bài 1: Tự nhiên và công nghệ
 

Bài giảng điện tử công nghệ 3 kết nối tri thức bài 5: Sử dụng máy thu hình

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN HAI: THỦ CÔNG KĨ THUẬT

Giáo án điện tử bài 9: Làm biển báo giao thông

Chat hỗ trợ
Chat ngay